Trong một thí nghiệm bố trí như hình dưới đây, vì sao khi đưa nam châm vĩnh cửu đến gần cuộn dây dẫn thì kim điện kế bị lệch? Trong trường hợp nào thì kim điện kế bị lệch theo chiều ngược lại?
Cho 2 đèn LED mắc song song ngược chiều vào 2 đầu của một cuộn dây dẫn và một thanh nam châm vĩnh cửu. Hãy bố trí thí nghiệm như hình 31.2 SGK để tìm hiểu xem dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín ở trường hợp nào dưới đây:
- Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây.
- Đặt nam châm đứng yên trước cuộn dây.
- Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.
- Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây.
Trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng khi di chuyển nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây.
Hai ống dây được bố trí như hình vẽ. Cuộn dây 1 được nối với điện kế G, cuộn 2 nối với nguồn. Trong những trường hợp nào sau đây kim điện kế G không bị lệch ?
A. Đưa ống dây 2 lại gần ống dây 1 (1).
B. Đưa ống dây 2 ra xa ống dây 1 (2).
C. Cả (1) và (2).
D. Để ống 1 và 2 đứng yên (3).
Đáp án D
Nếu để ống 1 và 2 đứng yên thì số đường sức từ qua tiết diện ống dây 2 không đổi. Như vậy trong ống 2 sẽ không xuất hiện dòng điện cảm ứng và kim điện kế G không dịch chuyển
Một ống dây dẫn được mắc với điện kế G để nhận biết dòng điện và một thanh nam châm. Trong những trường hợp nào sau đây, kim điện kế G bị lệch?
A. Để yên thanh nam châm ở sát đầu trên ống dây.
B. Đưa thanh nam châm vào trong lòng ống dây.
C. Đưa thanh nam châm trong lòng ống dây ra.
D. Đáp án B và C đúng.
Kim điện kế G bị lệch khi trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng tức là có từ trường biến thiên ⇔ Ta kéo thanh nam châm ra xa hay lại gần ống dây
→ Đáp án D
C1- Cho hai đèn LED mắc song song ngược chiều vào hai đầu của một cuộn dây dẫn và một thanh nam châm vĩnh cửu. Hãy bố trí thí nghiệm như hình 31.2 để tìm hiểu xem dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín ở trường hợp nào sau đây: + Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây. |
+ Đặt nam châm đứng yên trước cuộn dây.
+ Đặt nam châm nằm yên trong cuộn dây.
+ Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây.
C2- Trong thí nghiệm trên, nếu để nam châm đứng yên và cho cuộn dây chuyển động lại gần hay ra xa nam châm thì cuộn dây có xuất hiện dòng điện không?
Hãy làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
C1 :
+ Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây.
+ Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây.
C2 :
Trong thí nghiệm trên, nếu để nam châm đứng yên và cho cuộn dây chuyển động lại gần hay ra xa nam châm thì trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Cho các dụng cụ thí nghiệm được bố trí như hình vẽ. Biết A, B là hai cực của nguồn điện, hai thỏi than I, II, ampe kế mắc đúng với nguồn điện, bình đựng nước nguyên chất.
a. Kim của am pe kế có bị lệch không? Tại sao?
b. Pha một ít muối ăn vào nước, kim của ampe kế có bị lệch không? Tại sao? Nếu có hãy cho biết chiều dòng điện chạy qua dung dịch muối như thế nào?
a. Kim của ampe kế không bị lệch, tức là nó chỉ số 0. Vì nước nguyên chất là chất cách điện nên không có dòng điện đi qua.
b. Khi pha một ít muối ăn vào nước, kim ampe kế bị lệch và chỉ một giá trị nào đó, tức là có dòng điện chạy qua dung dịch. Vì dung dịch muối ăn là chất dẫn điện.
Vì dòng điện đi vào chốt (+) của ampe kế nên dòng điện trong mạch có chiều đi từ A qua ampe kế qua thỏi than I và qua dung dịch muối ăn đến thỏi than II về cực B của nguồn điện. Vậy A được nối với cực (+) và B được nối với cực (-) của nguồn.
Đưa một cực của nam châm lại gần một cuộn dây dẫn kín ( Nghĩa là nam châm chuyển động tương đối so với cuộn dây) thì trong cuộn dây dẫn có dòng điện cảm ứng. Hãy làm thí nghiệm để tìm xem có trường hợp nào nam châm chuyển động so với cuộn dây mà trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện
Trường hợp nam châm quay quanh một trục trùng với trục của cuộn dây thì trong cuộn dây dẫn có dòng điện cảm ứng do số lượng đường sức từ xuyên qua khung dây không thay đổi.
đặt một kim Nam châm gần một dây dẫn có dòng điện xoay chiều chạy qua kim nam châm không bị lệch tại sao
Trong thí nghiệm ở hình 35.4, khi đổi chiều dòng điện chạy vào cuộn dây dẫn thì tác dụng từ của cuộn dây đối với kim nam châm và kim sắt non có gì khác nhau? Vì sao?
Đóng khóa K, trong ống dây có dòng điện chạy qua, sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta xác định được đầu A của ống dây là cực Bắc, đầu B là cực Nam
+ Đối với kim nam châm:
Ban đầu, cực Bắc của kim nam châm ở gần đầu A (khi này là cực Bắc) nên bị đẩy quay ra xa, cực Nam lại gần đầu A của ống dây. Sau đó đổi chiều dòng điện thì từ cực của ống dây thay đổi, đầu A thành cực Nam, sẽ đẩy cực Nam của kim nam châm ra xa, đầu Bắc của kim nam châm lại gần A → kim nam châm bị quay 180o sau khi đổi chiều dòng điện.
+ Đối với kim sắt non: Ống dây luôn là nam châm điện dù có đổi chiều dòng điện hay không đổi chiều, do vậy nam châm điện luôn hút kim sắt non → kim sắt non vẫn đứng yên không quay dù đổi chiều dòng điện.
Vậy tác dụng từ của cuộn dây đối với kim nam châm và kim sắt non là khác nhau khi đổi chiều dòng điện chạy vào cuộn dây, cụ thể là kim nam châm quay, kim sắt không quay.
Dựa vào hiện tượng nào dưới đây mà kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?
A. Dây dẫn hút nam chậm lại gần nó.
B. Dây dẫn hút các vụn sắt lại gần nó.
C. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song vói nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu
D. Dòng diện làm cho kim nam châm luôn luôn cùng hướng với dây dẫn
Chọn C. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song vói nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu.
Khi làm thí nghiệm, Tuấn đặt một kim nam châm tự do trên mũi nhọn rồi đưa nó lại gần một cái hộp giấy kín, thì thấy kim nam châm bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam. Hỏi bên trong hộp kín, bạn Tuấn có thể đặt những vật nào? Hãy giải thích.
Bên trong hộp kín, Tuấn có thể đặt một nam châm khác hoặc vật chất từ kim loại như sắt, nickel, coban hoặc từ kim loại có tính chất từ trường. Khi kim nam châm tự do tiếp xúc với các vật chất từ kim loại này, nó sẽ bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam do tương tác từ trường giữa hai vật chất.