Dựa vào thông tin mục 3, hãy giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh.
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Phân tích và cho ví dụ về tác động của ngành công nghiệp đến môi trường.
- Giải thích vì sao cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo.
* Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt
- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
=> Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…
- Tiêu cực:
+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.
+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.
+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.
=> Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì
- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt.
Dựa vào thông tin mục 3, hãy trình bày vai trò, đặc điểm và giải thích sự phân bố của công nghiệp điện tử, tin học.
- Vai trò:
+ Tạo ra những thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, đời sống xã hội, cũng như hỗ trợ tái tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên.
+ Ngành công nghiệp mũi nhọn ở nhiều nước, đem lại giá trị tăng cao, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
- Đặc điểm:
+ Ngành công nghiệp trẻ, đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
+ Sản phẩm phong phú, đa dạng, luôn thay đổi về chất lượng và mẫu mã theo hướng hiện đại hóa.
+ Ngành ít gây ô nhiễm môi trường.
- Phân bố: tập trung hầu hết ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ,….
=> Do đây là ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ công nghệ và tính chính xác cao, bên cạnh đó cần lực lượng lao động có trình độ, chuyên môn – kĩ thuật tốt.
Dựa vào thông tin mục 2 và hình 19.3, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp Hoa Kỳ.
Tham khảo!
- Sự phát triển của sản xuất công nghiệp:
+ Hoa Kỳ là cường quốc công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.
+ Năm 2020, công nghiệp và xây dựng chiếm 18.4% GDP Hoa Kỳ, đây cũng là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ.
+ Nền công nghiệp có cơ cấu đa dạng, nhiều ngành có trình độ khoa học - công nghệ và kĩ thuật cao, sản lượng đứng hàng đầu thế giới.
+ Một số ngành công nghiệp tiêu biểu ở Hoa Kỳ là: công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến.
- Đặc điểm phân bố:
+ Công nghiệp năng lượng: khai thác than ở vùng núi A-pa-lát; khai thác dầu mỏ, khí đốt ở bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô…
+ Công nghiệp chế biến phát triển ở các trung tâm công nghiệp thuộc các bang trung tâm như Chi-ca-gô, Mít-xu-ri, A-can-dát, Mít-xi-xi-pi…
+ Công nghiệp hàng không - vũ trụ phát triển ở các trung tâm ven vịnh Mê-hi-cô( Hao-xtơn, Đa-lát) và ven Thái Bình Dương (Lốt An-giơ-lét, Xít-tơn)
+ Ngành điện tử - tin học tập trung ở khu vực đông bắc và phía tây.
=> Nhìn chung hoạt động sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ tập trung mạnh nhất ở khu vực đông bắc và đang có sự chuyển dịch dần về các bang phía nam và ven Thái Bình Dương, hình thành Vành đai Mặt trời.
Dựa vào thông tin mục 2 và hình 24.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp Nhật Bản.
Tham khảo!
Chiếm 29% GDP cả nước.
- Là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới.
- Cơ cấu ngành công nghiệp: đa dạng, phát triển mạnh các ngành có kĩ thuật cao.
+ Ngành hiện đại: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử
+ Ngành truyền thống: Dệt may, Xây dựng.
+ Nhiều ngành có vị thế cao trên thế giới: vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, robot, tàu biển, ô tô, xe máy,…
- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven bờ Thái Bình Dương.
Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy phân tích vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
* Các nhân tố bên trong
- Vị trí địa lí: ảnh hưởng tới việc phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi để thu hút các yếu tố bên ngoài (vốn, thị trường, công nghệ,...).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
+ Nguồn thủy năng sông suối là điều kiện để phát triển công nghiệp thủy điện.
+ Tài nguyên đất, khí hậu, nước, rừng và biển tác động đến sản xuất nông nghiệp từ đó mà ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư – lao động: vừa tác động đến thị trường tiêu thụ sản phẩm vừa đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp.
+ Trình độ khoa học công nghệ: giúp cho ngành công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, hình thành những ngành công nghiệp mới, thay đổi sự phân bố công nghiệp.
+ Nguồn vốn và thị trường tạo điều kiện để ngành công nghiệp thay đổi cả về quy mô và cơ cấu, tạo đòn bẩy cho sự phát triển.
+ Chính sách công nghiệp ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ,…của ngành công nghiệp.
=> Nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.
* Các nhân tố bên ngoài
Các nhân tố bên ngoài gồm vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học – công nghệ, thị trường từ bên ngoài lãnh thổ,…tạo thành sức mạnh, điều kiện để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp, đặc biệt ở giai đoạn phát triển ban đầu.
Đọc thông tin trong mục 2, hãy giải thích tại sao cần phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo?
Phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì:
- Việc sử dụng năng lượng hóa thạch làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
- Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo sẽ:
+ Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp khác.
+ Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.
+ Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Tham khảo:
- Kinh tế của Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn:
+ Giai đoạn 1955 - 1972: Nhờ thành công của công cuộc tái thiết và phát triển kinh, nên tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao, bình quân khoảng 10%/ năm. Nhật Bản vươn lên trở thành một nước phát triển. Từ năm 1968, kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.
+ Giai đoạn 1973 - 1992: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70 và “thời kì bong bóng kinh tế” năm 1991 đã dẫn đến kinh tế trì trệ kéo dài.
+ Giai đoạn 1992 đến nay: Sau giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao từ năm 2002 đến năm 2006, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào những năm 2007 - 2008 cùng với thiên tai, dịch bệnh khiến tốc độ tăng GDP của Nhật Bản xuống thấp. Năm 2020, Nhật Bản đứng thứ ba thế giới về quy mô GDP sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, là thành viên của G7 và G20.
- Cơ cấu kinh tế:
+ Trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, dịch vụ có tỉ trọng cao nhất (gần 70%), nông nghiệp có tỉ trọng nhỏ nhất (khoảng 1%).
+ Nền kinh tế Nhật Bản phát triển ở trình độ cao, các ngành kinh tế ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học - công nghệ.
- Kinh tế Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như: dân số già, mức nợ công cao, phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu từ bên ngoài, sự cạnh tranh gay gắt của các nước, thiên tai,...
- Để nâng cao vị thế trong nền kinh tế thế giới, Nhật Bản đang tập trung phát triển kinh tế số (rô-bốt, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thực tế ảo,...).
Dựa vào thông tin mục b, hãy nêu những định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai.
Sản xuất nông nghiệp phát triển theo định hướng:
- Phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu: tạo ra các giống mới, thay đổi quy mô và cơ cấu cây trồng phù hợp, phát triển thuỷ lợi,...
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học - công nghệ để quản lí quá trình sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất,...
- Phát triển nông nghiệp xanh (hữu cơ): khai thác tối đa các nguồn tài nguyên sạch, hướng đến một mô hình tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Dựa vào thông tin trong mục 3, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
* Tự nhiên:
- Tính chất và độ phì của đất ảnh hưởng tới năng suất và phân bố cây trồng.
=> Ví dụ:
+ Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.
+ Đất phù sa phù hợp với việc trồng lúa nước, đất badan thích hợp trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su,…).
- Địa hình ảnh hưởng đến quy mô và cách thức canh tác.
=> Ví dụ:
+ Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.
+ Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.
- Khí hậu ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng, tính mùa vụ và hiệu quả sản xuất.
=> Ví dụ: Miền Bắc nước ta có 1 mùa đông lạnh thích hợp để đa dạng cơ cấu cây trồng, phát triển các loài cây nguồn gốc ôn đới.
- Nguồn nước cung cấp phù sa, nước tưới cho sản xuất, là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất thủy sản.
- Sinh vật tự nhiên là cơ sở để tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.
* Kinh tế - xã hội:
- Dân cư vừa là nguồn lao động, lực lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Quan hệ sở hữu ruộng đất, các chính sách phát triển nông nghiệp định hướng phát triển và quy định các hình thức sản xuất.
=> Ví dụ: Việt Nam có các chính sách ưu đãi về thuế đối với nông nghiệp nhằm khuyết khích đầu tư phát triển nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học – công nghệ làm thay đổi sâu sắc cách thức sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, giá trị nông sản.
=> Ví dụ: Ở Hốc-cai-đô (hòn đảo lạnh nhất phía bắc Nhật Bản) lại có sản lượng nông nghiệp lớn nhất nhờ áp dụng nông nghiệp trong nhà kính.
- Công nghiệp chế biến và các ngành khác thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Thị trường điều tiết sản xuất, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa,…
Dựa vào thông tin mục 5 và hình 29.3, hãy trình bày vai trò, đặc điểm và giải thích sự phân bố của công nghiệp thực phẩm.
- Vai trò:
+ Cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu về ăn, uống của con người.
+ Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
+ Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Đặc điểm:
+ Sản phẩm của ngành rất phong phú, đa dạng.
+ Nguyên liệu chủ yếu từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
+ Các yêu cầu về đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng trong quá trình chế biến, bảo quản.
- Phân bố: có mặt ở mọi quốc gia nhưng phát triển nhất ở quốc gia có nguồn nguyên liệu dồi dào, hoặc có nhu cầu tiêu thụ lớn, đó là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nước EU, Ô-xtrây-li-a.