Cho ba điện trở \(R_1=3\Omega,R_2=4\Omega\) và \(R_3=6\Omega\). Tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm ba điện trở này mắc nối tiếp.
cho \(R_1;R_2;R_3\) mắc nối tiếp , biết \(R_1\)=1Ω;\(R_2=2\Omega;R_3=2\Omega;U_{AB}=16V\) TÌM
a)điện trở tương đương của đoạn mạch
b)hiệu điện thế đầu mỗi điện trở
\(R_{tđ}=R_1+R_2+R_3=1+2+2=5\Omega\)
\(I_1=I_2=I_3=I=\dfrac{U}{R}=\dfrac{16}{5}=3,2A\)
\(U_1=I_1\cdot R_1=1\cdot3,2=3,2V\)
\(U_2=U_3=3,2\cdot2=6,4V\)
Một đoạn mạch gồm ba điện trở \(R_1\)= 3Ω, \(R_2\)=5Ω. \(R_3\)= 4Ω mắc nối tiếp giữa 2 đầu đoạn mạch AB. Biết cường độ dòng điện trong mạch là 500mA. Hãy tính:
a)Điện trở tương đương của mạch điện
b)Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch
c)Hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở thành phần
Tóm tắt :
\(R_1=3\Omega\)
\(R_2=5\Omega\)
\(R_3=4\Omega\)
\(R_1ntR_2ntR_3\)
\(I_{AB}=500mA=0,5A\)
a) Rtđ =?
b) UAB =?
c) I1 =? ; I2= ?; I3 =?
GIẢI :
a) Vì \(R_1ntR_2ntR_3\) (đề cho) nên :
Điện trở tương đương toàn mạch là :
\(R_{tđ}=R_1+R_2+R_3=3+5+4=12\Omega\)
b) Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là :
\(U_{AB}=I_{AB}.R_{tđ}=0,5.12=6\left(V\right)\)
c) Vì \(R_1ntR_2ntR_3\) nên :
I1 = I2 = I3 = IAB = 0,5A
Hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R1 là :
\(U_1=R_1.I_1=3.0,5=1,5\left(V\right)\)
Hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R2 là :
\(U_2=R_2.I_2=5.0,5=2,5\left(V\right)\)
Hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R3 là :
\(U_3=R_3.I_3=4.0,5=2\left(V\right)\)
â) Điện trở tương đương của mạch điện :
Rtd =R1 +R2 + R3 (vi R1 nt R2 nt R3 )
=3+5+4=12 (\(\Omega\))
b) Ta co : I =\(\dfrac{U}{R_{td}}\)
=> U = I . Rtd = 0,5 . 12 = 6 (V)
c ) Vi R1 nt R2 nt R3 , ta co :
I = I1 =I2 = I3 = 0,5 A
Hieu dien the giữa 2 đầu mỗi điện trở lần lượt là :
I1 =\(\dfrac{U_1}{R_1}\) => U1 = I1 . R1 = 0,5 .3 =1,5 ( V)
I2 =\(\dfrac{U_2}{R_2}\) => U2 = I2 .R2 = 0,5 . 4=2 (V)
I3 =\(\dfrac{U_3}{R_3}\) => U3 = I3 . R3 = 0,5 . 5 = 2,5 (V)
a) Vì R1 nt R2 nt R3 nên Rtđ = R1 + R2 + R3 = 3 + 5 + 4 = 12 ( Ω )
b) Do R1 nt R2 nt R3 nên Im = I1 = I2 = I3 = \(\dfrac{U}{R_{tđ}}\) = \(\dfrac{U}{12}\) = 500 ( mA ) = 0,5 ( A )
=> U = Im . Rtđ = 0,5 . 12 = 6 ( V )
c) Hiệu điện thế giữa 2 đầu các điện trở là :
U1 = I1 . R1 = 0,5 . 3 = 1,5 ( V )
U2 = I2 . R2 = 0,5 . 5 = 2,5 ( V )
U3 = I3 . R3 = 0,5 . 4 =2 ( V )
Cho mạch điện sơ đồ như hình H4.1, trong đó:
\(R_1=80\Omega\), \(R_2=60\Omega\)
\(R_3=40\Omega\), ampe kế A chỉ 0,15A.
a)Vẽ chiều dòng điện trong mạch. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Cho mạch điện gồm 3 điện trở \(R_1=8\Omega\) , \(R_2=6\Omega\) và \(R_3\) được mắc nối tiếp với nhau và mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế \(U=48V\) . Cường độ dòng điện chạy qua \(R_3\) là \(2A\)
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch trên
b) Tính điện trở \(R_3\)
Vì 3 điện trở mắc nối tiếp nên
\(I=I_1=I_2=I_3=2A\)
Điện trở tương đương là
\(R=\frac{U}{I}=24\Omega\)
Mặt khác \(R=R_1+R_2+R_3\)
⇒ \(R_3=24-8-6=10\Omega\)
Giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế ko đổi \(U=12V\) ngta mặc nối liên tiếp điện trở \(R_1=25\Omega\) và một biến trở có điện trở lớn nhất \(R_2=15\Omega\)
hỏi:
a) Khi \(R_2=15\Omega\) Tính điienj trở tương đương của mạch và cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở khi đó
a, Cường độ tương đương của mạch:
\(R_{tđ}=R_1+R_2=40\Omega\)
Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở:
\(I=\dfrac{U}{R_1+R_2}=\dfrac{12}{25+15}=0,3A\)
b, Đổi \(S=0,06mm^2=0,06.10^{-6}m^2\)
Công thức tính điện trở:
\(R=\rho\dfrac{\iota}{S}\Rightarrow l=\dfrac{RS}{\rho}\)
Thay số vào: \(\left(15.0,06.10^{-6}\right)/0,5.10^{-6}=\dfrac{9}{5}=1.8m\)
a)Điện trở tương đương trong mạch: \(R=R_1+R_2=25+15=40\Omega\)
Dòng điện qua mạch: \(I=\dfrac{U}{R}=\dfrac{12}{40}=0,3A\)
Hai điện trở mắc nối tiếp\(\Rightarrow I_{R1}=I_{R2}=I_{mạch}=0,3A\)
b)Chiều dài dây dẫn:
\(R=\rho\dfrac{l}{S}\Rightarrow l=\dfrac{R\cdot S}{\rho}=\dfrac{15\cdot0,06\cdot10^{-6}}{0,5\cdot10^{-6}}=1,8m\)
CHo đoạn mạch AB gồm hai điẹn trở \(R_1=12\Omega\) mặc nối với \(R_2=36\Omega\) . Đặt hiệu điện thế không đổi U=12V giữa hai đầu đoannj mạch AB
- Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
- Tính cường độ dòng điện của đoạn mạch AB
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB:
\(R_{tđ}=R_1+R_2=12+36=48\left(\Omega\right)\)
Cường độ dòng điện trong mạch AB:
\(I=\dfrac{U}{R_{tđ}}=\dfrac{12}{48}=0,25\left(A\right)\)
Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó \(R_1=15\Omega,R_2=10\Omega,R_3=18\Omega,R_4=9\Omega\). Hai đèn \(Đ_1,Đ_2\) có điện trở bằng nhau. Biết khi mắc 2 đầu A và B nguồn điện \(\xi=\xi_1=30V\), \(r=r_1=2\Omega\) hoặc nguồn \(\xi=\xi_2=36V\), \(r=r_2=4\Omega\) thì công suất mạch ngoài vẫn bằng 72W và 2 bóng đèn đều sáng bình thường.
a, Tính công suất và HĐT định mức của mỗi đèn. Dùng nguồn nào có lợi hơn?
b, Thay 2 nguồn trên bằng nguồn mới \(\xi_3,r_3\) sao cho hiệu suất của nguồn bằng 50% và 2 đèn đều sáng bình thường. Tính \(\xi_3,r_3\)
a/cần tối thiểu bao nhiên điện trở loại 3Ω và mắc như thế nào để được mạch điện có điện trở tương đương bằng 5Ω
b/có 50 chiếc điện trở gồm 3 loại 8Ω,3Ω,1Ω.hỏi mỗi loại cần mấy chiếc để khi mắc nối tiếp thì điện trở tương đương của đoạn mạch bằng 100Ω
a, cần 7 điện trở
cách mắc:(R//R//R)nt(R//R//R)ntR
b,gọi số điện trở 8Ω là x
_____________3Ω là y
__________1Ω là 50-x-y dk:x,y∈N;x+y\(\le\)50
để Rtđ=100Ω thì ta có pt
8x+3y+50-x-y=100
7x+2y=50
y=\(\frac{50-7x}{2}\)=25-\(\frac{7x}{2}\)
để y\(\in\)N => x∈B(2);x\(\le\)\(\frac{50}{7}\)
x∈(0,2,4,6)
y∈(25,18,11,4)
50-x-y∈(25,30,35,40)
vậy.......
Một đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 3Ω; R2 = 5Ω; R3 = 7Ω được mắc nối tiếp với nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 6V.
1/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. 2/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.TT: R1 = 3Ω ; R2= 5Ω ; R3 = 7Ω ; U = 6V
=> Rtd= ? ; U1 , U2 , U3=?
GIAI:
dien tro tuong duong cua doan mach:
\(R_{td}=R1+R2+R3=3+5+7=15\Omega\)
cuong do dong dien cua doan mach:
\(I=\dfrac{U}{R_{td}}=\dfrac{6}{15}=0,4\left(A\right)\)
vì 3 dien tro noi tiep nen I = I1=I2=I3= 0,4A
hieu dien the cua cac dien tro:
U1 = I1.R1 = 0,4.3= 1,2(V)
U2 = I2.R2 = 0,4.5 = 2(V)
U3 = I3.R3 = 0,4.7 =2,8(V)
Câu 1 :
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch
\(R_{td}\) =\(R_2\)+\(R_1\)+\(R_{_{ }3}\)=5+3+7=15(Ω)
b) Cường độ dòng điện toàn mạch:
I=\(\dfrac{U}{R_{td}}\)=\(\dfrac{6}{15}\)=0,4(A)
*Vì \(R_1\)nt\(R_2\)nt\(R_3\) => I =\(I_1\)=\(I_2\)=\(I_3\)=0,4(A)
Hiệu điện thế giữa 2 đầu \(R_1\):
I=\(\dfrac{U}{R^{ }_{td}}\)=> \(U_1\)=\(I_1\).\(R_1\)=0,4.3=1,2(V)
Hiệu điến thế 2 đầu \(R_2\):
I=\(\dfrac{U}{R_{td}}\)=> \(U_2\)=\(I_2\).\(R_2\)=0,4.5=2(V)
Hiệu điện tếh 2 đầu \(R_3\):
I=\(\dfrac{U}{R_{td}}\)=>\(U_3\)=\(I_3\).\(R_3\)=0,4.7=2,8(V)
Cho 3 điện trở \(R_1=10\Omega;R_2=15\Omega;R_3=5\Omega\) . Có thể mắc 3 điện trở này thành các mạch điện như thế nào để khi đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 hiệu điện thế \(U=12V\) thì \(I=0,8A\) ?
Điện trở tương đương: \(R=\dfrac{U}{I}=\dfrac{12}{0,8}=15\Omega\)
Nhận xét: Do \(R=R_2>R_1>R_3\) nên để được điện trở tương đương là \(15\Omega\) thì ta có 2 trường hợp.
+ TH1: \(R_1\) nối tiếp với (\(R_2\) song song với \(R_3\)) --> Được điện trở tương đương là \(15\Omega\), thỏa mãn.
+ TH2: \(R_3\) nối tiếp với (\(R_1\) song song với \(R_2\)) --> Điện trở tương đương là \(11\Omega\), không thỏa mãn.
Vậy có 1 cách mắc như ở trường hợp 1.