Hình 41.2 minh họa một số ví dụ về ứng dụng công nghệ di truyền trong thực tiễn. Hãy sắp xếp các ứng dụng này vào từng lĩnh vực tương ứng ở trên.
Công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong các lĩnh vực nào? Nêu một số ví dụ minh họa cho từng lĩnh vực.
• Công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y dược, xử lí chất thải, sản xuất bột giặt và công nghiệp thuộc da,…
• Ví dụ minh họa cho ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong các lĩnh vực:
- Ví dụ trong nông nghiệp:
+ Dựa vào khả năng cố định N2 trong không khí của vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh giúp tăng năng suất cho cây trồng, cải tạo đất,…
+ Dựa vào khả năng ức chế sự phát triển của sâu, bệnh gây hại cho cây trồng để sản xuất ra thuốc trừ sâu vi sinh thay cho thuốc trừ sâu hóa học vừa có thể diệt trừ sâu, bệnh hại hiệu quả vừa tránh tồn dư thuốc hóa học gây độc cho con người và vật nuôi.
- Ví dụ trong chế biến thực phẩm:
+ Sử dụng vi khuẩn Saccharomyces cerevisiae để lên men tạo rượu, bia, bánh mì.
+ Sử dụng vi khuẩn lactic để lên men tạo sữa chua và pho mát.
- Ví dụ trong y dược:
+ Các sản phẩm được tạo ra từ công nghệ tái tổ hợp vi khuẩn và nấm men như insulin, hormone sinh trưởng, chất kích thích miễn dịch cytokine, chất kháng virus như interferon.
+ Vi sinh vật còn được ứng dụng trong việc chuẩn đoán các bệnh hiểm nghèo, ung thư, bệnh mới phát sinh.
- Ví dụ trong xử lí chất thải:
+ Sử dụng hệ vi sinh hiếu khí hoặc kị khí trong các bể xử lí sinh học để xử lí nước thải.
+ Sử dụng các vi sinh vật “ăn” dầu như Alcanivorax borkumensis để xử lí các sự cố tràn dầu trên biển.
+ Sử dụng các Archaea sinh methane để xử lí chất thải vật nuôi nhằm vừa tạo ra khí biogas làm chất đốt cho gia đình vừa tránh ô nhiễm môi trường và tạo ra phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Dựa vào thông tin ở mục 5, hãy kể thêm một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn. Cho ví dụ minh họa.
Tham khảo:
Một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn:
- Sử dụng hormone auxin để hạn chế rụng hoa và quả, tăng tỉ lệ đậu quả ở nhóm cây có múi. Ví dụ: Phun α – NAA (5 – 15 ppm) làm giảm tỉ lệ rụng quả ở cây bông.
- Sử dụng Gibberellin làm tăng chiều cao của một số cây như cây lấy sợi, lấy gỗ,… Ví dụ: Phun GAs (20 – 50 ppm) giúp tăng chiều cao cây đay lên gấp 2 – 2,5 lần.
- Sử dụng Ethylene kích thích ra hoa trái vụ ở một số cây trồng. Ví dụ: Phun ethylene (0,1 – 0,25%) lên bề mặt lá thúc đẩy cây dứa ra hoa trái vụ.
1) Tìm ví dụ minh họa cho 6 trong 7 lĩnh vực của công nghệ sinh học được ứng dụng trong thực tiễn (ít nhất 2 ví dụ cho mỗi lĩnh vực)
Dựa vào Hình 1.2, hãy so sánh các phương tiện mà con người sử dụng trong một số lĩnh vực của đời sống khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển và hiện nay. Tìm thêm ví dụ minh họa.
Các thành tựu của khoa học tự nhiên được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người. Khoa học và công nghệ càng tiến bộ thì đời sống con người càng được cải thiện.
| Ngày xưa khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển | Ngày nay khi khoa học và công nghệ phát triển |
Thông tin liên lạc | Dùng ngựa để gửi thư liên lạc. | Dùng điện thoại di động để liên lạc. |
Sản xuất | Dùng trâu để cày ruộng | Dùng máy cày để cày ruộng. |
Giao thông vận tải | Dùng võng, chèo thuyền để di chuyển. | Dùng tàu thuyền, tàu siêu tốc để di chuyển. |
- Ví dụ:
| Ngày xưa khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển | Ngày nay khi khoa học và công nghệ phát triển |
Đun nấu | Dùng rơm rạ đun thức ăn. | Dùng ấm siêu tốc đun nước, bếp gas |
Thắp sáng | Dùng đèn dầu để thắp sáng | Dùng bóng đèn điện để thắp sáng. |
Nêu một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn và cho ví dụ minh họa.
- Một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn như tạo ra giống mới có năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo, chọn lọc.
- Ví dụ:
+ Lai tạo và chọn lọc những giống lúa, ngô cho năng suất cao.
+ Lai tạo và chọn lọc những giống bò cho sữa với chất lượng tốt.
+ Lại tạo vào chọn lọc cho lợn cho tỉ lệ nạc cao.
cho ví dụ minh họa về việc con người ứng dụng những hiểu biết sinh sản của sinh vật vào thực tiễn
Nhiều loài động vật hoang dã được con người chọn lọc, thuần dưỡng từ thời xa xưa đển trờ thành gia súc ngày nay như trâu bò đề lợi dụng sử dụng sức mạnh của chúng để kéo cày
- Chó, mèo : được con người thuần hóa, sừ dụng tập tính săn mồi ăn thịt của chúng để bắt chuột, trông coi nhà cửu, tạo ra những giống chó săn: chó đặc công, chó thám tử
- Trong các rạp xiếc, người ta đả làm thay đổi tập tính cảu nhiều loài thú dữ ( hổ, báo, voi, sư tử ...) khiển chúng trở nên thuần phục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy thú trong càc màn biểu diễn bằng cách huấn luyện các con thù còn non theo con đường thành lập các phản xạ có điều kiện.
- Sử dụng các loài thiên địch ( bọ rùa, tò vò, ông mắt đỏ) trong việc tiêu diệt các nhóm sâu hại cây trồng
+ Bò rùa đươc nuôi thả để diệt rệp cam
+ Ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng trong cơ thể sâu hại cây trồng
+ Tò vò có tập tính bắt âu, tiêm dịch cho tê liệt và mang về tổ chuẩn bị làm thức ăn cho con non mới nở.
- Dựa vào tập tính giao phối của nhiều loài côn trùng gây hại để tạo ra cá thể bất thụ. Những con đực này khỏe mạnh, phát triển và giao phối bình thường nhưng chúng không có khả năng sinh sản và Hạn chế và tiêu diệt được nhiều quần thể sâu bọ gây hại
Theo em, người ta có thể ứng dụng quá trình phân giải đường đa và lipid ở vi sinh vật vào những lĩnh vực nào? Lấy ví dụ minh họa.
- Người ta có thể ứng dụng quá trình phân giải đường đa ở vi sinh vật trong các lĩnh vực như:
+ Trong lĩnh vực môi trường: Sử dụng vi sinh vật phân giải chất mùn, chất xơ làm các loại phân bón vi sinh.
+ Trong lĩnh vực nông nghiệp: Sử dụng vi sinh vật phân giải xenlulozo tận dụng các bã thải thực vật (rơm, lõi bông, mía,…) để trồng nhiều loại nấm ăn.
+ Trong lĩnh vực thực phẩm: Sử dụng enzyme amilaza từ nấm mốc để thủy phân tinh bột trong sản xuất rượu.
- Người ta có thể ứng dụng quá trình phân giải lipid ở vi sinh vật trong các lĩnh vực như:
+ Trong lĩnh vực môi trường: Sử dụng vi sinh vật xử lý dầu loang trên mặt biển.
+ Trong lĩnh vực tiêu dùng: Sử dụng enzyme vi sinh vật lipaza để thêm vào bột giặt nhằm tẩy sạch các vết bẩn dầu mỡ gây nên.
Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Con người đã ứng dụng những hiểu biết này như thế nào trong lĩnh vực y tế và đời sống hàng ngày? Cho một vài ví dụ minh họa.
Yếu tố | Ảnh hưởng | Ứng dụng |
Nhiệt độ | Căn cứ vào nhiệt độ, vị sinh vật được chia thành các nhóm: - Vi sinh vật ưa lạnh (dưới 15 độ C) - Vi sinh vật ưa ấm (từ 20 – 40 độ C) - Vi sinh vật ưa nhiệt (từ 55 – 65 độ C) - Vi sinh vật siêu ưa nhiệt (từ 75-100 độ C) | Con người dùng nhiệt độ cao để thanh trùng các chất lỏng, thực phẩm, dụng cụ…, nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng của vi sinh vật. |
Độ ẩm | Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm. Nước là dung môi hòa tan các chất. Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định. | - Dùng nước để khống chế sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật có hại và kích thích sinh trưởng của nhóm vi sinh vật có ích cho con người. - Điều chỉnh độ ẩm của lương thực, thực phẩm, đồ dùng để bảo quản được lâu hơn bằng cách phơi khô, sấy khô. |
Độ pH | Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzyme, sự hình thành ATP,…Dựa vào độ pH của môi trường, vi sinh vật được chia thành 3 nhóm: vi sinh vật ưa acid, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính. | - Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp với từng nhóm vi sinh vật. - Điều chỉnh độ pH môi trưởng để ức chế các vi sinh vật gây hại và kích thích các vi sinh vật có lợi. |
Ánh sáng | Cần thiết cho quá trình quang hợp của các vi sinh vật quang tự dưỡng, tác động đến bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. | Dùng bức xạ điện tử để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật. |
Áp suất thẩm thấu | Áp suất thẩm thấu cao gây co nguyên sinh ở các tế bào vi sinh vật khiến chúng không phân chia được. Áp suất thẩm thấu thấp làm các tế bào vi sinh vật bị trương nước và có thể vỡ ra (đối với các vi khuẩn không có thành tế bào) | Điều chỉnh áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm như ướp muối, ướp đường,… |
- Chất dinh dưỡng: Các loài vi sinh vật chỉ có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường có các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, lipid, ion khoáng,...
- Chất ức chế: Một số chất hoá học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật theo các cơ chế khác nhau:
Chất hóa học | Ảnh hưởng | Ứng dụng |
Các hợp chất phenol | Biến tính protein, màng tế bào | Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện |
Các loại cồn (ethanol, izopropanol 70% đến 80%) | Làm biến tính protein, ngăn các chất qua màng tế bào | Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện |
Iodine, rượu iodine (2%) | Oxy hóa các thành phần tế bào | Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện |
Clo (cloramin, natri hypoclorid) | Oxy hóa mạnh các thành phần tế bào | Thanh trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm |
Hợp chất kim loại nặng (Ag, Hg…) | Làm bất họat các protein | Diệt bào tử đang nảy mầm |
Các aldehyde (formaldehyde 2%) | Làm bất họat các protein | Sử dụng để thanh trùng nhiều đối tượng |
Các loại khí ethylene oxide (từ 10% đến 20%) | Oxy hóa các thành phần tế bào | Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại |
Kháng sinh | Diệt khuẩn có tính chọn lọc | Dùng chữa các bệnh nhiễm khuẩn trong y tế, thú y,… |
Hãy tìm thêm các ví dụ ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn.
- Sử dụng chất kích thích và ức chế sinh trưởng nhân tạo với nhiều mục đích khác nhau: củ tỏi không nảy mầm nhờ hormone ức chế
- Con người loại bỏ vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào và tiêu diệt ấu trùng.
câu 3 kể tên 1 ví dụ về lĩnh vực sinh học và 1 vd cho lĩnh vực vật lí
câu 4 chỉ ra những lợi ích và tác hại của ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống và con người
mong cs câu trl sớm =))
Ví dụ về lĩnh vực sinh học có thể là quá trình hô hấp của con người. Hô hấp là quá trình mà chúng ta thực hiện để lấy oxi từ không khí và tiếp nhận năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Ví dụ về lĩnh vực vật lí có thể là quá trình nóng chảy và đông cứng của nước. Khi nhiệt độ của nước tăng lên, nước sẽ chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng, và khi nhiệt độ tiếp tục tăng đến mức đủ cao, nước sẽ chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí.
Lợi ích:
Tiến bộ y tế: Khoa học công nghệ đã đóng góp rất nhiều vào phát triển y tế, từ việc phát hiện và điều trị bệnh tới ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và công nghệ gen để nghiên cứu và điều trị các bệnh di truyền.
Ứng dụng thông tin và truyền thông: Công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của internet, điện thoại di động, mạng xã hội, giúp giới hạn khoảng cách giữa con người, nâng cao tốc độ và khả năng truyền thông, và tạo ra môi trường kinh doanh mới.
Cải thiện chất lượng cuộc sống: Khoa học công nghệ đã phát triển các công nghệ xanh, giúp giảm ô nhiễm môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững hơn. Công nghệ cũng thúc đẩy tiến bộ trong nông nghiệp, vận tải, năng lượng và môi trường sống.
Tác hại:
Vấn đề riêng tư và an ninh: Khoa học công nghệ đã tạo ra những thách thức mới về bảo mật thông tin và riêng tư cá nhân. Sự phát triển của internet và công nghệ thông tin cũng tạo ra nguy cơ tấn công mạng và lạm dụng thông tin cá nhân.
Ung thư công nghệ: Mặc dù các ứng dụng khoa học công nghệ đã mang lại nhiều lợi ích y tế, nhưng cũng có một số nguy cơ liên quan đến sự sử dụng quá mức công nghệ, như ảnh hưởng của sóng điện từ và thành phần hóa học trong các thiết bị điện tử.
Mất việc làm: Sự tự động hóa và phát triển công nghệ đã tạo ra sự thay thế của công nhân với máy móc và trí tuệ nhân tạo. Điều này có thể gây ra mất việc làm và sự chênh lệch thu nhập trong xã hội.
Câu 3:
Ví dụ về lĩnh vực sinh học:
+ Có nhiều nghiên cứu và lai tạo giống lúa mới, nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa, tránh được sự ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại và giảm sức lao đông công chăm sóc của người nông dân. Tăng năng sản lượng lúa thu được mỗi vụ, đáp ứng đủ nhu cầu về lương thực trong nước, mở rộng nguồn cung cấp lúa gạo xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế.
Ví dụ về lĩnh vực vật lý:
+ Phát minh ra các công cụ, máy móc phục vụ đời sống và sản xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cho đất nước như máy cày, máy cấy, máy gặt, dây chuyền nhà máy sợi,...
Câu 4: Chỉ ra những lợi ích và tác hại của ứng dụng khoa học công nghệ.
Lợi ích công nghệ là:
+ Đem đến cho con người những nguồn tin tức một cách nhanh chóng, thiết thực, từ đó chủ động,linh hoạt trong sản xuất và trong đời sống. ví dụ truyền tin về thời tiết, kinh tế, chính trị, hoạt động văn hóa lễ hội của đất nước tới mọi miền tổ quốc một cách nhanh chóng thuận tiện và ít tốn kém kinh phí.
+ Gắn kết được mối quan hệ cộng đồng giữa người với người trên toàn thế giới.
+ Đem tri thức tới rất nhiều người, rất nhiều nơi thông qua các ứng dụng công nghệ.
+ Xóa đi khoảng các địa lý giữa các vùng miền tạo sự tương tác của mọi công dân khắp nơi trên thế giới.
+ Trao đổi thông tin trở nên thuận tiện,nhanh chóng
Mặt hại của ứng dụng khoa học công nghê:
+ Do lạm dụng quá đà các ứng dụng công nghệ con người ít gặp nhau ngoài đời thật vì thế tạo ra lối sống ảo, sống khép mình trong một thế giới riêng.
+ Nhiều phần tử xấu lợi dụng công nghệ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác bằng các ứng dụng công nghệ cao, đường link độc hại.
+ Lợi dụng công nghệ để tuyên truyền lệch lạc, truyền bá các văn hóa phẩm độc hại.