Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 5 2019 lúc 14:08

=> Đáp án A

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 1 2018 lúc 12:29

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

2. Thân bài:

- Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ

Về nội dung

* Xuân Diệu đã phát hiện ra thiên đường ngay trên mặt đất, không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc ngay trong tầm tay của chúng ta:

- Đó là bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ sắc màu, niềm vui và sức sống, được thể hiện qua hàng loạt các hình ảnh : ong bướm, hoa lá, yến anh, tuần tháng mật...

   +) Màu sắc: màu xanh rì của đồng nội, màu của lá non, màu của cành tơ phơ phất...=> Gợi hình ảnh non tơ, mơn mởn.

   +) Âm thanh: khúc tình si của yến anh

- Bức tranh thiên nhiên ấy còn được vẽ lên với vẻ xuân tình: mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật được hình dung trong quan hệ như với người yêu, người đang yêu, như tình yêu đôi lứa trẻ tuổi, say đắm. Các cặp hình ảnh sóng đôi như ong bướm, yến anh càng làm bức tranh thiên nhiên thêm tình ý.

=> Xuân Diệu đã khơi dậy vẻ tinh khôi, gợi hình của sự vật, nhà thơ không nhìn sự vật ấy bằng cái nhìn thưởng thức mà bằng cái nhìn luyến ái, khát khao chiếm hữu.

- Bức tranh thiên nhiên đời sống con người càng đằm thắm, đáng yên hơn khi:

“Mỗi……môi gần”

=> Với Xuân Diệu cuộc sống là vui và mùa xuân là đẹp nhất.

* Tâm trạng của nhà thơ

- Niềm sung sướng hân hoan, vui say ngây ngất trước vẻ đẹp của cuộc sống trần gian.

- Tâm trạng vội vàng, nuối tiếc thời gian, nuối tiếc mùa xuân ngay cả khi sống giữa mùa xuân.

Về nghệ thuật

- Mới mẻ trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống; quan niệm thẩm mĩ hiện đại; phép điệp, liệt kê, so sánh, chuyển đổi cảm giác.

- Cấu trúc dòng thơ hiện đại.

3. Kết Bài: Đánh giá

Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu.

Tình yêu đời của Xuân Diệu đem đến quan niệm nhân sinh tích cực.

Ha My
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 2 2021 lúc 14:25

1. Phương thức biểu đạt chủ yếu : Biểu cảm

2. Nội dung : Vẻ đẹp của mùa xuân.

3. Nghệ thuật : so sánh "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"

=> Tác dụng : Cho thấy được tháng giêng là những ngày đẹp.

4. CN : Tháng giêng.

VN : ngon như một cặp môi gần

minh nguyet
28 tháng 2 2021 lúc 13:51

1. 

PTBD: biểu cảm

2.

Đoạn trích thể hiện niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc, tha thiết với cuộc đời đến cuồng nhiệt

3. 

BPNT:

so sánh (Tháng giêng ngon như một cặp môi gần) 

=>Cách so sánh lấy vẻ đẹp con người làm chuẩn mực

điệp từ (này đây)

=>Miêu tả khu vườn xuân vui tươi, ấm áp, đầy hương sắc, đầy âm thanh

4.

Biện pháp so sánh làm cho người đọc thấy sự ngọt ngào, dịu dàng của mùa xuân

 

 

ĐẶNG THỊ PHƯƠNG ĐÔNG
Xem chi tiết
Huyền Diệu Nguyễn
Xem chi tiết
Chou Chou
Xem chi tiết
Chung Trần Quang
Xem chi tiết
Đỗ Thị Khánh Huyền
Xem chi tiết
Hoan Nguyen
17 tháng 3 2022 lúc 11:20

*TK*

Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, hồn thơ Xuân Diệu luôn tha thiết gắn bó với thiên nhiên, với cuộc sống và con người.
"Vội vàng" là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8, thể hiện một lòng ham muốn cuồng nhiệt nhưng luôn bị ám ảnh bởi quy luật thời gian và sự hữu hạn của kiếp người.
Đoạn thơ sau đây có lẽ là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ "Vội vàng":
"Của ong bướm...
........ mới hoài xuân"
Đoạn thơ tập trung thể hiện cái nhìn trẻ trung, tươi mới của Xuân Diệu đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người. Qua đó thể hiện một cách nhìn đời, quan niệm sống, quan niệm thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của chính nhà thơ:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi"
Cả đoạn thơ như chất đầy vẻ đẹp của cuộc sống mà mỗi câu thơ là một phát hiện mới mẻ, tinh tế của Xuân Diệu đó là kết tinh của cái đẹp: mật "của ong bướm", "hoa của đồng nội","khúc nhạc tình" của chim yến, chim anh, "mùa xuân của đất trời" và có cả "cặp môi" của người thiếu nữ. Một mùa xuân với vẻ đẹp của tháng giêng tràn đầy sức sống: "ong bướm, hoa cỏ, chim muông, ánh sáng, âm thanh". Tất cả như vừa mới từ cuộc đời tràn vào trong thơ còn đang tươi nguyên sắc màu, còn ấm nóng hơi thở của cuộc sống tác động vào mọi giác quan của người đọc như mời mọc, như quyến rũ. Đoạn thơ như một khúc nhạc liệt với nhịp điệu dồn dập, những câu thơ như cứ tuông thẳng ra từ dòng thác tâm hồn, từ máu thịt của một hồn thơ yêu cuộc sống đến mãnh liệt. Câu nọ cứ tràn sang câu kia, ý nọ tiếp ý kia như một đợt sóng liên tiếp không ngừng, không nghỉ. Những điệp ngữ "này đây" như có một bàn tay đang chỉ vào một sự vật cụ thể mà tính, mà đếm, mà kể cho hết những cái đẹp của cuộc đời. Nó vừa là tiếng reo vui háo hức, vừa là lời mời gọi tha thiết. Xuân Diệu như muốn đem tất cả cái đẹp của trần thế mà trao tặng, mà hiến dâng cho con người, kết cấu của từng câu thơ cũng thường xuyên thay đổi tác giả liên tiếp dùng phép đảo ngữ tạo nên nhịp điệu sôi nổi, háo hức cho cả đoạn thơ.
Đằng sau bức tranh tươi mới của cuộc sống ta bắt gặp một cách nhìn đời, quan niệm sống, quan niệm thẩm mĩ của chính nhà thơ. Xuân Diệu nhìn cuộc sống bằng cặp mắt "xanh non", bằng một con mắt trẻ trung đầy ham muốn, đầy khát vọng đó là con mắt thoát ra khỏi cái nhìn ước lệ để nhìn trực tiếp vào cuộc sống, để từ đó nhà thơ có thể phát hiện ra những cái tinh tế, sâu sắc của cuộc sống. Đối với Xuân Diệu cái đẹp nằm ngay trong cuộc sống trần thế. Cuộc sống xung quanh ta rất đẹp, rất quyến rũ và rất đáng sống, không cần phải thoát li thực tại cứ bám chặt lấy mảnh đất trần thế mà tận hưởng cho hết cái đẹp mà tạo hoá đã ban tặng cho con người đây là một quan niệm sống rất nhân văn.
Quan niệm thẩm mĩ của nhà thơ cũng xuất phát từ tính nhân văn, chủ nghĩa nhân văn. Trong văn học trung đại, các nhà thơ coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp cho nên họ miêu tả cái đẹp của con người bằng cái đẹp của thiên nhiên. Còn các nhà thơ mới như Xuân Diệu coi con người là chuẩn mực của cái đẹp nên miêu tả cái đẹp của thiên nhiên bằng cái đẹp của con người, chính vì vậy mà Xuân Diệu đã sáng tạo ra những hình ảnh tuyệt mĩ:
"Và này đây ánh sáng chớp hàng mi"
Nhà thơ có một cách so sánh táo bạo, mới mẻ:
"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
Cái đẹp, cái hấp dẫn của tháng giêng, của mùa xuân qua cách so sánh của Xuân Diệu càng trở nên cụ thể, thậm chí rất vật chất.
Hai câu cuối đoạn thơ:
"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"
Thể hiện ý tưởng đoạt lấy sự sống, đoạt lấy thời gian tranh thủ để tận hưởng hạnh phúc lớn nhất của con người giữa mùa xuân, tuổi trẻ & tình yêu.
Đoạn thơ đã huy động hàng loạt từ ngữ, hình ảnh đẹp giàu sức gợi tả, giọng thơ sôi nổi, vui tươi đầy sức lôi cuốn.
Đoạn thơ này nói riêng và cả bài thơ nói chung thể hiện rất rõ cái tôi của Xuân Diệu: một cặp mắt xanh non háo hức, một trái tim sôi nổi yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, một quan điểm thẩm mĩ mới mẻ: lấy con người, tuổi trẻ & tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp.

 
kodo sinichi
17 tháng 3 2022 lúc 12:00

ham khảo 

Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, hồn thơ Xuân Diệu luôn tha thiết gắn bó với thiên nhiên, với cuộc sống và con người.
"Vội vàng" là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8, thể hiện một lòng ham muốn cuồng nhiệt nhưng luôn bị ám ảnh bởi quy luật thời gian và sự hữu hạn của kiếp người.
Đoạn thơ sau đây có lẽ là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ "Vội vàng":
"Của ong bướm...
........ mới hoài xuân"
Đoạn thơ tập trung thể hiện cái nhìn trẻ trung, tươi mới của Xuân Diệu đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người. Qua đó thể hiện một cách nhìn đời, quan niệm sống, quan niệm thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của chính nhà thơ:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi"
Cả đoạn thơ như chất đầy vẻ đẹp của cuộc sống mà mỗi câu thơ là một phát hiện mới mẻ, tinh tế của Xuân Diệu đó là kết tinh của cái đẹp: mật "của ong bướm", "hoa của đồng nội","khúc nhạc tình" của chim yến, chim anh, "mùa xuân của đất trời" và có cả "cặp môi" của người thiếu nữ. Một mùa xuân với vẻ đẹp của tháng giêng tràn đầy sức sống: "ong bướm, hoa cỏ, chim muông, ánh sáng, âm thanh". Tất cả như vừa mới từ cuộc đời tràn vào trong thơ còn đang tươi nguyên sắc màu, còn ấm nóng hơi thở của cuộc sống tác động vào mọi giác quan của người đọc như mời mọc, như quyến rũ. Đoạn thơ như một khúc nhạc liệt với nhịp điệu dồn dập, những câu thơ như cứ tuông thẳng ra từ dòng thác tâm hồn, từ máu thịt của một hồn thơ yêu cuộc sống đến mãnh liệt. Câu nọ cứ tràn sang câu kia, ý nọ tiếp ý kia như một đợt sóng liên tiếp không ngừng, không nghỉ. Những điệp ngữ "này đây" như có một bàn tay đang chỉ vào một sự vật cụ thể mà tính, mà đếm, mà kể cho hết những cái đẹp của cuộc đời. Nó vừa là tiếng reo vui háo hức, vừa là lời mời gọi tha thiết. Xuân Diệu như muốn đem tất cả cái đẹp của trần thế mà trao tặng, mà hiến dâng cho con người, kết cấu của từng câu thơ cũng thường xuyên thay đổi tác giả liên tiếp dùng phép đảo ngữ tạo nên nhịp điệu sôi nổi, háo hức cho cả đoạn thơ.
Đằng sau bức tranh tươi mới của cuộc sống ta bắt gặp một cách nhìn đời, quan niệm sống, quan niệm thẩm mĩ của chính nhà thơ. Xuân Diệu nhìn cuộc sống bằng cặp mắt "xanh non", bằng một con mắt trẻ trung đầy ham muốn, đầy khát vọng đó là con mắt thoát ra khỏi cái nhìn ước lệ để nhìn trực tiếp vào cuộc sống, để từ đó nhà thơ có thể phát hiện ra những cái tinh tế, sâu sắc của cuộc sống. Đối với Xuân Diệu cái đẹp nằm ngay trong cuộc sống trần thế. Cuộc sống xung quanh ta rất đẹp, rất quyến rũ và rất đáng sống, không cần phải thoát li thực tại cứ bám chặt lấy mảnh đất trần thế mà tận hưởng cho hết cái đẹp mà tạo hoá đã ban tặng cho con người đây là một quan niệm sống rất nhân văn.
Quan niệm thẩm mĩ của nhà thơ cũng xuất phát từ tính nhân văn, chủ nghĩa nhân văn. Trong văn học trung đại, các nhà thơ coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp cho nên họ miêu tả cái đẹp của con người bằng cái đẹp của thiên nhiên. Còn các nhà thơ mới như Xuân Diệu coi con người là chuẩn mực của cái đẹp nên miêu tả cái đẹp của thiên nhiên bằng cái đẹp của con người, chính vì vậy mà Xuân Diệu đã sáng tạo ra những hình ảnh tuyệt mĩ:
"Và này đây ánh sáng chớp hàng mi"
Nhà thơ có một cách so sánh táo bạo, mới mẻ:
"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
Cái đẹp, cái hấp dẫn của tháng giêng, của mùa xuân qua cách so sánh của Xuân Diệu càng trở nên cụ thể, thậm chí rất vật chất.
Hai câu cuối đoạn thơ:
"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"
Thể hiện ý tưởng đoạt lấy sự sống, đoạt lấy thời gian tranh thủ để tận hưởng hạnh phúc lớn nhất của con người giữa mùa xuân, tuổi trẻ & tình yêu.
Đoạn thơ đã huy động hàng loạt từ ngữ, hình ảnh đẹp giàu sức gợi tả, giọng thơ sôi nổi, vui tươi đầy sức lôi cuốn.
Đoạn thơ này nói riêng và cả bài thơ nói chung thể hiện rất rõ cái tôi của Xuân Diệu: một cặp mắt xanh non háo hức, một trái tim sôi nổi yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, một quan điểm thẩm mĩ mới mẻ: lấy con người, tuổi trẻ & tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 5 2018 lúc 11:36

=> Đáp án D

Hah Gấune
Xem chi tiết