Hãy cho biết các dạng chất chủ yếu trong vỏ Trái Đất.
Dựa vào hình 4.3, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Kể tên các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
- Trình bày đặc điểm các loại khoáng vật và đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bằng nhiều nguyên tố hóa học, chủ yếu là silic và nhôm. Khoáng vật và đá là những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
- Khoáng vật
+ Là những nguyên tố hoặc hợp chất hóa học được hình thành do các quá trình địa chất. + Trong thiên nhiên, đa số khoáng vật ở trạng thái rắn như thạch anh, hematit, canxit,...
+ Một số khoáng vật là đơn chất như vàng, kim cương... hoặc hợp chất như canxit, thạch anh, mica,...
- Đá
+ Là tập hợp của một hay nhiều loại khoáng vật, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
+ Dựa vào nguồn gốc hình thành, các loại đá được chia thành ba nhóm là đá mácma, đá trầm tích và đá biến chất.
Hiện tượng nào dưới đây không phải một trong những nguyên nhân chủ yếu sinh ra động đất:
A.
Sự va chạm của các núi băng trôi trên đại dương.
B.
Sự hoạt động của núi lửa.
C.
Sự đứt gãy của vỏ Trái Đất.
D.
Sự di chuyển của các mảng kiến tạo.
Tại sao những kim loại như sắt, nhôm không có ở dạng đơn chất trong vỏ Trái Đất ?
Al, Fe là kim loại hoạt động hoá học mạnh nên chúng chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.
Hãy nêu các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất, lấy ví dụ.
Có hai hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất đó là hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.
- Hệ sinh thái trên cạn bao gồm các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái thảo nguyên, hệ sinh thái hoang mạc, các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng, hệ sinh thái núi đá vôi…
- Hệ sinh thái dưới nước gồm:
+ Hệ sinh thái nước mặn như hệ sinh thái vùng biển khơi, hệ sinh thái vùng ven bờ (rừng ngập mặn, đầm phá ven biển, rặng san hô…).
+ Hệ sinh thái nước ngọt gồm hệ sinh thái nước chảy (hệ sinh thái sông, suối), hệ sinh thái nước đứng (hệ sinh thái hồ, ao).
dạ cho em hỏi "vỏ trái đất có những dạng vận động chủ yếu nào và các hình thái cấu tạo địa chất tương ứng "ạ?
1.Em hãy cho biết bằng cách nào để biết độ sâu trong Trái Đất?
2.Em hãy so sánh độ dày của 3 lớp?
3.Các lớp vật chất có sự khác nhau ntn?
4.Vỏ Trái Đất có được cấu tạo liền kề ko?
5.Em hãy chỉ ra những chỗ tiếp xúc của các địa mảng(xô và tách)
6.Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp?Mấy mảng chính,mấy mảng phụ?
Nhanh nhanh giùm mik nha
Câu 6: Trả lời:
Cấu tạo bên trong của Trái Đất
Gồm 3 lớp: - Lớp vỏ
- Lớp trung gian
- Lớp lõi Trái Đất
Có 7 địa mảng chính: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Áu-Ắ, Phi, Thái Bình Dương, Ấn Độ, Nam Cực
Câu 5: trả lời:
- Hai mảng tách xa nhau:
Vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đáy đại dương.
- Hai mảng xô vào nhau:
Đá bị nén ép, nhô lên thành núi, núi lửa, động đất.
Dựa vào hình 4.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Mô tả cấu tạo vỏ Trái Đất.
- Cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp: nhân, man-ti và vỏ Trái Đất.
- Sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Đặc điểm | Vỏ lục địa | Vỏ đại dương |
Phân bố | Ở lục địa. | Ở các nền đại dương. |
Độ dày trung bình | 70 km. | 5 km. |
Cấu tạo | Trầm tích, granit và badan. | Trầm tích và badan. |
Trình bày đặc điểm cơ bản của các dạng địa hình chủ yếu trên bề mặt Trái Đất
Dựa vào thông tin và hình 17.1 trong mục 1, hãy:
- Cho biết vỏ địa lí bao gồm những bộ phận nào. Nêu giới hạn của vỏ địa lí.
- Phân biệt vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.
- Các bộ phận của vỏ Địa lí: bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- Giới hạn của vỏ địa lí: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.
Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:
Tiêu chí | Lớp vỏ Trái Đất | Lớp vỏ địa lí |
Chiều dày | Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). | Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa). |
Thành phần vật chất | Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan). | Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. |
Trong điều kiện của Trái Đất hiện nay, chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào?
A. Phương thức hoá học nhờ nguồn năng lượng tự nhiên
B. Quang tổng hợp hoặc hoá tổng hợp ở các sinh vật tự dưỡng
C. Phương thức sinh học trong các tế bào sống
D. Tổng hợp nhờ công nghệ tế bào và công nghệ gen
Đáp án B
Trong điều kiện của Trái Đất hiện nay,
chất hữu cơ được hình thành chủ yếu
bằng cách quang tổng hợp hoặc hoá
tổng hợp ở SV tự dưỡng