Acetic acid có công thức phân tử C2H4O2 hay C2(H2O)2. Acetic acid có thuộc loại carbohydrate không? Vì sao?
Acetic acid và methyl formate có cấu tạo hóa học như sau:
Giải thích vì sao mặc dù cùng có công thức phân tử C2H4O2 nhưng acetic acid có tính chất khác với methyl formate.
Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (loại nguyên tố, số lượng nguyên tử) và cấu tạo hoá học (trật tự liên kết của các nguyên tử với nhau). Cụ thể ở đây :
- Acetic acid (CH3COOH): có 2 nguyên tử C liên kết với nhau (C - C).
- Methyl fomate (HCOOCH3): có 2 nguyên tử C liên kết với nguyên tử O (C - O - C)
Vì thế nên mặc dù có cùng công thức phân tử C2H4O2 nhưng acetic acid có tính chất khác với methyl formate.
Acetic acid và methyl formate có cấu tạo hoá học như sau:
Giải thích vì sao mặc dù có cùng công thức phân tử C2H4O2 nhưng acetic acid có tính chất khác với methyl formate.
Tham khảo:
Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (loại nguyên tố, số lượng nguyên tử) và cấu tạo hoá học (trật tự liên kết của các nguyên tử với nhau). Do đó dù có cùng công thức phân tử C2H4O2 nhưng acetic acid có tính chất khác với methyl formate do cấu tạo hoá học khác nhau.
Câu 2: Acetic acid có thành phần % theo khối lượng các nguyên tố là: 40%C, 6,67%H, 53,33%O. Biết khối lượng mol của acetic acid là 60 g/mol. Hãy tìm công thức hóa học của acetic acid. ( C = 12, O = 16, H = 1)
Trong 1 mol acetic acid:
\(\left\{{}\begin{matrix}m_C=60.40\%=24\left(g\right)\\m_H=60.6,67\%=4\left(g\right)\\m_O=60-24-4=32\left(g\right)\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_C=\dfrac{24}{12}=2\left(mol\right)\\n_H=\dfrac{4}{1}=4\left(mol\right)\\n_O=\dfrac{32}{16}=2\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Vậy CTHH là \(C_2H_4O_2\)
Vì sao acetic acid có thể tan vô hạn trong nước?
Do các nguyên nhân sau:
+ Cấu tạo mạch ngắn
+ Phân tử khối nhỏ
+ Ít liên kết
+ Có khả năng liên kết với nguyên tử H của nước.
Hãy viết công thức cấu tạo của acetic acid. Cho biết một số tính chất hoá học và ứng dụng của acetic acid mà em biết.
CTCT của acetic acid: \(CH_3-COOH\)
Một số tính chất hóa học:
- Hợp chất hữu cơ có tính axit mạnh, làm quỳ chuyển sang màu đỏ.
- Tác dụng được với kim loại trước H, oxit bazo, bazo, muối trung hòa, muối axit, rượu.
Ứng dụng của acetic acid:
- dung môi hòa tan các chất hóa học, sản xuất thuốc nhuộm, bảo quản thực phẩm...
Acetic acid (CH3COOH) và methyl formate (HCOOCH3) có thành phần phân tử giống nhau hay khác nhau? Tìm hiểu và cho biết hai chất này có nhiệt độ sôi giống nhau hay khác nhau.
Acetic acid (CH3COOH) và methyl formate (HCOOCH3) có thành phần phân tử giống nhau hay khác nhau? Tìm hiểu và cho biết hai chất này có nhiệt độ sôi giống nhau hay khác nhau.
Tham khảo:
- Hai chất acetic acid (CH3COOH) và methyl formate (HCOOCH3) có cùng công thức phân tử C2H4O2 nên có thành phần phân tử giống nhau.
- Hai chất này có nhiệt độ sôi khác nhau: acetic acid (CH3COOH) sôi ở 118 oC, còn methyl formate (HCOOCH3) sôi ở 31,8 oC.
Vì sao acetic acid tan vô hạn trong nước?
Vì nó là carboxylic acid mạch ngắn, có phân tử khối nhỏ và có khả năng tạo liên kết hydrogen với nước
Một số loại acid hữu cơ được dùng trong thực phẩm như acetic acid, lactic acid. Thường gặp nhất là carboxylic acid, có nhiều trong tự nhiên như trong thành phần của các loại trái cây, chúng gây ra vị chua và một số mùi quen thuộc. Carboxylic acid là gì? Những tính chất nào đặc trưng cho carboxylic acid?
Tham khảo:
- Carboxylic acid là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm carboxyl (- COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon (của gốc hydrocarbon hoặc của nhóm – COOH khác) hoặc của nguyên tử hydrogen.
- Tính chất đặc trưng của carboxylic acid:
+ Làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ;
+ Phản ứng với một số kim loại, oxide base, base, muối, …
+ Phản ứng với alcohol tạo ester.
Nêu hiện tượng và viết pthh
1. Cho mẩu kim loại sodium (hoặc Potassium) vào rượu Ethanol
2.Thả mẩu kim loại Magesium Mg vào gốc đựng giấm (dd loãng của Acetic acid)
3.Cho Acetic acid vào ống nghiệm đựng bột CaO
1) Mẩu kim loại tan dần, có khí không màu thoát ra
2Na + 2C2H5OH --> 2C2H5ONa + H2
2K + 2C2H5OH --> 2C2H5OK + H2
2) Mẩu kim loại tan dần, có khí không màu thoát ra
Mg + 2CH3COOH --> (CH3COO)2Mg + H2
3) Bột CaO tan dần
CaO + 2CH3COOH --> (CH3COO)2Ca + H2O