Vận dụng những kiến thức về di truyền học, giải thích cơ sở của tiêu chí hôn nhân một vợ một chồng và không nên sinh con quá sớm hay quá muộn.
Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.
a) Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên ;
b) Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con ;
c) Lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp ;
d) Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính ;
đ) Kết hôn khi nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên ;
e) Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc ;
g) Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ hướng dẫn cho con trong việc chọn bạn đời ;
h) Không nên yêu sớm vì có thể sẽ dẫn đến kết hôn sớm ;
i) Kết hôn sớm và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khoẻ của cả mẹ và con ;
k) Gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính ;
l) Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu mới có hạnh phúc ;
m) Nếu vợ chồng bình đẳng thì sẽ không có trật tự trong gia đình.
Em đồng ý với những ý kiến: (d), (đ), (g), (h), (i), (k) vì những ý kiến đó dựa trên quan điểm của một tình yêu chân chính. Trách nhiệm tình cảm của mỗi người trong gia đình và thực hiện vấn đề hôn nhân đúng pháp luật quy định.
a. Nhiều cặp vợ chồng bình thường sinh ra một số người con bình thường và một số người mắc bệnh mù màu. Tất cả những người mắc bệnh đều là con trai. Hãy giải thích cơ sở di truyền của bệnh này?
b. Một cặp vợ chồng bình thường, phía người vợ có ông ngoại bị bệnh mù màu, những người khác trong gia đình đều bình thường.
Nếu tính theo lí thuyết thì xác suất cặp vợ chồng trên sinh một con trai bị bệnh mù màu là bao nhiêu?
a)
- Bố mẹ bình thường sinh con mắc bệnh mù màu => Bệnh do gen lặn quy định
-Biểu hiện kiểu hình phân biệt ở 2 giới => Bệnh di truyền liên kết với giới tính
=>Gen quy định bệnh là gen lặn nằm trên X
b) Đề có thiếu không bạn
Một số cặp vợ chồng bình thường sinh ra người con bị bệnh bạch tạng. Tỉ lệ người con bị bệnh bạch tạng chiếm khoảng 25% tổng số con của các cặp vợ chồng này. Những người bị bệnh bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường. Hãy giải thích cơ sở di truyền học có thể có của hiện tượng này.
Hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng mà lại sinh ra con người bình thường thì ta có thể giải thích đó là trường hợp kết hợp alen gây bệnh bạch tạng ở mẹ thuộc một gen khác với gen gây bệnh bạch tạng ở bố. Do có sự tương tác gen nên ở người con đã có màu da bình thường.
giải thích cơ sở sinh học luật hôn nhân gia đình quy định chế độ 1 vợ: 1 chồng
Tham khảo:
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
==> Như vậy, Thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đảng cũng đã được quy định trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014
+ Hôn nhân tự nguyện, dựa trên tình yêu chân chính theo bản chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
a, kể tên các bệnh , tật di truyền ở người
b, giải thích cơ sở khoa học của hôn nhân 1 vợ 1 chồng
c, nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là gì
a. bệnh mù màu
bệnh máu đông
bệnh down
bệnh tim
dính ngón tay
...
c.Thoái hoá giống thể hiện ở các cá thể thế hệ sau có sức sống giảm, sức chống chịu kém, dễ bệnh tật, ngoại hình èo uột, suy nhược, khả năng sinh sản giảm, sản lượng thấp vì nguyên nhân như tự thụ phấn bắt buộc với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp
Sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phần bình thường và không có đột biến xảy ra.
I. Những người bệnh trong phả hệ do gen trội quy định.
II. Có 2 người trong phả hệ là chưa có đủ cơ sở để xác định chắc chắn kiểu gen về bệnh nói trên.
III. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh con có nhóm máu B và bị bệnh trên là 1/18.
IV. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh con trai có nhóm máu A và không bị bệnh trên 5/72.
Có bao nhiêu ý đúng
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Đáp án D
Người 1 và 2 bình thường nhưng sinh ra con gái 6 bị bệnh ⇒ Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Quy ước: D - bình thường, d - bị bệnh.
Vậy kiểu gen của những người trong phả hệ là:
3; 6; 9 có KG: aa.
1; 2; 4; 8 có KG: Aa.
5; 7: có thể có KG DD hoặc Dd.
I sai.
II đúng.
III Căp vợ chồng 7 và 8: (1/3DD 2/3Dd) x Dd→ con bị bệnh = 2/3. 1/4 = 1/6.
Người 7 có kiểu gen IAIO; Người 8 có kiểu gen (1/3 IBIB : 2/3 IBIO)
Ta có: (7) x (8) = (1/2 IA : 1/2IO) x (2/3IB : 1/3 IO) →Xác suất sinh con nhóm máu B: 1/2. 2/3 = 1/3.
Vật xác suất sinh con nhóm máu B và bị bệnh là: 1/6. 1/3 = 1/18 → (3) đúng.
(4) Xác suất để cặp vợ chồng 7, 8 sinh con không bị bệnh là: 1 - 1/6 = 5/6.
Xác suất để vợ chồng 7, 8 sinh con nhóm máu A là 1/2. 1/3 = 1/6.
Vậy xác suất để cặp cợ chồng 7, 8 sinh con trai nhóm máu A và không bị bệnh là: 1/2. 5/6. 1/6 = 5/72 → IV đúng.
Vậy có 3 ý đúng là II, III, IV
Sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phần bình thường và không có đột biến xảy ra.
I. Những người bệnh trong phả hệ do gen trội quy định.
II. Có 2 người trong phả hệ là chưa có đủ cơ sở để xác định chắc chắn kiểu gen về bệnh nói trên.
III. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh con có nhóm máu B và bị bệnh trên là 1/18.
IV. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh con trai có nhóm máu A và không bị bệnh trên 5/72.
Có bao nhiêu ý đúng
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Người 1 và 2 bình thường nhưng sinh ra con gái 6 bị bệnh ⇒ Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Quy ước: D - bình thường, d - bị bệnh.
Vậy kiểu gen của những người trong phả hệ là:
3; 6; 9 có KG: aa.
1; 2; 4; 8 có KG: Aa.
5; 7: có thể có KG DD hoặc Dd.
I sai.
II đúng.
III Căp vợ chồng 7 và 8: (1/3DD 2/3Dd) x Dd→ con bị bệnh = 2/3. 1/4 = 1/6.
Người 7 có kiểu gen IAIO; Người 8 có kiểu gen (1/3 IBIB : 2/3 IBIO)
Ta có: (7) x (8) = (1/2 IA : 1/2IO) x (2/3IB : 1/3 IO) →Xác suất sinh con nhóm máu B: 1/2. 2/3 = 1/3.
Vật xác suất sinh con nhóm máu B và bị bệnh là: 1/6. 1/3 = 1/18 → (3) đúng.
(4) Xác suất để cặp vợ chồng 7, 8 sinh con không bị bệnh là: 1 - 1/6 = 5/6.
Xác suất để vợ chồng 7, 8 sinh con nhóm máu A là 1/2. 1/3 = 1/6.
Vậy xác suất để cặp cợ chồng 7, 8 sinh con trai nhóm máu A và không bị bệnh là: 1/2. 5/6. 1/6 = 5/72 → IV đúng.
Vậy có 3 ý đúng là II, III, IV
Chọn D
Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra 2 đứa con: 1 trai và 1 gái đều mắc bệnh máu khó đông. Họ thắc mắc không biết tại sao con họ lại mắc bệnh như vậy?
Bằng kiến thức của mình, em hãy giải thích nguyên nhân sinh ra 2 đứa con bị bệnh của cặp vợ chồng trên.
Biết rằng bệnh máu khó đông là do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định và không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trong quá trình phát sinh giao tử của cặp vợ chồng trên.
Vợ chồng ông Nam sinh được 2 người con: đứa thứ nhất có kiểu hình bình thường, đứa thứ hai có biểu hiện bệnh Đao. Vợ chồng ông Nam có những thắc mắc sau:Tại sao đứa con thứ nhất bình thường mà đứa con thứ hai lại như vậy? Nguyên nhân do đâu?Em hãy vận dụng những kiến thức đã học giúp vợ chồng ông Nam giải đáp những thắc mắc đó
Đứa con thứ nhất bình thường do quá trình giảm phân ở bố mẹ xảy ra bình thường, bố mẹ đều cho giao tử n= 23; khi thụ tinh, đứa con có bộ NST bình thường (2n = 46).-Đứa con thứ hai: do quá trình giảm phân diễn ra không bình thường: Trong quá trình giảm phân, cặp NST 21 của mẹ hoặc bố không phân li tạo ra loại giao tử chứa cả 2 chiếc của cặp 21, Loại giao tử này khi kết hợp với giao tử bình thường sẽ cho ra hợp tử chứa 3 NST của cặp 21; đứa trẻ mang 3 NST của cặp 21 này mắc bệnh Đao.-Nguyên nhân gây bệnh: Có thể do ảnh hưởngcủa các tác nhân lí hóa của môi trường ngoài như phóng xạ, hóa chất; có thể do người vợ tuổi đã cao (trên 35 tuổi), quá trình sinh lí, sinh hóa nội bào bị rối loạn do tế bào đó đã bị lão hóa
đứa con thứ 1 bình thường bởi trog quá trình mang thai vợ ông Nam không mắc các bệnh , triệu chứng cảm hay cúm..... Đứa con thứ 2 bị bệnh Đao bởi trong thwofi kì mang thai, bà vợ ông Nam đã sơ xuất để mắc vào 1 số bệnh khiến vi rút trong người ăn đi những thứ để hoàn thiện 1 hình hài đứa bé bình thường.
- đứacon thứ nhất bình thường do quá trình giảm phân ở bố mẹ diễn ra bình thường, bố mẹ đều cho giao tử n=23; khi thụ tinh đứa con có bộ NST bình thương 2n=46
-đứa con thứ hai ; do quuas trình giảm phân diễn ra không bình thường : trong quá trình giảm phân, cặp NST 21 của mẹ hoặc của bố không phân ly tạo giao tư chứa cả 2 chiếc của cặp 21, loại giao tư này khi kết hợp với giao tử bình thường sẽ cho ra hợp tử chứa 3 NST của cặp 21 , đứa trẻ mang NST của cặp 21 ày mắc bệnh đao
nguyên nhân gây bệnh: có thể do ảnh hưởng của các tác nhân lí hóa của môi trường ngoài như phóng xạ hóa chất; có thể do người vợ tuổi đã cao (trên 35 tuổi) , quá trình sinh lí ,sinh hóa nội bào bị rối loạn do tế bào đã bị lão hóa
Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ty thể của người gây ra chứng động kinh. Một học sinh đưa ra các nhận xét về các vấn đề di truyền liên quan đến tính trạng này ở người:
(1). Người mẹ bị bệnh động kinh nếu kết hôn, tỷ lệ các con sinh ra là 100% bị bệnh động kinh.
(2). Cặp vợ chồng mà cả hai bị bệnh động kinh không thể sinh con lành bệnh.
(3). Người chồng bị bệnh động kinh kết hôn với một người phụ nữ bình thường sinh ra các con trong đó có nguy cơ một trong số các con bị bệnh, một số bình thường.
(4). Đột biến gen này không được di truyền cho thế hệ sau vì nó chỉ có trong ty thể mà không tham gia vào việc tạo nên tinh trùng và trứng.
(5). Bệnh động kinh gặp ở nam giới với tỷ lệ cao hơn so với nữ giới.
Số nhận xét đúng là
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Đáp án C
Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ty thể của người gây ra chứng động kinh à di truyền ngoài nhân (di truyền theo dòng mẹ)
(1). Người mẹ bị bệnh động kinh nếu kết hôn, tỷ lệ các con sinh ra là 100% bị bệnh động kinh. à đúng
(2). Cặp vợ chồng mà cả hai bị bệnh động kinh không thể sinh con lành bệnh. à đúng
(3). Người chồng bị bệnh động kinh kết hôn với một người phụ nữ bình thường sinh ra các con trong đó có nguy cơ một trong số các con bị bệnh, một số bình thường. à sai
(4). Đột biến gen này không được di truyền cho thế hệ sau vì nó chỉ có trong ty thể mà không tham gia vào việc tạo nên tinh trùng và trứng. à sai
(5). Bệnh động kinh gặp ở nam giới với tỷ lệ cao hơn so với nữ giới. à sai