Cấu tạo của tinh bột và cellulose có những đặc điểm nào khác nhau?
Quan sát hình 6.6 và nêu những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen, những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon. Những đặc điểm này có gì liên quan đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose?
Những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen là:
+ Đều là polysaccharide những hợp chất có cấu trúc đa phân
+ Các đơn phân glucose kết hợp với nhau bằng liên kết glycoside
+ Được hình thành do qua nhiều phản ứng ngưng tụ.
Những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon:
+ Tinh bột: mạch phân nhánh bên
- Điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen:
+ Đều có cấu trúc đa phân mà đơn phân là glucose.
+ Mạch đều có sự phân nhánh (glycogen phân nhánh mạnh hơn).
+ Đều có chức năng dự trữ năng lượng.
- Điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon là:
+ Tinh bột có 2 dạng cấu trúc xoắn hoặc phân nhánh. Nhìn chung, các loại tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh.
+ Cellulose có dạng mạch thẳng, không phân nhánh, nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau thành bó sợi dài nằm song song.
Có cấu trúc vững chắc là thành phần cấu tạo thành tế bào thực vật.
- Sự liên quan giữa cấu trúc đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose:
+ Tinh bột là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ dài hạn ở thực vật vì tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh, % tan trong nước không nhiều (khó sử dụng) phù hợp với thực vật có đời sống cố định, ít tiêu tốn năng lượng hơn động vật.
+ Glycogen là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ ngắn hạn ở động vật, một số loài nấm vì glycogen có cấu trúc phân nhánh nhiều, dễ phân hủy phù hợp với động vật thường xuyên di chuyển, hoạt động nhiều, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn.
+ Cellulose được tạo nên từ những phân tử đường glucose liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng, không phân nhánh, tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc phù hợp để trở thành thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật cứng chắc.
Tại sao cũng được cấu tạo từ các phân tử đường glucose nhưng tinh bột và cellulose lại có đặc tính vật lí và chức năng sinh học khác nhau?
Tinh bột:
- Phân tử gồm nhiều gốc α-glucose liên kết với nhau.
- Các loại tinh bột có cấu trúc mạch ít phân nhánh.
Cellulose:
- Phân tử gồm nhiều gốc β-glucose liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng, không phân nhánh. Nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc.
Bởi vì chúng có cách thức liên kết các đơn phân khác nhau từ các cấu trúc khác nhau
-Tinh bột: các gốc α-glucose liên kết bằng α-1,4-glycosidic tạo mạch thẳng(amylose) hoặc mạch nhánh(amylopectin) khi sử dụng liên kết α-1,4-glycosidic và α-1,6-glycosidic
-Cellulose: Các gốc β-glucose liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glycosidic tạo thành mạch thẳng.
Vì sao có cùng cấu tạo từ glucose nhưng tính chất của tinh bột và cellulose lại khác nhau? Ý nghĩa của sự khác nhau này trong việc thực hiện chức năng của chúng trong tế bào?
Hãy nêu những điểm giống và khác nhau về thành phần và cấu tạo của tinh bột, protein, nhựa PE.
Giống nhau : Đều là các polime.
Khác nhau : Tinh bột chứa C, H, O.
Protein ngoài C, H, O còn có N và một số nguyên tố khác.
Nhựa PE : chỉ chứa C và H.
Các bạn ơi giúp mình với:
Lá có những chức năng gì? Đặc điểm cấu tạo nào của lá phù hợp với chức năng đó? Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng? Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột?
Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.
* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.
Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.
Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
Những phát biểu nào sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S)?
a) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột
b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.
c) Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozo đều cho một loại monosaccarit.
d) Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ. đều cho glucozơ.
A. S. Vì saccarozơ được cấu tạo từ một gốc glucozo và 1 gốc fructozo còn tinh bột được cấu tạo từ nhiều gốc α- glucozo liên kết với nhau.
B. Đ.
C. S. Vì khi thủy phân đến cùng saccarozo thu được glucozo và fructozo còn khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozo chỉ thu được glucozo.
D. Đ.
Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ . Giữa chúng có những điểm gì giống và khác nhau ?
- Cấu tạo của tảo xoắn ..............................................................................................................................................................................................................................................
- Cấu tạo của rong mơ ..............................................................................................................................................................................................................................................
Tham khảo
Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. - Tảo xoắn: màu lục; hình sợi mảnh; cơ thể đa bào; mỗi tế bào cấu tạo gồm vách tế bào, nhân tế bào và thể màu. - Rong mơ: màu nâu do có cả chất diệp lục và chất phụ màu nâu; dạng cành cây; cơ thể đa bào.
Điếm giống và khác nhau giữa tảo xoẳn và rong mơNhững điểm giống nhau:Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.Đều phân bố trong môi trường nước.Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục.Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ quan quang hợp tử nước và khí cacbônic.Ngoài sinh sản sinh dưỡng, còn có sinh sản hữu tính.Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ ?
- Cấu tạo của tảo xoắn
+ Gồm nhiều tế bào nối tiếp nhau tạo thành sợi.
+ Mỗi tế bào gồm có vách tế bào, thể màu và nhân.
- Cấu tạo của rong mơ
+ Rong mơ chưa có thân, rễ và lá thật vì ở các bộ phận đó chưa phân biệt được các loại mô. Đặc biệt là chưa có mô dẫn (do đó nó phải sống dưới nước).
+ Bộ phận giống quả (màu trắng) không phải là quả mà thực chất chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí giúp rong mơ có thể đứng thẳng trong nước.
Giữa chúng có những điểm gì giống và khác nhau ?
- Giống nhau
+ Cùng dống nhau về hình thức sinh sản là hữu tính.
- Khác nhau
* Tảo xoắn
- Nơi sống : nước ngọt
- Sinh sản:
+ Sinh dưỡng bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những tảo mới.
+ Hữu tính bằng cách kết hợp giữa hai tế bào gần nhau tạo thành hợp tử, từ đó cho ra cơ thể mới.
* Tảo rong mơ
- Nơi sống : nước mặn
- Sinh sản:
+ Sinh dưỡng.
+ Hữu tính: kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu.
Tham khảo:
- Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ:
+) Tảo xoắn: màu lục, hình sợi mảnh, cơ thể đa bào, mỗi tế bào cấu tạo gồm vách tế bào, nhân tế bào và thể màu.
+) Rong mơ: màu nâu do có cả chất diệp lục và chất phụ màu nâu, dạng cành cây, cơ thể đa bào.
- so sánh:
Tảo xoắn | Tảo rong mơ | |
Giống nhau | - Có cấu tạo đa bào - Có chứa chất diệp lục - Sinh sản theo hình thức hữu tính. | |
Khác nhau | - Có màu lục - Có dạng sợi mảnh - Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp hai tế bào gần nhau thành hợp tử - Sinh sống ở mương rãnh, ruộng lúa nước… (nước ngọt) | - Có màu nâu - Có dạng cành cây - Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử. - Sống chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới (nước mặn) |
Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ giữa chúng có những điểm gì khác nhau và những điểm gì giống nhau ?
Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.
*Tảo xoắn : Cơ thể đa bào. có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.
*Rong mơ: cơ thể đa bào. có màu nâu. dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).
- Điếm giống và khác nhau giữa tảo xoẳn và rong mơ
*Những điểm giống nhau:
- Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.
- Đều phân bố trong môi trường nước.
- Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục.
- Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ quan quang hợp tử nước và khí cacbônic.
- Ngoài sinh sản sinh dưỡng, còn có sinh sản hữu tính.
*Những điếm khác nhau:
Tảo xoắn
+ Phân bố: Môi trường nước ngọt (ao. hồ, đầm...)
+ Cấu tạo
- Có màu lục do chỉ chứa chất diệp lục.
- Cơ thể có dạng sợi
+ Sinh sản: Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp giữa hai tế bào gần nhau
Rong mơ:
+ Phân bố: Môi trường nước mặn (biển)
+ Cấu tạo:
- Ngoài diệp lục còn có màu nâu do có chất sắc tố phụ màu nâu.
- Cơ thể có dạng cành cây.
+ Sinh sản: Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu.
* Những điểm giống nhau:
- Có cấu tạo đa bào
- Có chứa chất diệp lục
- Sinh sản theo hình thức vô tính và hữu tính.
* Những điếm khác nhau:
Tảo xoắn | Rong mơ |
- Có màu lục - Có dạng sợi mảnh - Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp hai tế bào gần nhau thành hợp tử - Sinh sống ở mương rãnh, ruộng lúa nước,… (nước ngọt) | - Có màu nâu - Có dạng cành cây - Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử. - Sống chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới (nước mặn) |
Quan sát hình 8.6, nêu đặc điểm khác nhau về cấu tạo của các mạch máu. Những đặc điểm cấu tạo đó phù hợp với chức năng của chúng như thế nào?
Loại mạch | Đặc điểm cấu tạo | Sự phù hợp giữa đặc điểm cấu tạo với chức năng |
Động mạch | Thành động mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của động mạch dày hơn; lòng của động mạch hẹp hơn. | Cấu tạo của động mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn: - Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao của máu. - Lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính co dãn giúp điều hòa lượng máu đến cơ quan. |
Tĩnh mạch | Thành tĩnh mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của tĩnh mạch mỏng hơn; lòng của tĩnh mạch rộng hơn và ở các tĩnh mạch phía dưới tim có các van. | Cấu tạo của tĩnh mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ các tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ hơn động mạch: - Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu. - Các tĩnh mạch phía dưới tim có các van (van tĩnh mạch) giúp máu chảy một chiều về tim. |
Mao mạch | Thành mao mạch chỉ gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc). | Cấu tạo của mao mạch tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa tế bào và máu: Thành mao mạch mỏng và có vi lỗ giúp quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào thông qua dịch mô được thực hiện dễ dàng. |
Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng (Đ), nhận xét nào sai (S)?
a) Saccarozơ đươc coi là một đoạn mạch của tinh bột.
b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau vé cấu tạo của gốc glucozơ.
c) Khi thuỷ phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.
d) Khi thuỷ phân đến cùng, tinh bột và xenlulozơ đều cho glucozơ.
a) Sai. Saccarozo được cấu tạo từ gốc glucozo liên kết với fructozo còn tinh bột cấu tạo từ các gốc glucozo.
b) Đúng
C) Sai (Vì thủy phân saccarozo cho 2 loại monosaccarit là glucozo và fructozo)
D) Đúng