Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hà Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Tâm Như Yến
21 tháng 1 lúc 21:45

                                              bài làm

  Thuở xưa, thời vua Hùng Vương, đất nước ta có núi cao, sông rộng, trời đẹp nắng vàng, nhưng đồng ruộng thưa thớt, hoa quả chưa có nhiều thứ thơm ngọt như bây giờ. Vua Hùng Vương thứ mười bảy có một người con nuôi đó là tôi, tôi có tài tháo vát và có trí hơn người.

Vua yêu mến tôi rất nhiều, vì vậy thường ban cho của ngon vật quý. Thói thường, các quan được một chút lộc vua thì nâng niu ca tụng; riêng mình tôi bảo: "Của biếu là của lo, của cho là của nợ!" và xem thường các thứ ấy. Việc đến tai vua, vua giận lắm và bảo: "Đã thế ta cho nó cứ trông vào tài sức của nó xem có chết rũ xương ra không?".

     Thế là một buổi sớm, tự nhiên tôi lại thấy lính đến giải cả tôi lẫn vợ con của tôi xuống thuyền, chẳng cho mang theo một cái gì hết. Tôi nói mãi chúng mới để cho đem một cái gươm cùn hộ thân.

     Buồm căng gió, thuyền tròng trành nhằm biển khơi thẳng tiến. Bãi cát trắng, vệt cây xanh trong bờ lần lượt khuất đi, rồi bèo bọt, rác rểu, dấu vết của dân cư cũng không còn nữa, bây giờ chỉ thấy trời với nước xanh ngắt một mầu.

     Hôm sau thuyền đến một đảo nhỏ. Họ để gia đình tôi lên bờ với năm ngày lương thực, một chiếc nồi, rồi nhổ neo quay lái. Ba vợ của tôi bế con nhìn theo chiếc thuyền dần dần ra xa rồi khuất mất, nước mắt nhỏ như mưa. Từ nay có bao giờ nàng lại được cùng hàng xóm chia nhau những bắp ngô đầu mùa, hay nói một câu chuyện gia đình dưới ánh trăngnữa. Quay vào hòn đảo hoang vu nàng lại càng khiếp sợ hãi hùng, không biết rồi đây lấy gì mà ăn để sống tạm cho qua ngày tháng.

  Tôi dắt vợ con tìm được một cái hốc đá ở tạm. Rồi tôi cắp gươm đi thăm dò. Hòn đảo quả thật hoang vu, chỉ có ít cây cỏ lơ thơ và mấy loài chim biển. Tìm mãi mới thấy vài thứ quả chát chua và rau dại ăn tạm cho đỡ đói. Từ đấy, ngày ngày tôi trồng rau và tìm quả, nàng Ba thì ra bờ biển mò con ngao, cái hến. Đứa con lớn của tôi bắt chước tôi cũng cặm cụi làm bẫy đánh chim.

     Nhưng rồi chim dần dần quen bẫy, có khi suốt ngày thằng bé không bắt được một cái lông. Cá nhiều nhưng không lưới, quả thì có mùa. Cho nên thức ăn chính của vợ chồng con cái tôi vẫn là mấy thứ rau dại mà tôi trồng thành rau vườn. Cuộc đời của gia đình tôi vô cùng lao đao, vất vả, chẳng khác giống chim muông bao nhiêu. Tuy vậy tôi vẫn tin rằng một ngày kia, mình có thể làm cho đời sống khá lên.

     Một hôm có con chim đương ăn ngoài bãi thấy tôi đến, vội bay đi, bỏ lại một miếng mồi đo đỏ. Tôi cầm lên xem thì là một mảnh quả dưa bằng hai ngón tay. Tôi nghĩ thầm chim ăn được có lẽ người cũng ăn được, bèn nếm thử thì thấy có vị ngọt. Tôi ăn hết miếng dưa và nhặt hạt gói lại. Ngồi nghỉ một lát thấy mát ruột, đỡ đói, tôi có ý mừng, lấy gươm xới một khoảnh đất mà gieo hạt xuống.

     Ít ngày sau mấy hạt da mọc mầm đâm lá, bò tỏa ra khắp khoảnh đất. Nàng Ba cũng giúp tôi sớm chiều săn sóc mấy dây dưa lạ. Vợ chồng tôi hồi hộp trông thấy mấy cái hoa đầu tiên hé nở, rồi hoa kết quả, lúc đầu bằng ngón tay út, ít lâu sau đã như con chuột, rồi con lợn con. Thấy nó lớn mãi như không bao giờ thôi, tôi cũng không biết lúc nào nên hái. Một buổi sớm tinh mơ, nghe tiếng quạ kêu ngoài bãi, nàng Ba bảo chồng:

   - Ở đây hoang vắng, quạ không tụ họp bao giờ, nay chúng nó kêu inh ỏi một nơi, tất là có sự lạ. Anh ra xem thế nào!

    Tôi ra đến bãi thì đàn quạ bay đi bỏ lại quả dưa chúng vừa mổ thủng vài nơi. Tôi cắt dưa về. Khi tôi bổ dưa ra, cả nhà tôi lóa mắt vì mầu đỏ tươi của ruột dưa.    Đây đó giữa mầu đỏ, có những hạt đen như hạt huyền và bọc ngoài một lớp vỏ trắng viền xanh. Hai đứa bé thèm nhỏ nước rãi, nàng Ba thì cứ tấm tắc khen quả trông ngon mắt. Tôi cẩn thận cắt cho mỗi người một mảnh nhỏ ăn thử. Bốn người như một, khen ngợi cái vị thanh ngọt, cái mùi thơm nhẹ nhàng của quả lạ, ăn vào không những không xót ruột lại còn thấy đỡ khát và khỏe người ra. Đến trưa, tôi mạnh dạn bổ hết quả dưa cho con ăn đến no.

     Bấy giờ cả nhà tôi mừng rỡ, bồng bế nhau ra bãi, chọn những quả sẫm mầu dưa đem về, còn lại thì thay phiên nhau canh quả. Và từ đấy, gia đình tôi cứ trồng thêm ra mãi. Tất cả nông cụ chỉ gồm có một cái gươm cùn và mấy hòn đá mài bén, vì vậy thêm một gốc dưa là thêm không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Nhưng gia đình tôi chăm sóc hết lòng, nhờ vậy giống dưa càng ngày càng sai, quả càng to, thịt dày thêm mãi, vỏ mỏng dần đi, vị càng thơm ngọt.

     Cứ mỗi lần hái dưa, tôi lấy mấy quả đánh dấu thả ra biển. Dưa trôi biệt tăm tích không biết bao lần, trăng non rồi trăng già không biết bao bận, tôi vẫn không ngã lòng. Quả nhiên một hôm có một chiếc thuyền ghé đến hỏi xem ai đã trồng được giống dưa quý, để đổi về đem bán trên đất liền. Từ đấy tôi đổi được các thức ăn dùng thường ngày và còn cất được một cái nhà lá xinh xinh.

     Ít lâu sau, vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình tôi ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng tôi, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu tôi về phục lại chức vị cũ trong triều đình.

     Tôi đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà tôi ở, được gọi là Châu An Tiêm.

                                                                               HẾT

Bạn nói mình kể lại những ngày đầu tiên Mai An Tiêm bị đày ra đảo hoang thôi nhưng mình kể lại hết câu chuyện cho nắm bắt câu chuyện này hơn

                               nhớ tick đúng chi mik nhé 

 

 

 

 

Tuấn Anh Hoàng
Xem chi tiết
Gia Hưng
18 tháng 3 2022 lúc 13:04

đây là đề thi mà

Tình Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Phạm Phương Trang
14 tháng 3 2022 lúc 19:42

1. PTBĐ chính: tự sự

2. gắn với nhân vật Mai An Tiêm ở đảo hoang.

3. Bởi vì vua Hùng nghĩ rằng đứa con của mình đã biết cách nuôi sống bản thân, gia đình hơn trước đây.

4. Em sẽ không nản chí, bỏ cuộc. Em sẽ luôn kiên trì, chăm chỉ học tập và làm việc để có thể giải quyết hoàn cảnh khó khăn mà mình gặp phải.

Tình Nguyễn
Xem chi tiết
Tình Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Lan
17 tháng 3 2022 lúc 22:04

1. Truyện truyền thuyết là thể loại truyện dân gian kể về những nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử, có các yếu tố hư cấu kì ảo. Truyện kể về những người anh hùng lập được những chiến công hoặc lí giải nguồn gốc của các phong tục, tập quán. Mạch kể chuyện tuyến tính. Lời kể trang trọng, mang tính chất ngợi ca.

3 truyện truyền thuyết: Sự tích Hồ Gươm, Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh, Thủy Tinh

2. PTBĐC: tự sự.

3. Truyện giải thích nguồn gốc quả dưa hấu gắn với nhân vật Mai An Tiêm và địa danh huyện Nga Sơn.

4. Vì khi đày Mai An Tiêm ra đảo hoang vua nghĩ Mai An Tiêm đã chết nên rất đau lòng thương xót. Biết được Mai An Tiêm còn sống nên vua rất vui mừng.

5. Khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc, em nên tìm cách để vượt qua được khó khăn đó, không nên bỏ cuộc, buông xuôi. Có như vậy, em sẽ đạt được thành công, mọi điều mong muốn trong cuộc sống.

Tнầи Tнιêи
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 2 2022 lúc 19:58

1. PTBĐ: Tự sự

2. Nhân vật Mai An Tiêm và hòn đảo nơi gia đình An Tiêm từng ở

3. Vì vua ăn quả dưa lạ, biết được quả dưa đó do An Tiêm trồng. 

4. Cụm ĐT: đã chết rồi, bùi ngùi thương xót,  ai đã trồng, đem thuyền ra đón, trở về nhà, đem về tặng, liền vào với đất.

Cụm TT: rất ngon miệng, rất vui mừng, rất mừng rỡ, ngon hơn cả

Từ láy: bùi ngùi

Từ ghép: gia đình, đảo hoang, thương xót, quả dưa, vui mừng, mừng rỡ, bà con, lối xóm, gieo trồng, dưa hấu, ngày nay, hòn đảo.

5. Câu này chị nghĩ em nên tự nêu suy nghĩ của em thì nó sẽ hay và chân thật hơn em nhé. 

Ngô Minh Đức
Xem chi tiết
Trần Diệu Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Cao Phương Ngân
Xem chi tiết

Đố ai đã bị đi đày,

Chỉ vì câu nói,đêm ngày đảo xa.

Rồi sau đó được vua tha,

Về đem dưa hấu,đậm đà thơm ngon.

là : MaI AN TIÊM

                                        

Khách vãng lai đã xóa

Trả lời:

Mai An Tiêm

HT

Khách vãng lai đã xóa

Mai An Tiêm nhé

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 9 2023 lúc 7:35

Tham khảo!

Chúng ta luôn nghĩ về những người thân yêu trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn bởi gia đình là điểm tựa tinh thần của mỗi người, là nơi chúng ta gắn bó, trưởng thành. Mỗi thành viên trong gia đình đều yêu thương, đùm bọc, chia sẻ mọi buồn vui với nhau, khi xa nhau luôn nghĩ về để mong muốn được an ủi động viên, mong muốn được chia sẻ để vượt qua mọi khó khan thử thách.