Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
hoà gà tv
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hương Giang
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 12 2017 lúc 5:12

Những từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô sau khi trận bão đi qua:

    + Một ngày trong trẻo, sáng sủa

    + Cây thêm xanh mượt

    + Nước biển lam biếc đậm đà hơn

    + Cát lại vàng giòn hơn

    + Lưới nặng mẻ cá giã đôi

- Các tính từ miêu tả màu sắc, ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn

- Nổi bật các hình ảnh: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát khiến khung cảnh Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi

→ Tác giả cảm nhận vẻ đẹp Cô Tô sau ngày bão hoàn toàn tinh khiết, lắng đọng

Xem chi tiết

Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả miêu tả qua các từ ngữ, hình ảnh đáng chú ý là:

-Một ngày trong trẻo, sáng sủa;

-Cây thêm xanh mượt;

-Nước biển lam biếc đặm đà hơn;

-Cát lại vàng giòn hơn;

-Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

=> Những từ ngữ, hình ảnh gợi tả cho thấy màu sắc trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi ngời của đảo Cô Tô để lúc bước vào tác phẩm, ta bắt gặp sự sống trong dạng thể vừa rất quen vừa mới sinh nở, rất lạ.

Xem chi tiết
Dương Đình Hưởng
Xem chi tiết
I don
12 tháng 7 2018 lúc 17:54

" Mặt trời lại rọi lên... là là nhịp cánh..." ( đoạn này à)

- Từ láy: dần dần, tròn trĩnh, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm, bình minh, là là

- Tính từ: đầy đủ, tối, phúc hậu, đường bệ, bạc, màu ngọc trai, hồng, sáng, chất bạc nén

---> Gợi tả vẻ đẹp trong sáng, tươi mới của Cô Tô vào buổi sáng khi cơn bão đã qua, tất cả đều sáng sủa, bình yên như ngày nào.

Ngọc Trai
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
12 tháng 4 2022 lúc 21:00
Vẻ đẹp của thiên nhiên:

Huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ

Vẻ đẹp của con người;

xinh đẹp,lộng lẫy,xinh xinh

Nguyễn Ngọc Diễm My💐🌻
14 tháng 3 2023 lúc 20:24

THiên nhiên : Hùng vĩ, thơ mộng, huy hoàng.  

Con người: Xinh đẹp, đáng yêu, xinh xắn           

 

Đào Minh Anh
19 tháng 3 2023 lúc 21:06

Vẻ đẹp của thiên nhiên: hùng vĩ, tráng lệ, huy hoàng

Vẻ đẹp của con người: xinh xắn, đáng yêu, xinh đẹp

 

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Quang Duy
25 tháng 4 2017 lúc 11:50

1.

Bài văn Cô Tô có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn một: từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây". Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đã qua đi.

- Đoạn hai: tiếp theo đến “là là nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô - một cảnh tượng tráng lộ, hùng vĩ và tuyệt đẹp.

- Đoạn ba: từ “Khi mặt trời đã lên” đến hết: Cảnh sinh hoạt buổi sớm trên đảo bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh những người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

2.

Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão:

- Không gian trong trẻo, sáng sủa.

- Cây cối trên đảo thêm xanh mượt.

- Nước biển lam biếc, đậm đà.

- Cát lại vàng giòn.

- Lưới càng thêm nặng mẻ.

Những từ ngữ chủ yếu là tính từ đó cho thấy màu trắng trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sáng của đảo Cô Tô.

3.Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả ttrứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mám bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửtig hồng ". Những so sánh thật bất ngờ, thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng sau đây thì mới thực sự tài hoa ‘Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông,m. Màu sắc hài hoà rực rỡ “đò hồng, bạc, ngọc trai”; chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, đường bệ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.
4.

Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong buổi sáng được tác giả miêu tả tập trung vào một địa điểm quanh cái giếng nước ở ria đảo và những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Cảnh bình dị lao động khẩn trương nhưng lại thanh bình được bộc lộ rõ qua các chi tiết “ cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc... Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đêh cái giếng ngọt, thùng và cong gánh nối tiếp đi đi về về”.

- Cảnh tác giả và mọi người tắm quanh giếng.

Cảnh chị Châu Hoà Mẫn địu con dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.



Nguyễn Hồ Thảo Chi
25 tháng 4 2017 lúc 21:40
1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua. - Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển. - Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô. 2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý: - Một ngày trong trẻo, sáng sủa; - Cây thêm xanh mượt; - Nước biển lam biếc đặm đà hơn; - Cát lại vàng giòn hơn; - Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi. Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô. 3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ. 4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh: - Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh); - Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định); - Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ); Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.
Trịnh Ánh Ngọc
16 tháng 5 2017 lúc 17:33
1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua. - Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển. - Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô. 2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý: - Một ngày trong trẻo, sáng sủa; - Cây thêm xanh mượt; - Nước biển lam biếc đặm đà hơn; - Cát lại vàng giòn hơn; - Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi. Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô. 3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ. 4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh: - Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh); - Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định); - Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ); Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.
minhchau
Xem chi tiết
An Bùi
Xem chi tiết