Em hiểu nhan đề Vượt thác là như thế nào ?
Nhanh len m cần gấp
Cho biết nhan đề tác phẩm "Khi con tu hú" ? Em hiểu nhan đề đó như thế nào?
Có 1 câu thôi các bạn giúp mik nhanh vs, mik đang gấp lắm!
Nhan đề của bài là 1 cụm từ chỉ thời gian, là 1 ẩn ý để chỉ thời điểm mùa hè sắp đến, chỉ sự khát khao hoạt động của con người
Em hiểu như thế nào về nhan đề “Bản sắc là hành trang”? Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập?
- Nhan đề “Bản sắc là hành trang”: Bản sắc là nét riêng, hành trang là những điều có thể đem theo mãi mãi. Bản sắc là hành trang là những nét riêng biệt, đặc sắc riêng của dân tộc ta nên được đem theo, giữ gìn mãi mãi.
- Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là việc bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Vấn đề ấy có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, nơi những điều mới mẻ, hiện đại có nguy cơ xóa bỏ hoàn toàn những nét riêng biệt của mỗi dân tộc.
Sau khi đọc Câu 1
Em hiểu như thế nào về nhan đề Bản sắc là hành trang? Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập?
Phương pháp giải:
- Đọc nhan đề và nêu cách hiểu của bản thân.
- Nêu suy luận về vấn đề tác giả bàn luận.
- Nêu ý nghĩa của vấn đề ấy.
Lời giải chi tiết:
- Nhan đề Bản sắc là hành trang mang ý nghĩa: Bản sắc là nét riêng, nét độc đáo trong văn hóa của mỗi quốc gia hay cá nhân nào đó. Cũng chính vì vậy, bản sắc ấy sẽ là nền móng để nước ta bước ra thế giới, hội nhập và phát triển.
- Nhan đề ấy cho em biết vấn đề mà tác giả đang bàn luận chính là gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập.
- Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Khi mà những giá trị, bản sắc truyền thống đang có nguy cơ bị mai một thậm chí bị thay thế hoàn toàn.
- Nhan đề “Bản sắc là hành trang”: Bản sắc là nét riêng, hành trang là những điều có thể đem theo mãi mãi. Bản sắc là hành trang là những nét riêng biệt, đặc sắc riêng của dân tộc ta nên được đem theo, giữ gìn mãi mãi.
- Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là việc bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Vấn đề ấy có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, nơi những điều mới mẻ, hiện đại có nguy cơ xóa bỏ hoàn toàn những nét riêng biệt của mỗi dân tộc.
Em hiểu như thế nào về nhan đề Đừng gây tổn thương?
- Nhắc nhở mọi người không nên gây tổn thương cho người khác
Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ Khoảng trời, hổ bom?
Nhan đề tạo nên sự đối lập giữa trên – dưới, trong – ngoài, giữa không gian hẹp và khoảng không rộng lớn, giữa sự bất tử vô tận và biểu tượng của sự tàn khốc, cái chết… Trong khi “khoảng trời” tượng trưng cho sự rộng lớn, vô tận thì “hố bom” kia như một chứng tích đau thương về cái chết của người con gái. Một nhan đề chứa đựng nỗi buồn, sự khốc liệt và ám ảnh, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Em hiểu như thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”? (Hay Ý nghĩa nhan đề của “Buổi học cuối cùng” là gì?)
Ý nghĩa nhan đề “Buổi học cuối cùng”:
- Kết thúc những ngày sống trong độc lập tự do
- Báo hiệu những ngày đen tối dưới ách phát xít Đức
- Sự tiếc nuối đối với việc không được học tiếng mẹ đẻ
câu thơ " cho tròn chứ hiếu mới là đạo con" có nghĩa là làm con phải làm tròn trách nhiệm với cha mẹ. Vì cha,mẹ đã giúp chúng ta rất nhiều vì vậy chúng ta phải có hiếu với họ. Nên con cái phải chăm sóc cha mẹ và có hiếu với họ đặc biệt là họ khi già. Đó chính là đạo con.
hok tốt
Câu 1 (trang 104, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Em hiểu nhan đề Đừng gây tổn thương như thế nào?
Nhan đề Đừng gây tổn thương được em hiểu như là một lời khuyên nhủ đến với với chúng ta trong cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống.
em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ ''Ngẫu nhiên viết buổi mới về quê''
giúp mình với
tớ chịu bạn ơi
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ngấu nhiên viết nhân buổi mới về quê của nhà thơ Hạ Tri Chương.
Hạ Tri Chương (659-744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, ông còn là bạn vong niên của thi tiên Lí Bạch. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau mấy chục năm nay mới trở lại.
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người, điều khiến người ta buồn nhất, khắc khoải nhất là phải sống xa quê. Mà sẽ là buồn hơn nữa nếu lại phải xa quê mấy chục năm trời không được một lần trở lại. Đến cuối đời may mắn được trở về thăm quê hương thì có lẽ sẽ chẳng còn ai nhớ đến, đứng giữa quê mình mà chẳng ai còn nhận ra, người ta cứ ngỡ khách lạ về làng. Và Hạ Tri Chương đã rơi vào tình cảnh ấy. Mở đầu bài thơ tác giả viết:
Thiếu tiểu li gia lão đại hồi (Trẻ đi, già trở lại nhà)
Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về của ông. Trong cuộc đời con người sự ra đi hay trở vế sẽ chỉ là những chuyến đi bình thường nếu người ta đi vài ngày vài năm, nhưng sẽ là vấn đề nếu thời giàn ra đi kéo dài hàng mấy chục năm trời. Ngày ra đi, Hạ Tri Chương vẫn còn rất trẻ và cho đến ngày trở về đã thành một ông lão. Cả một quãng thời gian quá dài đủ khiến một con người tình nghĩa như nhà thơ nhớ quê đến mức độ nào. Có lẽ chúng ta cũng có thổ hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết, dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê đẩy đủ và sung túc. Tình cảm gắn bó, tha thiết với quê hương được thể hiện ở câu tiếp theo.
Hương âm vô cải mấn mao tồi
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)
Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết…Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.