Kể chuyện tương tác về một cậu bé luôn ỷ lại vào người khác.
Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, "Người ăn xin" của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.
Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của một cậu bé với ông lão ăn xin. Lần đó, khi đang đi dạo trên phố, cậu gặp một người ăn xin già. Do trời lạnh, lại mệt và đói nên nhìn ông thật thảm hại. Đôi mắt ông lão đỏ đọc, giàn giụa nước mắt. Đôi môi ông tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại...
Ông đứng trước mặt cậu, chìa đôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé nhìn ông đầy thương cảm. Cậu lục tìm hết túi nọ, túi kia nhưng không tìm được thứ gì đáng giá. Cậu nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông lão, lễ phép nói:
– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn cậu chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay cậu:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Giờ phút ấy, cậu bé hiểu một điều: chính cậu cũng vừa nhận được chút gì từ ông lão.
Câu chuyện đã kết thúc nhưng hình ảnh bốn bàn tay xiết chặt vẫn đọng lại trong tâm trí tôi như một bài học về lòng nhân hậu.
Hoàng Minh
a. Xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.
b. Xác định các sự việc chính và kết quả của mỗi sự việc ấy.
a. Đoạn mở đầu câu chuyện: "Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già khọm đứng ngay trước mặt tôi".
b. Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.
- Sự việc 1: Tác giả đang đi trên phố
Kết quả: Gặp người ăn xin đáng thương
- Sự việc 2: Ông lão chìa tay và cầu xin cứu giúp
Kết quả: Tác giả lục túi tìm đồ nhưng không có tài sản gì đáng giá
- Sự việc 3: Ông lão vẫn đợi và chìa tay ra
Kết quả: Tác giả nắm chặt đôi bàn tay run lẩy bẩy và ông lão cảm ơn
c. Đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm xúc của tác giả: "Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão".
Dựa vào nội dung câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đray-ca” , hãy viết một đoạn văn kể lại chuyện của cậu bé An-đray-ca.
Hướng dẫn giải:
An-đray-ca sống với mẹ và ông ngoại. Vì ông đã già, sức khỏe yếu nên mẹ phải ở nhà chăm sóc ông. Một chiều nọ, bệnh của ông ngày càng trầm trọng, ông cảm thấy khó thở. Mẹ cậu bảo cậu nhanh chân đi mua thuốc cho ông. Nhưng dọc đường cậu gặp bạn rủ đi đá bóng và đã quên mua thuốc về. Đến khi nhớ ra cậu vội vàng đi mua thuốc và trở về nhà thì ông cậu đã qua đời. Cậu ân hận và òa khóc vì sự mải chơi của mình. Mặc dù mẹ cậu đã hết lời an ủi nhưng mãi sau này khi trưởng thành cậu vẫn luôn dằn vặt mình giá như cậu không đi đá bóng mà mua thuốc về nhanh thì ông cậu vẫn còn sống với mẹ con cậu thêm một thời gian nữa.
Kể chuyện
(Kiểm tra viết)
Đề bài gợi ý
1.Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
2. Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.
3. Kể lại câu chuyện "Vua tàu thủy " Bạch Thái Bưởi ằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
Đây là 3 đề bài gợi ý
1.
Bài làm
Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.
May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói "vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn". Người mẹ liền hỏi: "Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?" Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: "Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi cụ vụt biến mất.
Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.
Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người.
2.
ó những lỗi lầm có thể sửa chữa, nhưng tôi đã mắc phải một lỗi lầm không bao giờ sửa được. Tôi đã bị mất đi người thân yêu nhất của mình. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện đó để các bạn nghe và cùng rút kinh nghiệm:
Năm đó, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông. Bố tôi di công tác xa nên ít khi về thăm nhà được. Ông tôi 96 tuổi rồi nên ông hay ốm vặt lắm.
Một buổi chiều, tôi nghe thấy ông nói với mẹ tôi:
- Bố khó thở quá!
Mẹ liền gọi tôi vào, dúi vào tay tôi tờ giấy ghi tên thuốc, nói:
- Con chạy đi mua loại thuốc này cho mẹ. Nhanh lên con nhé!
Tôi liền nhanh nhẹn đi ngay. Đường từ nhà tôi đến hiệu thuốc không xa nhưng lại qua một sân bóng rộng. Thấy tôi, bọn bạn gọi:
- An- đrây- ca ơi, vào đây chơi với chúng tớ đi!
Biết mình là một tiền đạo giỏi và nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để thể hiện tài năng, tôi nhận lời ngay. Chơi rất vui nên tôi quên mất lời mẹ dặn. Mãi đến khi sút bóng vào lưới, nghe bọn bạn reo hò, tôi mới sực nhớ đến ông, liền ba chân bốn cẳng chạy đi mua thuốc.
Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt khi nhìn thấy mẹ đang khóc nấc lên. khi đó, tôi đã hiểu chuyện gì đang sảy ra. Tôi xà vào lòng mẹ, khóc:
- Mẹ ơi, chỉ vì con thích chơi bóng nên đã quên lời mẹ dặn, mua thuốc về chậm mà ông mất.
Nhưng mẹ lại an ủi tôi:
- Không, con không có lỗi gì cả. Ông già và yếu lắm rồi nên không thuốc nào cứu được ông đâu. Ông đã qua đời từ khi con vừa ra khỏi nhà.
Thế nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo trước nhà. Cây táo này được ông chăm sóc rất cẩn thận. Tôi thấy đêm đó thật tối và buồn quá. Thì ra, giờ đây, tôi đã mất đi người ông thân yêu, nghĩ vậy, tôi oà khóc.
Sau này, mãi đến khi trưởng thành, tôi vẫn luôn tự dằn vặt mình:
- Giá mình đừng mải chơi, mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa. Mình còn được nghe ông kể chuyện nhiều nữa.
Câu chuyện của tôi là thế đấy. Mong các bạn đừng ai mắc phải lỗi lầm lớn như tôi để phải ân hận suốt đời.
3.
Tôi là một người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và đã chứng kiến sự thành đạt một doanh nhân Việt Nam. Đó là câu chuyện của “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mồ côi cha từ nhỏ, ngày ngày Bưởi phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.
Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ... và cố tìm ra hướng làm ăn mới.
Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc. Ông cho người đến tận các bến tàu diễn thuyết, hô hào. Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti ông có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...
Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng gọi là: “Bậc anh hùng kinh tế - Vua tàu thuỷ".
Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.
Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện rồi giảng bài cho Lan.
Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.
Phương án nào nêu không đúng tác dụng của điệp từ “không” trong đoạn thơ thứ hai?
A. Nhấn mạnh sự thiếu vắng chú chó Vàng
B. Tạo ra sự tương phản về cảnh tượng ở đoạn thơ thứ nhất
C. Thể hiện cảm xúc buồn bã, trống trải của cậu bé (người kể chuyện)
D. Thể hiện nỗi buồn bã, trống trải của chú chó Vàng
D. Thể hiện nỗi buồn bã, trống trải của chú chó Vàng
Dựa vào nội dung câu chuyện Nỗi dằn vặt của An -đrây-ca hãy viết một đoạn kể lại câu chuyện của cậu bé An-đrây-ca
kham khảo
Nhà em có người mới ở nước ngoài về (cô, dì, chú, bác...) người đó tặng em một bộ đồ chơi lắp ráp ô tô rất đẹp. Hãy tả lại bộ đồ chơi đó
vào thống kê
hc tôt O_O chắc vại
Trước đây và bây giờ An-đrây-ca đã từng có một việc làm day dứt lương tâm của cậu.Để biết rõ hơn mời các bạn lắng nghe câu chuyện đó.Vài năm trước,An-đrây-ca có một người ông,ông của cậu bị một chứng bệnh rất nặng.Một buổi chiều nọ,ông của cậu nói với mẹ An-đrây ca:"Bố khó thở lắm !"...Mẹ liền thúc giục An-đrây-ca đi mua thuốc.Cậu bé vội vã chạy đi ngay,nhưng dọc đường cậu gặp những đứa bạn của mình đang chơi bóng đá rủ nhập cuộc.Chơi được một hồi,cậu sực nhớ ra lời mẹ dặn.Cậu vội chạy một mạch đến tiệm thuốc,nhưng...Đã quá muộn rồi,cậu chạy về,hốt hoảng khi thấy mẹ khóc nấc lên.Hóa ra ông đã qua đời,cậu ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết".Cậu oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:" Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà".Nhưng cậu lại không nghĩ thế,ngồi cạnh dưới gốc cây táo do ông vun trồng,cậu lại càng nức nở.Mãi sau này cậu vẫn nghĩ“Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
Các bạn có bao giờ có một nỗi niềm suy tư buồn bã không? Tôi thì có đấy. Đó là câu chuyện buồn nhất cuộc đời tôi từ thời thơ ấu, chuyện ấy dằn vặt tôi đến mãi bây giờ.
Năm ấy tôi lên chín tuổi, sống với mẹ và ông. Ông tôi đã chín mươi sáu tuổi rồi nên rất yếu. Một buổi chiều, ông gọi mẹ tôi:
- Bố khó thở lắm!
Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhảu đi ngay. Trên đường chạy đến tiệm thuốc, tôi gặp các bạn đang chơi bóng đá. Khi các bạn rủ tôi chơi bóng, tôi quên mất việc đi mua thuốc của mình. Thế là tôi nhập hội với các bạn. Chơi được một lúc, tôi chợt nhớ lại lời mẹ dặn. Tôi vội chạy đi mua thuốc rồi vội vã chạy về nhà. Vừa vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ khóc nấc. Ông tôi đã qua đời. “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm trễ mà ông mất", tôi òa khóc và kể cho mẹ nghe việc tôi chơi bóng. Mẹ an ủi tôi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông con đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà. Nhưng tôi không nghĩ vậy. Tôi hối hận quá. Giá như tôi đừng mải chơi bóng, mua thuốc về kịp thì ông tôi vẫn còn sống thêm được ít năm nữa. Đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo do ông trồng khóc nức nở khôn nguôi.
Nỗi buồn của tôi là một kinh nghiệm đau xót. Sau một thời gian dài, việc gì cũng nguôi ngoai nhưng mỗi khi chợt nhớ, tôi vẫn nghe đau nhói trong tim. Các bạn chớ ham chơi như tôi mà để xảy ra điều đáng tiếc nhé!
Vịt lội qua được mà
Có một người đàn ông đứng bên bờ sông hỏi một cậu bé chăn trâu gần đó:
- Sông này có sâu không cháu?
Cậu bé trả lời:
- Nông lắm bác ạ.
Người đàn ông lội sang sông, mới lội một đoạn đã ngập đầu. Quay lại, ông ta hỏi cậu bé:
- Sao cháu bảo sông này nông lắm?
- Vì cháu thấy con vịt chân ngắn thế mà nó cũng lội sang được.
(Theo Truyện cười trẻ thơ)
Hãy kể câu chuyện trên cho người thân nghe và cùng trao đổi về chi tiết gây cười của câu chuyện.
- Chi tiết gây cười của câu chuyện : Cậu bé thấy con vịt chân ngắn mà vẫn lội sang sông được, trong khi người đàn ông chân dài hơn mà bị ngập đầu. Do cậu bé chưa biết : loài vịt biết bơi nên người nó nổi trên mặt nước.
Em hãy kể về hành vi ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác mà em đã gặp hoặc nghe kể trong học tập và cuộc sống. Em rút ra bài học gì từ những hành vi đó?
- Một số biểu hiện về trái với tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày mà em biết là:
+ Không tự làm bài tập về nhà
+ Phải để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở nhiều
+ Không phụ giúp bố mẹ
+ Lúc nào cũng trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
Em rút ra bài học phải rèn tính tự lập, không nên ỷ lại, học tập thật tốt để sau này ra xã hội trở thành công dân tốt như nhà văn Đức đã nói: "Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận"
Em kể về hành vi ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác mà em đã gặp hoặc nghe kể trong học tập và cuộc sống theo bảng sau:
Hành vi ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác | |
Trong học tập | Cuộc sống hàng ngày |
+ Quay cóp khi làm bài kiểm tra. + Không tự làm bài tập về nhà mà đi chép bài của bạn. + Phải để thầy cô nhắc nhở nhiều về học tập. +….
| + Lúc nào cũng trông chờ, dựa dẫm vào bố mẹ. + Ngủ dậy không tự gấp chăn màn. + Không tự giác làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ lúc rảnh rỗi. +…
|
- Em rút ra bài học nếu chúng ta sống ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác thì:
+ Bản thân sẽ không tự mình đưa ra những quyết định cần thiết trong cuộc sống.
+ Không làm chủ cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sự sáng tạo.
+ Dễ gặp thất bại trong công việc, trở thành ghánh nặng cho gia đình và xã hội.
+…..
=> Vì thế mà chúng ta cần phải sống tự lập, tích cực rèn luyện và trau dồi kiến thức, kĩ năng sống tốt,…để trở thành người con ngoan trong gia đình và người công dân có ích cho xã hội.
Dựa vào bữa tranh sau, kể lại từng đoạn của câu chuyện Cậu bé thông minh
Tranh 1 : Quân lính đang dùng loa đọc lệnh của nhà vua yêu cầu mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. Nghe rõ lệnh này dân làng lo sợ vì không thể kiếm đâu ra gà trống đẻ trứng và sẽ bị nhà vua trị tội.
Tranh 2 : Cậu bé xin vào gặp vua rồi khóc lóc ầm ĩ kể chuyện cha cậu mới đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa. Cậu xin không được sữa, bị đuổi khỏi nhà. Vua tỏ vẻ giận dữ ,quát tháo cậu bé vì cho là cậu dám hỗn láo đùa cợt với nhà vua.
Tranh 3 : Cậu bé lấy một chiếc kim khâu đưa cho sứ giả để nhà vua cho rèn thành một con dao nhỏ thật sắc dùng vào việc mổ chim sẻ làm thành ba mâm cỗ theo ý nhà vua. Qua sự việc này vua biết cậu bé là người rất thông minh bèn ban thưởng cho cậu và cho cậu vào trường học để càng thêm tài giỏi.
Vào 1 buổi trưa hè có 1 con trâu đang nằm nghỉ ngơi dưới mái nhà của 1 khóm tre và con trâu đó cùng khóm tre đã nói chuyện với nhau về cuộc sống của họ luôn gắn bó với con người và đất nước Việt Nam.
Em hãy tưởng tượng mình là một khóm tre và kể lại cậu chuyện đó!
Gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.
Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù.
Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.
Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.
Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.
Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.
Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù.
Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.
Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.
Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.
Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.
Nội dung chính của đoạn trích Một trăm dặm dưới mặt đất là gì?
A. Kể lại câu chuyện A-xen bị tai nạn, rơi vào một chiếc hang rộng vô cùng
B. Kể lại câu chuyện vị giáo sư đã khám phá ra chiếc hang trong lòng đất
C. Kể lại việc vì sao cậu bé A-xen lại bị rơi vào chiếc hang rộng vô cùng
D. Kể lại cảnh cậu bé A-xen khám phá ra bí mật của vùng biển Lin-đen-brốc