bạn hiểu thế nào về đề kể một câu chuyện về đời thường
Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:
- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!
- Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.
- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?
- Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?
b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?
a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:
- Kể nội dung truyện cổ tích
- Lý do An thôi học,
- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…
- Một câu chuyện hay
b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:
+ Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt
+ Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày
- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt
- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.
Em hiểu thế nào về nhan đề Buổi học cuối cùng? Người kể lại câu chuyện là ai? Chỉ ra tác dụng của ngôi kể này.
Tham khảo!
- Nhan đề Buổi học cuối cùng: Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
- Người kể chuyện là nhân vật Phrăng - một học sinh lớp thầy Ha-men
- Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất, có tác dụng làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn
Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch ; kể 1 câu chuyện về đời sống và làm việc có kế hoạch; câu chuyện đó mang lại cho em bài học gì
-Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
-Bác Hồ của chúng ta là 1 người sống có kế hoạch:
Bác chia những công việc nào làm trước, việc nào làm sau. Kết hợp 2 việc lại thành 1 việc như vừa học vừa làm việc. Ở nước ngoài, bác làm việc 1 cách chăm chỉ, ban ngày làm việc, buổi tối học tập hoặc tham gia mít tinh.
Theo em hiểu , làm việc và sống có kế hoạch sẽ thuận tiện hơn là khi không lập kế hoạch, lập kế hoạch cũng giúp tiết kiệm được thời gian , hoàn thành được công việc một cách tốt .
+ Kể một câu chuyện :
Ngay bản thân em , em luôn luôn lập kế hoạch cho bản thân . Khi lập em sẽ lập một cách dễ hiểu và hiệu quả nhất . Hồi trước , em vẫn luôn chủ quan rằng " Không cần lập kế hoạch mới giúp ích hơn là khi lập kế hoạch " . Nhưng suy nghĩ đó vẫn chưa hoàn toàn đúng , sau này khi đã hiểu biết hơn thì em đã nhận ra rằng " lập kế hoạch mới giúp em sử dụng thời gian hợp lí , không phải mất thời gian cho việc vô ích " .Thế rồi , việc lập kế hoạch của em đã thay đổi hết bản thân em , từ một cô nàng lười biếng , dùng thời giờ với việc vô ích . Mà giờ em đã sử dụng việc làm , thời gian hợp lí nhất .
=> Rút ra cho bản thân ; Lập kế hoạch mọi lúc mọi nơi , hết kế hoạch thì lại lập tiếp .Lập kế hoạch mới là việc tốt cho mọi người hay cả em . Con người sẽ không trở nên thành công khi không lập kế hoạch .
Các bạn có thể thấy , những người có địa vị cao trong xã hội là những người đã và vẫn đang lập kế hoạch cho bản thân từng ngày , tiếng tháng , từng phút , từng giây.
Hãy thử lập kế hoạch riêng cho bản thân nào!
-Sống có kế hoạch là: biết xắp xếp công việc, thời gian một cách khoa học và hợp lí. Giúp chúng ta thuận lợi hơn trong công việc,..
-Bạn Hà lớp em là người sống rất có kế hoạch, bạn rất chu toàn trong cộng việc, bạn thường soạn ra một bản kế hoạch về các việc cần làm trong ngày, thời gian bạn xắp xếp rất khoa học và cân đối
-Bài học: chúng ta nên biết xắp xepps, thời gian cho hợp lí để thuận tiện cho công việc và các sinh hoạt hàng ngày,..
1.Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe thấy những yêu cầu và câu hỏi như sau:
-Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi !
-Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào .
-Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ ?
-Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì ?
b)Trong những trường hợp trên , câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc nhưng thế nào về Lan ? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện vè An mà ko liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa dc ko?Vì sao
a) Đó là những điều trong cuộc sống mà người nghe muốn hiểu muốn biết - và người kể phải giải thích sự việc, để đáp ứng yêu cầu của người nghe.
b) Trong những trường hợp trên nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi, thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa. Vì chưa đáp ứng được yêu cầu muốn biết của người hỏi.
Đề văn không thuộc dạng kể chuyện đời thường là
1. Hãy kể lại một chuyện dân gian đã học mà em thích
2. Chiếc kính cận kể về đoạn đời gắn bố với học sinh
Chọn 1 hay 2 vậy bạn
Nhanh nhé mình tick cho
Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết” và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?
- Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, em nghĩ rằng 3 vấn đề cần có trong tình yêu là “hiểu”, “biết”, “gặp”.
+ Hiểu là sự thấu hiểu của con người trong tình yêu.
+ Biết là sự hiểu biết về những biến đổi trong tình yêu, có khi bình lặng, khi lại xô bồ đề bản thân mỗi người biết cách để tự điều chỉnh.
+ Gặp là sự gặp gỡ, trò chuyện thân mật giữa những người mình yêu.
⇒ Ba yếu tố trên là cách để ta duy trì mối quan hệ tình yêu được tốt đẹp, bền vững theo thời gian.
Chọn một trong bảy đề nêu ở mục 1 phần Luyện tập: Xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường.
a) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,…).
b) Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,…)
c) Kể về người bạn mới quen (do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, tính tình của bạn,…)
d) Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,..)
đ) Kể về những đổi mới ở quê em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,...)
e) Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập)
g) Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,…)
Mở bài
Giới thiệu chung người em muốn kể ( Tên, tuổi, quê quán, mối quan hệ với em…)
Thân bài
- Miêu tả chung về đặc điểm ngoại hình của ông:
+ Miêu tả mái tóc, đôi mắt, giọng nói
+ Tình trạng sức khỏe
- Sở thích của ông
+ Thích chăm sóc cây cảnh
+ Thường trả lời những câu hỏi của em
+ Chơi cờ tướng cùng bạn của ông
- Tình cảm của ông dành cho con cháu
+ Luôn dạy dỗ con cháu sống thật thà, yêu thương
+ Quan tâm tới việc học của các cháu
+ Thường kể chuyện cho cháu nghe
+ Ông làm gương cho con cháu noi theo
- Kỉ niệm đáng nhớ về ông
Kết bài: Nêu lên tình cảm với người ông yêu quý của mình
Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:
a) Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
b)Lập ý: Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật nào, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề nào?
c) Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?
d) Em hiểu như thế nào là viết bằng lời văn của em?
đ) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?
a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:
+ Kể một câu chuyện
+ Bằng lời văn của em
b, Lập ý
+ Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề
c, Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể
+ Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra
+ Kết bài: Kết quả của sự việc
d, Cách làm bài văn tự sự
- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề
- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện
- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2
Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.
(2) Kể chuyện về một người bạn tôt.
(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu.
(4) Ngày sinh nhật của em
(5) Quê em đối mới
(6) Em đã lớn rồi.
Câu hỏi:
a)Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
b)Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự không?
c) Từ trọng tâm trong mỗi từ trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nôi bật điều gì?
d)Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?
- Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”
- Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.
- Những đề kể việc:
+ Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
+ Ngày sinh nhật của em
+ Quê em đổi mới
- Những đề kể về người:
+ Kể về một người bạn tốt
+ Em đã lớn rồi