Quan sát Hình 22.4 và mô tả các bước bảo quản cá ngừ đại dương bằng công nghệ nano UFB.
Quan sát Hình 9.5 và mô tả các bước bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng silo.
Các bước bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng silo:
- Bước 1: thu hoạch nguyên liệu thô (cỏ, cây họ Đậu)
- Bước 2: Phơi héo, cắt ngắn, làm giàu dinh dưỡng.
- Bước 3: Thiết lập mô hình lên men, lên men.
- Bước 4: Đưa vào silo (ủ chua và bảo quản).
- Bước 5: Đánh giá chất lượng sản phẩm và sử dụng.
Quan sát Hình 20.4 và mô tả các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp thanh trùng.
Bảo quản tươi bằng phương pháp thanh trùng:
- Bước 1: Chuẩn bị sữa nguyên liệu: sơ chế, tiêu chuẩn hóa.
- Bước 2: Thanh trùng: nâng nhiệt độ sữa lên 70oC đến 75oC thời gian từ 15 giây đến 20 giây
- Bước 3: Đóng gói: hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC và tiến hành đóng gói.
- Bước 4: Bảo quản: bảo quản trong điều kiện từ 4oC đến 6oC.
Hãy mô tả các bước của quy trình bảo quản thịt bằng công nghệ HPP ở hình 21.2.
Tham khảo:
B1: Xếp thịt đã bao gói vào lồng chứa
B2: Đưa thịt vào buồng áp suất
B3: Làm đầy buồng với nước
B4: Tăng áp suất để thanh trùng
B5: Kết thúc xử lí, đưa sản phẩm ra ngoài
Quan sát Hình 9.3 và mô tả các bước bảo quản thức ăn (rơm) cho trâu, bò bằng phương pháp kiềm hóa và làm khô.
Các bước bảo quản thức ăn (rơm) cho trâu, bò bằng phương pháp kiềm hóa và làm khô:
- Bước 1: Lựa chọn rơm khô, đánh giá chất lượng.
- Bước 2: Ngâm rơm khô với nước vôi (1%).
- Bước 3: Rửa sạch nước vôi.
- Bước 4: Phơi, sấy rơm.
- Bước 5: Đánh giá chất lượng, bảo quản và sử dụng.
Quan sát Hình 8.10, mô tả các bước chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh.
Các bước chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh:
- Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu.
- Bước 2: Nghiền nhỏ
- Bước 3: Trộn với chế phẩm vi sinh vật.
- Bước 4: Ủ.
- Bước 5: Thu và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Quan sát Hình 6.1, mô tả các bước trong công nghệ cấy truyền phôi ở bò.
Các bước trong công nghệ cấy truyền phôi:
- Bước 1: Chọn bò cái cho phôi
- Bước 2: Chọn bò cái nhận phôi
- Bước 3: Gây động dục đồng pha
- Bước 4: Gây rụng nhiều trứng ở bò cho phôi
- Bước 5: Bò nhận phôi động dục
- Bước 6: Thụ tinh nhân tạo
- Bước 7: Thu hoạch phôi
- Bước 8: Cấy phôi vào bò nhận
- Bước 9: Bò cho phôi trở lại bình thường cho chu kì sinh sản tiếp theo
- Bước 10. Bò nhận phôi mang thai
- Bước 11: Đàn con mang tiềm năng di chuyển tốt của bò phôi
Quan sát Hình 20.5 và mô tả các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng. Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp thanh trùng và phương pháp tiệt trùng. Phân biệt sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng.
* Các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng:
- Bước 1: Chuẩn bị sữa nguyên liệu: tiến hành sơ chế, tiêu chuẩn hóa.
- Bước 2: Tiệt trùng: nâng nhiệt độ của sữa lên 125oC đến 140oC, thời gian từ 3 giây đến 20 giây.
- Bước 3: Đóng gói: hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC và tiến hành đóng gói.
- Bước 4: Bảo quản: bảo quản ở nhiệt độ phòng.
* Điểm giống và khác nhau giữa phương pháp thanh trùng và phương pháp tiệt trùng:
So sánh | Phương pháp thanh trùng | Phương pháp tiệt trùng |
Giống nhau | - Đóng gói hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC. | |
Khác nhau | - Nâng nhiệt độ sữa lên 70oC đến 75oC thời gian từ 15 giây đến 20 giây. - Bảo quản trong điều kiện từ 4oC đến 6oC. | - Nâng nhiệt độ của sữa lên 125oC đến 140oC, thời gian từ 3 giây đến 20 giây. - Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
|
Hãy quan sát hình 23.2 và mô tả quy trình xử lí chất thải bằng công nghệ biogas.
Tham khảo:
Bước 1: Thu thập chất thải
- Chất thải trong chăn nuôi bao gồm phân, nước thải và các chất thải khác từ quá trình sản xuất. Chúng được thu thập và đưa vào bể phân để tiến hành xử lý.
Bước 2: Xử lý chất thải bằng công nghệ phân hủy sinh học
- Chất thải được đưa vào bể phân để tiến hành xử lý bằng công nghệ phân hủy sinh học. Trong quá trình này, vi khuẩn trong bể phân sẽ phân hủy chất thải và tạo ra khí methane (CH4) và carbon dioxide (CO2). Khí methane được thu thập và sử dụng làm nhiên liệu cho máy phát điện hoặc làm nhiên liệu đốt để sưởi ấm cho nhà ở hoặc các công trình khác.
Bước 3: Lọc và lưu trữ chất thải còn lại
- Sau khi qua quá trình phân hủy sinh học, chất thải còn lại được lọc và lưu trữ trong bể lọc để loại bỏ các tạp chất và giữ cho nước không bị ô nhiễm. Bước 4: Sử dụng phân hữu cơ
- Phân sau khi qua quá trình phân hủy sinh học có chứa nhiều chất dinh dưỡng và được sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Điều này giúp tăng cường sinh sản cây trồng và giảm sử dụng phân bón hóa học, giảm chi phí sản xuất cũng như giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Hãy mô tả các công nghệ cao ứng dụng trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi ở bảng 1.
Quan sát Hình 20.6 và mô tả các bước sản xuất thịt hộp.
Các bước sản xuất thịt hộp:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: làm sạch, tách da, bỏ xương, làm nhỏ; bổ sung phụ gia và gia vị
- Bước 2: Xử lí nhiệt: làm chín nguyên liệu bằng các biện pháp phù hợp.
- Bước 3: Đóng hộp: cho nguyên liệu đã chín vào hộp, bài khí, ghép mí.
- Bước 4: Tiệt trùng: xử lí hộp bằng nhiệt độ khoảng 100 – 121oC trong khoảng 15 phút.
- Bước 5: Bảo quản: hạ nhiệt độ xuống khoảng 18 – 20oC, dán nhãn, đóng thùng và bảo quản.