Quan sát hình 37.2, nhận xét sự sai khác của NST đột biến so với dạng ban đầu.
Quan sát hình 22a, b, c. Hãy trả lời các câu hỏi sau
- Các NST sau khi bị biến đổi khác với NST ban đầu như thế nào?
- Các hình 22a, b, c minh họa những dạng nào của đột biến cấu trúc NST?
- Đột biến cấu trúc NST là gì?
- Hình 22a: NST sau khi đột biến ngắn hơn NST ban đầu và bị mất đoạn H
- Hình 22b: NST sau khi đột biến dài hơn NST ban đầu và có 2 đoạn B,C
- Hình 22c: NST sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng đoạn B, C, D đã bị đảo vị trí.
- Hình 22a: là đột biến dạng cấu trúc dạng mất đoạn (đoạn H)
- Hình 22b là đột biến dạng cấu trúc dạng lặp đoạn (đoạn B, C)
- Hình 22c là đột biến dạng cấu trúc dạng đảo đoạn (đoạn B, C,D)
- Hình 22c là đột biến dạng cấu trúc dạng
- Đột biến NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
Quan sát hình 21.1 và trả lời các câu hỏi sau:
- Cấu trúc của đoạn gen bị biến đổi khác với cấu trúc của đoạn gen ban đầu như thế nào? Hãy đặt tên cho từng dạng biến đổi đó.
- Đột biến gen là gì ?
- Số lượng và trình tự các cặp nucleotit ở đoạn (b), (c), (d) khác so với đoạn (a)
+ Đoạn (b) là đột biến gen dạng mất (cặp X-G)
+ Đoạn (c) là đột biến gen dạng thêm (cặp T-A)
+ Đoạn (d) là đột biến gen dạng thay thế (cặp A-T thành cặp G-X)
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.
Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
(1) Để nhận biết các dạng đột biến người ta quan sát sự tiếp hợp NST ở kì đầu giảm phân 1.
(2) Lặp đoạn làm cho 2 gen alen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
(3) Đảo đoạn góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các nòi trong một loài.
(4) Mất đoạn được ứng dụng để làm công cụ phòng trừ sâu hại.
(5) Chỉ có đột biến chuyển đoạn là tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá hình tiến hóa.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Đáp án D
(1) đúng vì ở kì đầu giảm phân I xảy ra sự tiếp hợp và có khả năng trao đổi chéo giữa các NST nên người ta có thể nhận biết được các dạng đột biến.
(2) đúng. Lặp đoạn có khả năng làm cho 2 gen alen cùng nằm trên một NST, tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra.
(3) đúng.
(4) sai vì chuyển đoạn được ứng dụng để làm công cụ phòng trừ sâu hại. Do thể đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử dụng các loài côn trùng mang chuyến đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.
(5) sai vì các dạng đột biến khác cũng có vai trò quan trọng với quá trình tiến hóa.
Vậy có 2 phát biểu không đúng.
Một loài thực vật có bộ NST 2n=6. Trên mỗi căp NST xét 1 gen có 2 alen. Quan sát một nhóm cá thể có đột biến số lượng NST ở cặp số 1, thu được 36 kiểu gen đột biến. đây là dạng đột biến
A. Thể một
B. Thể bốn
C. Thể ba
D. Thể một kép
Đáp án C
Loại đáp án D vì đột biến chỉ xảy ra ở cặp NST số 1
1 gen có 2 alen sẽ tạo 3 kiểu gen bình thường
Số kiểu gen thể một: 2; thể ba: 4; thể bốn: 5
Gọi a là số kiểu gen của cặp NST số 1 ta có a×3×3=36 →a=4
Vậy thể đột biến này là thể ba
Một loài thực vật có bộ NST 2n=6. Trên mỗi căp NST xét 1 gen có 2 alen. Quan sát một nhóm cá thể có đột biến số lượng NST ở cặp số 1, thu được 36 kiểu gen đột biến. đây là dạng đột biến
A. Thể một
B. Thể bốn
C. Thể ba
D. Thể một kép
Đáp án C
Loại đáp án D vì đột biến chỉ xảy ra
ở cặp NST số 1
1 gen có 2 alen sẽ tạo 3 kiểu gen
bình thường
Số kiểu gen thể một: 2; thể ba: 4;
thể bốn: 5
Gọi a là số kiểu gen của cặp NST
số 1 ta có a×3×3=36 →a=4
Vậy thể đột biến này là thể ba
Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
(1) Để nhận biết các dạng đột biến người ta quan sát sự tiếp hợp NST ở kì đầu giảm phân 1.
(2) Lặp đoạn làm cho 2 gen alen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
(3) Đảo đoạn góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các nòi trong một loài.
(4) Mất đoạn được ứng dụng để làm công cụ phòng trừ sâu hại.
(5) Chỉ có đột biến chuyển đoạn là tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Đáp án D
Phát biểu không đúng là (4) (5)
4 sai vì chuyển đoạn mới ứng dụng
để làm công cụ phòng trừ sâu hại.
5 sai vì ngoài đột biến chuyển đoạn ,
các dạng đột biến khác đều có vai trò
quan trọng trong quá trình tiến hóa
Nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIKL. Xét các nhận định sau:
1. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCIKLDE.FGH thì có thể đã xảy ra đột biến chuyển đoạn trên cùng một NST.
2. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABFG.EDCHIKL thì có thể đã xảy ra đột biến đảo đoạn NST.
3. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDE.FGH thì có thể đã xảy ra dạng đột biến mất đoạn hoặc chuyển đoạn không tương hỗ.
4. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDCDE.FGHIKL thì có thể đã xảy ra dạng đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Đáp án D
Nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIKL. Ta xét lần lượt các trường hợp:
- NST mang trình tự gen ABCIKLDE.FGH có thể được tạo thành khi đoạn ILK được tách ra và xen vào giữa đoạn ABCDE à 1 đúng
- Nếu đột biến đảo đoạn xảy ra ở đoạn CDE.FG thỉ sau đột biến, NST phải có trình tự gen là ABGF.EDCHIKL à 2 sai
- Đột biến mất đoạn hoặc chuyển đoạn không tương hỗ đều có thể làm giảm số lượng gen trên một NST à 3 đúng.
- Chuyển đoạn tương hỗ xảy ra ở những NST không tương đồng à Dạng đột biến này không thể làm phát sinh NST mới mà trong đó có một đoạn bị lặp lại (ABCDCDE.FGHIKL) vì trên các NST không tương đồng thì mang các gen khác nhau à 4 sai
Vậy số nhận định đúng là 2.
Nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIKL. Xét các nhận định sau:
1. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCIKLDE.FGH thì có thể đã xảy ra đột biến chuyển đoạn trên cùng một NST.
2. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABFG.EDCHIKL thì có thể đã xảy ra đột biến đảo đoạn NST.
3. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDE.FGH thì có thể đã xảy ra dạng đột biến mất đoạn hoặc chuyển đoạn không tương hỗ.
4. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDCDE.FGHIKL thì có thể đã xảy ra dạng đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Chọn D
Nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIKL. Ta xét lần lượt các trường hợp:
- NST mang trình tự gen ABCIKLDE.FGH có thể được tạo thành khi đoạn ILK được tách ra và xen vào giữa đoạn ABCDE à 1 đúng
- Nếu đột biến đảo đoạn xảy ra ở đoạn CDE.FG thỉ sau đột biến, NST phải có trình tự gen là ABGF.EDCHIKL à 2 sai
- Đột biến mất đoạn hoặc chuyển đoạn không tương hỗ đều có thể làm giảm số lượng gen trên một NST à 3 đúng.
- Chuyển đoạn tương hỗ xảy ra ở những NST không tương đồng à Dạng đột biến này không thể làm phát sinh NST mới mà trong đó có một đoạn bị lặp lại (ABCDCDE.FGHIKL) vì trên các NST không tương đồng thì mang các gen khác nhau à 4 sai
Vậy số nhận định đúng là 2.
Một NST ban đầu có trình tự gen là ABCDEFGHIK. Sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDEFIHGK. Theo lý thuyết, NST đang xét đã không xảy ra dạng đột biến nào dưới đây?
A. Lặp đoạn NST
B. Đảo đoạn NST
C. Chuyển đoạn NST
D. Mất đoạn NST
Chọn C
So sánh NST sau đột biến với NST ban đầu, ta nhận thấy đoạn AB đã bị lặp. đoạn CD bị mất và đoạn GH bị đảo. Như vậy, NST ban đầu đã không xảy ra đột biến chuyển đoạn NST. Vậy đáp án của câu hỏi này là: Chuyển đoạn NST
Một NST ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIK. Sau đột biến, NST có trình tự gen là ABABE.FIHGK. Theo lý thuyết, NST đang xét đã không xảy ra dạng đột biến nào dưới đây?
A. Lặp đoạn NST
B. Đảo đoạn NST
C. Chuyển đoạn NST
D. Mất đoạn NST
Đáp án C
So sánh NST sau đột biến với NST ban đầu, ta nhận thấy đoạn AB đã bị lặp. đoạn CD bị mất và đoạn GH bị đảo. Như vậy, NST ban đầu đã không xảy ra đột biến chuyển đoạn NST. Vậy đáp án của câu hỏi này là: Chuyển đoạn NST.