Trình bày sự phát triển kinh tế thời Minh-Thanh
trình bày sự phát triển kinh tế thời trần
trình bày sự phát triển văn hóa thời trần
Em tham khảo:
Bài 15 : Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Hoc24
Lập bảng thống kê về sự phát triển kinh tế thời Đường và thời Minh-Thanh. Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh-Thanh so với thời Đường là gì?
Lĩnh vực | Thời Đường | Thời Minh-Thanh |
Nông nghiệp | Miễn giảm sưu thuế, chế độ quân điền | - Gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng - Nhập nhiều giống cây mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh |
Thủ công nghiệp | Gốm sứ, tơ lụa có mặt tại phương Tây | - Phát triển đa dạng - Nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy - Xưởng thủ công xuất hiện, vùng chuyên môn sản xuất |
Thương nghiệp | Gắn liền với “Con đường tơ lụa”. Nhiều thương nhân nước ngoài đến sinh sống tại Trường An | - Buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh - Đến cuối thời Minh, triều Thanh, buôn bán với nước ngoài bị hạn chế |
trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa của nước Đại Cồ Việt thời Tiền Lê
- Nông nghiệp:
+ Quyền sở hữu ruộng đất nói chung thuộc về làng xã, theo tập tục chia nhau cày, cấy, nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua
+ Việc đào vét kênh mương, khai thẩn đất hoang cũng được chú trọng nên nông nghiệp ổn định, bước đầu phát triển
+ Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích -> Năm 987, năm 989 được mùa.
- Thủ công nghiệp:
+ Xây dựng một số xưởng thủ công. Từ thời Đinh đã có xưởng đúc tiền, chế tạo vũ khí, may mũ áo, xây dựng chùa chiền...
+ Các ngành thủ công cổ truyền cũng được phát triển như làm gốm, dệt lụa.
- Thương nghiệp:
+ Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành, nhân dân 2 nước Việt - Tống thường qua lại, trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới.
nông nghiệp : Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.
- Thủ công nghiệp :
+ Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước : chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan : đúc tiền, chế vũ khí, may mũ áo.ắ. xây cung điện, chùa chiền.
+ Các nghề thủ công cổ truyền cũng phát triển hơn trước như dệt lụa, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy...
- Thương nghiệp:
+ Nội thương : việc trao đổi buôn bán trong nước phát triển. Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành.
+ Ngoại thương : nhân dán hai nước Việt - Tống thường qua lại trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới.
Về văn hoá, giáo dục : chưa phát triển. Nho học xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể. Phật giáo được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ờ nhiều nơi. Nhiều loại hình văn hoá dân gian (đánh đu, đấu vật, nhảy múa...) được duy trì và phát triển.
Đây là bước tiến quan trọng, nhất là sự phát triển của Phật giáo và các lễ hội được tiếp tục duy trì.
I SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA .
1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:
a.Nông nghiệp:
- Nông dân đưộc làng xã chia ruộng đất công để cày cấy, họ phải đi lính, nộp thuế, lao dịch .
- Nhà nước chú ý đến thủy lợi , khai hoang, trồng dâu, nuôi tằm.
- Để khuyến nông , nhà vua làm lễ cày ruộng.
- Năm 987-989 được mùa .
Nông nghiệp phát triển.
b.Thủ công nghiệp:
- Nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng , rèn sắt, làm giấy, dệt vải ,làm đồ gốm phát triển.
- Tại kinh đô Hoa Lư, lập 1 số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ khéo, đúc vũ khí, dúc tiền ,may áo mũ cho vua.Kinh đô được xây dựng thêm, các chùa phát triển
c.Thương nghiệp:
- Đào sông, đắp đường, thống nhất tiền tệ ( dùng tiền đồng ).
- Trung tâm buôn bán , chợ làng phát triển
- Buôn bán trong nước và với người nước ngoài phát triển , nhất là biên giới Việt Trung.
Nguyên nhân kinh tế thời Đinh Tiền Lê có bước phát triển : do đất nước đã giành độc lập, thợ giỏi không bị bắt sang Trung Quốc , nhân dân chăm chỉ, có kinh nghiệm lao động .
-Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ, nông nghiệp, thủ công nghiệp bước đầu phát triển.
2. Đời sống xã hội và văn hóa:
* Xã hội có 3 tầng lớp;
-Tầng lớp thống trị gồm vua ,quan, nhà sư.
-Tầng lớp bị trị gồm nông dân ,thợ thủ công, người buôn bán và một ít địa chủ
-Tầng lớp nô tỳ.
Sự phân biệt trong xã hội chưa sâu sắc mặc dầu đã chia thành tầng lớp thống trị và bị trị
*Làng xã vẫn là nơi sinh hoạt chính và là đơn vị hành chánh chủ yếu.
*Cuộc sống đơn giản bình dị.
*Giáo dục chưa phát triển, đạo Phật được truyền bá rộng, các nhà sư giỏi chữ Hán nên được coi trọng
* Văn hóa dân gian như ca hát , nhảy múa, đua thuyền, đấu vật , hát chèo.
* Nhiều chùa như chùa Nhất Trụ , chùa Tháp.
1: Trình bày những nét chính về sự phát triển của nền kinh tế thời Lê sơ nói chung và nông nghiệp nói riêng? Hãy chỉ ra nguyên nhân của sự phát triển đó.
-Nông nghiệp : Nhà Lê Sơ đặc biệt coi trọng và khuyến khích nông nghiệp phát triển
-Một số biện pháp :
+ Đặt ra các quan chuyên trách như : khuyến nông sứ , Hà đê sứ , Đồn điền sứ , ...
+ Cấm để ruộng hoang , đẩy mạnh khẩn hoang và lập đồn điền
+ Đặt phép quân điền , định kì chia đều ruộng công làng xã
+ Khơi kênh , đào sông đắp đê ngăn mặn , bảo vệ các công trình thủy lợi
`=>` Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng và phát triển , đời sống nhân dân ổn định
- Thủ công nghiệp : Nhiều nghề thủ công truyền thống như : dệt lụa , làm gốm , phát triển mạnh nhanh chóng . Đặc biệt là sản xuất gốm sứ theo đớn đặt hàng của thương nhân nước ngoài phát triển mạnh
- Thương nghiệp :
+ Khuyến khích lập các chợ , thúc đẩy buôn bán với nước ngoài được duy trì . Các sản phẩm như tô lụa , gốm sứ , làm thổ sản rất được ưa chuộng
trình bày những chuyển biến về kinh tế dưới thời lý ? vì sao kinh tế dưới thời lý lại phát triền mạnh mẽ như vậy ? theo em sự phát triển về nông nghiệp có tác dụng gì đối với đất nước
CẢM ƠN :))
Sự chuyển biến :
— Về kinh tế:
+ Nông nghiệp : nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước.
+ Thủ công nghiệp : việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu mội số nghề mới từ Trung Ọuốc như làm giấy, thuỷ tinh.
+ Thương mại : nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn trước.
Nền nông nghiệp thời Lý phát triển nhờ những chính sách khuyến nông của nhà nước như:
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Trên danh nghĩa thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nhưng thực tế ruộng đất được đem chia đều cho nông dân cày cấy và nộp tô thuế cho nhà vua.
- Hàng năm, các vua Lý đều về các địa phương tiến hành lễ cày “tịch điền” để khuyến khích sản xuất nông nghiệp trong nhân dân.
- Nhà Lý khuyến khích việc khai khẩn đất hoang. Tiến hành các công việc trị thủy như: đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng lụt,...
- Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
Tác dụng : nền nông nghiệp Đại Việt thời Lý phát triển, đời sống nhân dân ấm no.
Trình bày sự phát triển kinh tế của Nhật Bản ( 1952-1973) và nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản. Từ đó hãy rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay ?
- Sự phát triển :
+ Từ năm 1952-1960 kinh tế phát triển nhanh.
+ Từ năm 1960-1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì.
+ Tăng trưởng kinh tế cao, năm 1960-1969 tăng trưởng 10,8% năm . Từ năm 1970 - 1973, tăng trưởng 7.8% năm. Từ một nước bại trận, chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế (thứ 2 sau Mĩ)
+ Đầu những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển :
+ Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.
+ Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là ba "kho báu thiêng liêng" làm cho các công ty có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
+ Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp.
+ Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
- Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
+ Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
+ Đầu tư thích ứng cho nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài.
+ Nhà nước có chính sách và biện pháp điều tiết kịp thời, phù hợp.
Trình bày sự phát triển kinh tế nông nghiệp dưới triều Nguyễn. Tại sao việc sửa đắp đê ở thời nguyễn lại gặp khó khăn ?
- Các vua quan thời Nguyễn phần lớn không am hiểu tình hình khí hậu, điều kiện tự nhiên ở Đàng Ngoài, không quan tâm chú trọng đến việc sửa, đắp đê vì thế lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Thời Tự Đức, tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, tiền Nhà nước bỏ ra lại rơi vào túi tham quan nên việc đắp đê càng khó khăn.
Câu 1:Trình bày sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao kinh tế Nhật Bản lại có sự phát triển thần kì?
Câu 2:Sau chiến tranh thế giới thứ hai,kinh tế Mỹ phát triển như thế nào?Vì sa có sự phát triển đó ?
Câu 3:Khi gia nhập ASEAN,vào năm 1995,Việt Nam có cơ hội và thách thức.Em hãy chỉ ra cơ hội và thách thức đó?
Câu 4:Tại sao có thể nói:Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX,"một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"?
Câu 5:Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay đã và đang có những tác động ntn với cuộc sống của con người?
Câu 6:Tại sao nói:Hòa bình,hợp tác cùng phát triển,vừa là thời cơ,vừa là thách thức với tất cả các dân tộc khi bước vào thế kỷ XIX?Nhiệm vụ của nước ta hiện nay là gì?
Câu 1:Trình bày sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao kinh tế Nhật Bản lại có sự phát triển thần kì
Biểu hiện của sự phát triển kinh tế
- Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1968 đạt 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, đứng thứ hai trên thế giới (sau Thụy Sĩ).
- Về công nghiệp:
+ Trong những năm 1950 - 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%;
+ Những năm 1961 - 1970 là 13,5%.
- Về nông nghiệp: cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới (sau Pê-ru).
=> Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
2. Nguyên nhân của sự phát triển
- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc;
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản;
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng;
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
- Nhật Bản biết tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài: viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh Việt Nam (1945-1975), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953),...
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút liên tục: những năm 1991 - 1995 là 1,4%, năm 1996 nhích lên 2%, nhưng đến năm 1997 lại xuống âm 0,7%, năm 1998 - âm 1,0%, năm 1999 - âm 1,19%.
- Nhiều công ti bị phá sản, ngân sách thâm hụt.
- Những biện pháp khắc phục của chính phủ đã không thu được kết quả như mong muốn.
Câu 2:Sau chiến tranh thế giới thứ hai,kinh tế Mỹ phát triển như thế nào?Vì sa có sự phát triển đó ?
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 sự phát triển của kinh tế Mĩ không chỉ ngày một tăng mạnh mà nó còn trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới:
+ Về công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
+ Về nông nghiệp: Mĩ có sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.
+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới.
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
Nguyên nhân của sự phát triển này:
+ Nước Mĩ ở xa chiến trường trong thế chiến thứ 2, được hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá.
+ Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.
+ Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến đứng đầu thế giới.
+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.
+ Nhờ trình độ quản lí và tập trung tư bản.
Câu 4:Tại sao có thể nói:Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX,"một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"?
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:
+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.
Như thế:
+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất
+ Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.
Nguồn lực là gì? Trình bày các nguồn lực để phát triển kinh tế? Nguồn lực nào quan trọng? Nguồn lực nào quyết định sự phát triển kinh tế?
- Nguồn lực trong kinh tế là các yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ. Các nguồn lực này thường được phân loại thành bốn loại cơ bản: đất, lao động, vốn và doanh nghiệp (hoặc khả năng quản lý).
+ Đất: Bao gồm tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản, nước, và rừng.
+ Lao động: Là tổng số người có khả năng và sẵn lòng tham gia vào quá trình sản xuất. Khả năng và kỹ năng của lực lượng lao động cũng rất quan trọng.
+ Vốn: Bao gồm các yếu tố sản xuất đã qua tạo tác như máy móc, thiết bị, và các công trình xây dựng, cũng như vốn tài chính.
+ Doanh Nghiệp/ Khả Năng Quản Lý: Đây là khả năng tổ chức, quản lý và vận hành một doanh nghiệp hoặc một dự án kinh tế.
Nguồn lực nào quan trọng?
Mỗi nguồn lực có vai trò riêng trong sự phát triển kinh tế, và quan trọng của chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào ngữ cảnh kinh tế và địa lý của một quốc gia.
Nguồn lực nào quyết định sự phát triển kinh tế?
Không có nguồn lực cụ thể nào có thể được coi là "quyết định" sự phát triển kinh tế một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, trong thời đại hiện đại, vốn và lao động thường được coi là những yếu tố quan trọng nhất. Lao động có kỹ năng và vốn đủ lớn có thể kích thích sự đổi mới và tăng trưởng. Đồng thời, khả năng quản lý và tổ chức cũng rất quan trọng trong việc điều phối và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực khác.
Trình bày sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản trong những năm 60 70 của thế kỉ XX những nhân tố nào dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản
tham khảo
- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.