Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, xét đường thẳng (dm) xác định bởi phương trình (m - 1)x + ( m+1)y = căn (2(m2 + 1 )) với m là tham số.Tính khoảng cách từ gốc tọa độ O đến đường thẳng (dm).
Trong mặt phẳng tọa độ xét đường thẳng (dm) có phương trình:(m+1)y-2mx=-2 với m là tham số.Tính khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng (dm).
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, xét họ đường thẳng (dm) cho bởi phương trình \(\left(m-1\right)x+my=m\)tính khoảng cách từ điểm gốc ) đến đường thẳng (dm)
Cho mặt phẳng Oxy ,cho đường thẳng (d) có phương trình (m-4)x+(m-3)y=1 (m là tham số). Tìm M để khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng (d) là lớn nhất
Trong mặt phẳng Oxy,đường thẳng (d) có phương trình:(m-4)x+(m-3)y=1(m là tham số) .Khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng (d) là lớn nhất khi giá trị m bằng
A.1 B.\(\dfrac{1}{3}\) C.\(\dfrac{7}{2}\) D.\(\dfrac{5}{2}\)
Đường thẳng (d) qua điểm cố định \(A\left(-1;1\right)\)
Đường thẳng OA có phương trình: \(y=-x\) nên có hệ số góc bằng -1
\(\Rightarrow\) K/c từ O đến (d) lớn nhất khi 2 đường thẳng (d) và OA vuông góc
\(\Rightarrow\) Tích hệ số góc của chúng bằng -1
Ta có: \(\left(m-4\right)x+\left(m-3\right)y=1\Rightarrow\left(3-m\right)y=\left(m-4\right)x-1\)
\(\Rightarrow y=\dfrac{m-4}{3-m}-\dfrac{1}{3-m}\)
\(\Rightarrow\left(\dfrac{m-4}{3-m}\right).\left(-1\right)=-1\)
\(\Rightarrow m-4=3-m\)
\(\Rightarrow m=\dfrac{7}{2}\)
Trong mặt phẳng Oxy,đường thẳng (d) có phương trình:(m-4)x+(m-3)y=1(m là tham số).Khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng (d) là lớn nhất khi giá trị m bằng
A.1 B.\(\dfrac{1}{3}\) C.\(\dfrac{7}{2}\) D.\(\dfrac{5}{2}\)
Trong mặt phẳng Oxy,đường thẳng (d) có phương trình:(m-4)x+(m-3)y=1(m là tham số).Khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng (d) là lớn nhất khi giá trị m bằng
A.1 B.\(\dfrac{1}{3}\) C.\(\dfrac{7}{2}\) D.\(\dfrac{5}{2}\)
trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ba đường thẳng (d1): y=2x+4 (d2): y=-x+4, (dm): y= (m+3)x-7(m≠3)
1) Xác định giá trị m để đường thẳng (dm) // với đường thẳng (d1)
2) Xác định giá trị của m để đường thẳng (d1) và đường thẳng (d2) trên cùng mặt phẳng tọa độ Oxy
3)Gọi A và B lần lượt là giao điểm của đường thẳng (d1) và đường thẳng (d2) với trục Ox. Tìm tọa độ các điểm A và B
5) Tính diện tích tam giác ABC (đơn vị các trục tọa độ cm)
1: Để hai đường song song thì m+3=2
hay m=-1
3: Tọa độ của điểm A là:
\(\left\{{}\begin{matrix}y_A=0\\2x+4=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow A\left(-2;0\right)\)
Tọa độ điểm B là:
\(\left\{{}\begin{matrix}y_B=0\\-x+4=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow B\left(4;0\right)\)
Trong mặt phẳng Oxy,cho đường thẳng `(d): (m-4)x+(m-3)y=1` (m là tham số).Tìm m để khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng `(d)` là lớn nhất.
Xét m=4 =>(d):y=1 =>Khoảng cách từ gốc tọa độ đến đt (d) khi đó là 1
Xét m=3 =>(d):x=-1=> Khoảng cách từ gốc tọa độ đến đt (d) khi đó là 1
Xét \(m\ne4;m\ne3\)
Gọi \(A=Ox\cap\left(d\right)\) \(\Rightarrow A\left(\dfrac{1}{m-4};0\right)\), \(B=Oy\cap\left(d\right)\Rightarrow B\left(0;\dfrac{1}{m-3}\right)\)
Gọi H là hình chiếu của O lên AB
Có \(OH^2=\dfrac{OA^2.OB^2}{OA^2+OB^2}=\dfrac{\left(\dfrac{1}{m-4}\right)^2.\left(\dfrac{1}{m-3}\right)^2}{\left(\dfrac{1}{m-4}\right)^2+\left(\dfrac{1}{m-3}\right)^2}\)
\(=\dfrac{1}{\left(m-4\right)^2\left(m-3\right)^2\left[\dfrac{1}{\left(m-4\right)^2}+\dfrac{1}{\left(m-3\right)^2}\right]}\)
\(=\dfrac{1}{\left(m-4\right)^2+\left(m-3\right)^2}\)
\(=\dfrac{1}{2m^2-14m+25}=\dfrac{1}{2\left(m-\dfrac{7}{2}\right)^2+\dfrac{1}{2}}\le2\)
=> \(OH\le\sqrt{2}\)
=> Khoảng cách lớn nhất gốc tọa độ đến (d) là \(\sqrt{2}\Leftrightarrow m=\dfrac{7}{2}\) (thỏa)
Xét điểm \(A\left(-1;1\right)\). Dễ thấy A thuộc (d). Gọi H là hình chiếu của O trên (d). Ta có \(OH\le OA=\sqrt{2}\). Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi \(H\equiv A\), tức là \(d\perp OA\).
Ta cần tìm m sao cho \(d\perp OA\). Phương trình đường thẳng đi qua O, A là
y = -x. Xét m = 4 thì đường thẳng (d) trở thành \(y=1\), đường thẳng này song song với trục hoành và không vuông góc với d. Xét m khác 4. Khi đó \(\left(m-4\right)x+\left(m-3\right)y=1\Leftrightarrow y=\dfrac{4-m}{m-3}x+\dfrac{1}{m-3}\). Để \(d\perp OA\) thì \(\dfrac{4-m}{m-3}.\left(-1\right)=-1\Leftrightarrow4-m=m-3\Leftrightarrow m=\dfrac{7}{2}\).
Vậy Max \(OH=\sqrt{2}\Leftrightarrow m=\dfrac{7}{2}\).