Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra. Từ đó xác định tình huống kịch và cho biết đó có phải là tình huống đặc trưng của hài kịch không? Vì sao?
Câu 2: Tình huống bất thường nào của cuộc sống đã khiến con người đối diện với vầng trăng?
a)Xác định các từ nhữ biểu thị sự bất thường của cuộc sống.
b)Hãy tóm tắt ngắn gọn tình huống và nêu ý nghĩa đặc biệt của tình huống đó trong bà thơ Ánh trăng.
Tình huống bất thường của cuộc sống đã khiến con người đối diện với trăng: thình lình điện tắt làm phòng building bỗng nhiên tối om.
a. Các từ ngữ biểu thị sự bất thường của cuộc sống: thình lình và đột ngột.
b. Tóm tắt: Nơi phố thị đèn điện sáng rực, người ta không còn chú ý nhìn ánh trăng sáng dịu hiền như ngày nào còn gian khó. Nhưng thình lình đèn điện tắt làm phòng building tối om. Như một phản xạ tự nhiên, con người vội bật tung của sổ để kiếm tìm nguồn ánh sáng, tránh đi cái tối om, ngột ngạt \(\Rightarrow\) người và trăng đột ngột gặp nhau.
Ý nghĩa đặc biệt của tình huống đó: khoảnh khắc bất ngờ tạo nên một bước ngoặt cảm xúc, làm người không khỏi ngỡ ngàng, bàng hoàng, khi gặp lại người bạn tri kỷ, nghĩa tình. Trăng xuất hiện đột ngột có sức lay động mạnh mẽ, làm thức tỉnh cảm xúc, lương tri con người.
Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển của hành động kịch?
Tình huống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vở kịch. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến sự việc, buộc nhân vật phải hành động, bộc lộ tính cách, phẩm chất, tư tưởng, quan điểm…
Xung đột kịch: Ngọc (chồng Thơm) dẫn lính đi lùng bắt cán bộ, du kích. Thái và Cửu chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ sẽ được yên, hoặc che giấu họ ngay trong nhà mình, vô cùng nguy hiểm. Thơm quyết định che dấu cán bộ, chiến sĩ và đứng hẳn về phía cách mạng
- Sự xuất hiện của Thái, Cửu đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo hướng khác: Trong hoàn cảnh nguy kịch, lòng tin của người cán bộ với nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới thành bại của cách mạng
Xác định tình huống truyện. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện?
- Tình huống truyện: Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le giữa người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn lao tù.
- Việc xây dựng tình huống truyện như vậy làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi khác thường của các nhân vật (Huấn Cao lặng nghĩ mỉm cười; quản ngục, thơ lại khúm núm, run rẩy; Huấn Cao tỏa sáng uy nghi giữa chốn ngục tù); làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái tài, cái dũng, cái thiên lương. Góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật, tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.
2. Xác định tình huống truyện. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện?
TK
- Tình huống truyện: xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ của Huấn Cao – người tử tù đang bị áp giải về kinh lĩnh án chém và viên quản ngục – người cai quản chốn ngục tù tối tăm. Một người là tên đại nghịch cầm đầu để nổi loạn, nay bị bắt còn một người là viên quản ngục đại diện cho trật tự xã hội đương thời (đại diện cho quyền lực tối tăm nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa). Ấy vậy mà, họ đều là những người nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật họ là tri kỷ.
- Việc xây dựng tình huống truyện vậy có tác dụng trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính của cho câu chuyện: Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, đầy kịch tính. Điều này cho thấy mối quan hệ éo le giữa những tâm hồn nghệ sĩ. Đồng thời, cho thấy giữa cái đẹp, cái thiên lương với quyền lực độc ác, tối tăm cuối cùng cái thiên lương đã thắng thế. Chính tình huống độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp cúa hình lượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục.
Tình huống kịch được miêu tả trong đoạn trích là gì? Trước tình huống đó, mỗi nhân vật đã có những phản ứng, hành động như thế nào? Những phản ứng, hành động đó thể hiện đặc điểm tính cách gì của nhân vật?
- Tình huống kịch: mâu thuẫn giữa dân, những người thợ xây đài và tầng lớp vua chúa phong kiến ngày càng gay gắt. Lợi dụng tình hình đó, phe phản nghịch, đứng đầu là Quận công Trịnh Duy Sản đã nổi loạn giết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm…Còn lôi kéo cả binh lính, dân chứng và chính người thợ xây đài nổi dậy đốt Đài Cửu Trùng đang xây dở.
- Phản ứng, hành động của các nhân vật:
+ Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.
+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.
⇒ Qua đó có thể thấy Đan Thiềm là người có bản chất tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh cả mạng sống mình để bảo vệ người tài. Còn Vũ Như Tô là một người chính trực, không chịu khuất phục, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nghệ thuật.
Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta sẽ phải viết loại văn bản hành chính? Tên mỗi loại văn bản ứng với mỗi trường hợp đó là gì?
1. Có sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy.
2. Thầy Hiệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua.
3. Có một sự việc làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó.
4. Hôm qua đi học về chẳng may gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được.
5. Có một địa danh rất nổi tiếng ở gần trường, cả lớp đều muốn thầy, cô giáo chủ nhiệm tổ chức cho đi tham quan.
6. Bị ốm không đi tham quan được, bạn em rất muốn biết về buổi tham quan ấy.
1. Viết thông báo
2. Viết báo cáo
3. Viết đơn xin phép
4. Viết đơn xin phép nghỉ học
5. Viết giấy đề nghị
6. Không cần phải viết văn bản hành chính.
Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột kịch, tác giả cần tạo được tình huống. Trong cảnh ba này, tình huống đó là gì? Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ như thế nào?
Mâu thuẫn cơ bản trong vở kịch:
- Tình trạng ngưng trệ sản xuất tới lúc cần phải giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt, mạnh bạo
+ Giám đốc Hoàng Việt quyết định mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới
+ Lời công bố gây bất ngờ với nhiều người (Phó giám đốc, Quản đốc phân xưởng)
- Phản ứng của Trưởng phòng Tổ chức lao động, Trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, quỹ lương
- Phản ứng của Quản đốc phân xưởng Trương, liên quan tới hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Quốc Việt khẳng định không cần vị trí
- Những xung đột gay gắt trên chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ
Cảnh ba này đã diễn ra mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật: tiên tiến, dám nghĩ dám làm, người bảo thủ, máy móc
Hãy nêu tóm tắt những đặc trưng của kịch, các kiểu loại kịch và yêu cầu về đọc kịch bản văn học.
* Đặc trưng của kịch:
- Tái hiện xung đột trong cuộc sống thông qua diễn biến của cốt truyện kịch, qua lời thoại, hành động nhân vật kịch
* Các tiểu loại kịch:
- Xét về mặt nội dung, ý nghĩa xung đột: bi kịch, hài kịch, chính kịch
- Xét theo hình thức ngôn ngữ: kịch nói, kịch thơ, ca kịch
* Yêu cầu về đọc kịch bản văn học:
- Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn, hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích
- Chú ý tới lời thoại của nhân vật (xác định được quan hệ, tính cách nhân vật
- Phân tích hành động kịch (nổi bật xung đột, diễn biến cốt truyện
- Nêu chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm
Trong các tình huống sau, tình huống nào người viết không phải viết văn bản hành chính?
A. Có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy.
B. Thầy hiệu trưởng hoặc thầy cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua.
C. Có một sự việc làm em hết sức xúc động muốn ghi lại những cảm xúc đó.
D. Hôm qua đi học về chẳng qua bị mưa, hôm nay em bị sốt không thể đến lớp được.
Xác định và phân tích tình huống truyện, các chi tiết nói về không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
- Tình huống truyện: Phăng-tin là một người phụ nữ bất hạnh khó khăn, nhưng rất yêu thương con của mình. Cô đã phải bán tóc, bán răng, bán thân để có tiền chữa trị cho con. Truyện đã đẩy Phăng-tin vào một tình huống éo le để thấy được tấm lòng và tình yêu của Phăng-tin đối với con gái mình.
- Chi tiết về không gian: trong một căn gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng độ.
- Chi tiết về thời gian: buổi chiều, ban tối, trời chưa sáng.
- Ý nghĩa của tình huống truyện và những chi tiết đó: làm nổi bật chủ đề của câu chuyện, lột tả được tình cảm, sự hy sinh của Phăng-tin đối với Cô-dét.