Chú ý những chi tiết thể hiện lập trường, quan điểm của tác giả.
Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát ấy.
Có thể nói cảnh vật trên con đường lên Sa-Pa và cảnh vật ở Sa-Pa được tác giả quan sát rất tinh tế.
Ví dụ:
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
- Những con ngựa màu đen huyền, màu trắng tuyết, màu đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
- Thời tiết ở Sa-Pa thì thay đổi liên tục. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh cơn mưa tuyết...Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn...
Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát ấy.
Có thể nói cảnh vật trên con đường lên Sa-Pa và cảnh vật ở Sa-Pa được tác giả quan sát rất tinh tế.
Ví dụ:
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
- Những con ngựa màu đen huyền, màu trắng tuyết, màu đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
- Thời tiết ở Sa-Pa thì thay đổi liên tục. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh cơn mưa tuyết...Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn...
a)
Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Những chi tiết này có đặc điểm chung nào?( Chú ý các từ láy: lom khom, lác đác; các từ láy tượng thanh: quốc quốc, gia gia; các từ chỉ thời gian: xế tà; các đọng từ: nhớ thương,...)Nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.b)
Trước cảnh quan thiên nhiên buổi chiều ở Đèo Ngang, tác giả bộc lộ tâm trạng gì?Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi Qua Đèo Ngang được thể hiện qua phương thức nào?( Mượn cảnh để thể hiện tình cảm hay trực tiếp bộc lộ tình cảm).
a)
1.
- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác.
- Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ.
- Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.
2.
Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:
- Không gian: Đèo Ngang
- Thời gian: bóng xế tà.
- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.
- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.
- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.
- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.
3.
Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.
b)
Câu hỏi của nguyễn khánh linh - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến
Bạn nhấn vô đây nhé
những chi tiết này có đặc điểm chung nào??????
Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy?
A. Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
B. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.
C. Nắng phố huyện vàng hoe.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Đọc trích đoạn về Cây xương rồng (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 163). Dựa vào những chi tiết mà tác giả cung cấp và dựa vào quan sát riêng của mình, hãy viết đoạn văn miêu tả một cây xương rồng mà em thấy.
(Gợi ý : Cần chú ý miêu tả những đặc điểm nổi bật của cây, đưa thêm ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn tả).
Trước sân nhà ngoại trồng cây xương rồng tay tiên rất to. Nó đứng đó xanh sẫm, im lìm như một hình nhân. Gốc cây hình trụ, đã hơi hóa gỗ. Từ cái gốc vững chãi ấy mọc lên những cành xương rồng to bản, hình trứng, dẹp và nạc, chia thành từng khúc, thuôn hình trứng, có cành dài tới hơn 20cm. Trên đó, chi chi những gai sắc và nhọn.
Từ dầu những cành cây gai góc đó, mọc tiếp lên những cành xương rống non, lúc đầu be bé như những chiếc muỗng canh rồi cứ to dần, to dần và ngày càng trở nên cứng cáp. Rồi cũng tù những cành cây đầy gai đó, mọc lên những bông hoa màu đỏ tươi, xinh xắn và nổi bật trên thân mẹ xanh sẫm, trông chúng như những đốm lửa nhỏ xíu.
Mẹ bảo bà thích xương rồng bởi loài cây này có một khả năng chịu đựng phi thường. Sức sống dẻo dai của nó thật đáng để con người cúi đầu khâm phục. Có lẽ, để chứng minh cho lời nói, cây xương rồng vẫn đứng đó, mặc những ngày nắng chói chang và khô rát của phương Nam, cây vẫn không kém đi phần tươi tốt. Dường như cây càng tươi hơn, ngoan cường hơn và sắc hoa cũng như đỏ hơn.
Đọc đoạn văn BUỔI SỚM TRÊN CÁNH ĐỒNG (tiếng việt 5tapj một trang 14),nêu nhận xét
a)tác giả tả những vật gì?
b)tác giả quan sát sự vật bằng gì?
C)ghi lại 1 chi tiết thể hiện sự quan sát của tác giả
a) Tác giả tả những vật gì:
-Đám mây xám đục
-Vòm trời xanh vòi vọi
-Chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ
-Những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ
-Bàn chân nhỏ bé của Thuỷ
-Những gánh rau thơm, bẹ cải sớm và bó hoa huệ trắng muốt
-Bầy sáo cánh đen mỏ vàng
-Cánh đồng lúa mùa thu
-Ngọn cây xanh tươi của thành phố
b) Tác giả quan sát sự vật bằng gì: Tác giả quan sát sự vật bằng mắt và cảm xúc.
c) Ghi lại 1 chi tiết thể hiện sự quan sát của tác giả: Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.
Đọc trích đoạn viết về chim bồ câu (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 165). Dựa vào những chi tiết mà tác giả cung cấp và dựa vào quan sát riêng của mình, em hãy viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu.
(Gợi ý : Cần chú ý miêu tả những đặc điểm nổi bật của chim bồ câu, đưa thêm ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn tả).
Sáng sớm, bầu trời trong xanh và hiền hòa, đôi bồ câu tung cánh bay lượn. Lúc thì mải miết bay vút từng không, lúc thì xòe cánh như một chiếc tàu lượn. Chúng chao qua cây trước sân rồi nhẹ nhàng đáp xuống mái nhà. Đôi uyên ương chúc đầu vào nhau, cặp cánh khép lại, cái đuôi xòe ra, khẽ cất tiếng gù êm ái. Một lúc sau, chúng lại cùng nhau đáp xuống sân nhà, thơ thẩn đi đi lại lại. Đôi chân ngắn, lũn chũn dưới một thân hình tròn, mập trông chúng dễ thương và đáng yêu vô cùng.
Hãy viết một đoạn văn tả ngôi trường của em
Gợi ý
- Có thể chọn viết đoạn văn tả sân trường hoặc dãy lớp học / khu vực văn phòng..
- Nêu có câu mở đầu đoạn văn nêu ý chung, tiếp theo là các câu miêu tả cụ thể cảnh vật. Chú ý lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, chi tiết tiêu biểu, sinh động (thể hiện sự quan sát tinh tế, bằng nhiều giác quan)
Lớp 5 ngắn gọn nha :
Nhìn từ xa, mái trường của chúng em được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng. Mỗi buổi sáng đi học, em đều nhìn lên tấm biển được làm bằng đá hoa cương: “Trường tiểu học Nguyễn Tất Thành” với lòng đầy tự hào khi được học tập dưới mái trường mang tên Bác. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao nắng gió khắc nghiệt, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Cánh cổng trường màu xanh vẫn luôn mở rộng như vòng tay người mẹ chào đón chúng em mỗi sáng tới trường. Mái trường của em tuy không lộng lẫy và rộng rãi như một tòa lâu đài tráng lệ nhưng có nét đẹp cổ kính, gần gũi đến lạ thường. Trường em có tất cả 30 lớp học, những dãy phòng được xây dựng theo hình chữ U và khoác trên mình chiếc áo màu vàng nhạt. Khi ánh nắng sớm ban mai chiếu vào những dãy nhà, tấm áo ấy bỗng rực rỡ lạ thường.
Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở ngoại thành thành phố mang tên Bác, em yêu quý trường của em và em đến đây để học hằng ngày.
Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt.
Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.
Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ.
Ngôi trường em đang học với bàn ghế trong lớp học được sắp xếp gọn gàng, tủ đồ dùng học tập xinh xắn. Phía trên tấm bảng đen là khẩu hiệu: “Thi đua dạy thật tốt, học thật tốt”. Vì vậy, chúng em luôn tuân thủ quy định của nhà trường và nghe lời cô giáo.
Ngôi trường của em đang học có nhiều bóng mát cây xanh và ghế đá ở sân trường, em yêu quý trường của em và em luôn đến trường mỗi ngày để được học cùng bạn bè của em.
Vào giờ ra chơi, chúng em như đàn chim vỡ tổ, ùa ra sân chơi với nhau các trò chảy dây, đánh bóng dưới những tán cây phượng ngoài sân. Thích nhất là được nhặt hoa phượng ép vào trang vở mỗi khi hè về.
Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không xả rác để ngôi trường của em luôn sạch sẽ.
Em rất yêu ngôi trường em đang học, em tự nhủ phải cố gắng học thật tốt để không phụ lòng thầy cô giáo đã dạy dỗ em nên người.
Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động, còn nhân vật người anh thường được tác giả chú ý miêu tả tâm trạng. Hãy chỉ ra các chi tiết cụ thể để làm sáng tỏ điều đó. Ngôi kể có liên quan gì đến cách miêu tả hai nhân vật đó?
- Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động:
+ Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,... đều do nó tự chế.
+ Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào trong một cái lọ còn bỏ không.
+ Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".
- Nhân vật người anh thường được tái hiện qua tâm trạng:
+ Tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.
+ Những lúc ngồi bên bàn học tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc.
+ Tôi giật sững người.
+ Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
+ Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.
- Ngôi kể: rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.
Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:
a) Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.
b) Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.)
c) Chỉ qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi "hộ đê" được tác giả khắc họa như thế nào. (Chú ý đên các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi "đốc thúc việc hộ đê"; cách ngồi, tư thế, giọng điệu ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng..., đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ.)
d) Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.
- Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng
b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực
Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam
c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại
d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài