Dựa vào 14 dòng thơ đầu, em hãy chuyển thành một đoạn văn xuôi.
3. Dựa vào gợi ý sau, em hãy nêu những đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ về cảm xúc một bài thơ lục bát
Phương diện | Đặc điểm |
Hình thức | Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ vết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng. |
Nội dung |
Phương diện | Đặc điểm |
Hình thức | Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng |
Đoạn văn đảm bảo cấu trúc gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. | |
Nội dung | Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát - Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ. - Thân đoạn: trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. - Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ với bản thân |
Dựa vào khổ thơ đầu(6 dòng đầu) của bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng phép thế với chủ đề : vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy.
Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắ thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!
Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến thành một đoạn văn miêu tả (khoảng 8-10 dòng).
Khung cảnh mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ thật đẹp. Ao thu có chút se lạnh nước trong ao thì trong vắt. Điểm giữa ao là chiếc thuyền câu nhỏ bé. Làn sóng nước nhấp nhô từng đợt li ti, tạo cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng trôi. Những chiếc lá vàng trên cảnh thổi bị những cơn gió thu nhẹ nhàng thổi bay trên bầu trời cao rộng. Trên trời tầng mây lơ lửng, xanh ngắt, mát mẻ và dịu dàng. Không gian yên tĩnh, lặng lẽ chỉ có những âm thanh nhỏ bé như tiếng cá đớp động. Hình ảnh người thi sĩ ôm cần thả hồn mình vào không gian đó như điểm nhấn nổi bật cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng.
Bài 27: Dựa vào bài thơ Dòng sông mặc áo của Nguyễn Trọng Tạo, em hãy viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân góa để miêu tả một dòng sông.
Câu 6 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến thành một đoạn văn miêu tả (khoảng 8-10 dòng).
Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thận phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng trừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chi là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.
Dựa vào nội dung đoạn thơ sau, em hãy tưởng tượng và lập dàn ý )hoặc viết bài văn) cho đề văn tả vẻ đẹp của dòng sông vào một thời điểm nào đó trong ngày mà em yêu thích nhất hoặc tả vẻ đẹp thay đổi theo thời gian của dòng sông
Dòng sông mặc áo
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ.
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ, áo hoa?
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi trắng nở nhoà áo ai...
(Nguyễn Trọng Tạo)
Trong dàn ý đã lập có sử dụng 1 từ dùng với nghĩa chuyển. (Gạch chân dưới từ đó )
Dưới đây là dàn ý cho đề văn tả vẻ đẹp của dòng sông:
I. Giới thiệu về dòng sông và thời điểm yêu thích:
Giới thiệu về dòng sông và vị trí của nó.Miêu tả thời điểm trong ngày mà em yêu thích nhất để tả vẻ đẹp của dòng sông.II. Sáng:
Miêu tả ánh nắng ban mai chiếu sáng lên dòng sông.Mô tả màu áo lụa đào thướt tha mà dòng sông mặc vào buổi sáng.III. Trưa:
Miêu tả trời rộng bao la và màu áo xanh của dòng sông.Mô tả cảnh trưa về và sự thay đổi của dòng sông.IV. Chiều:
Miêu tả áng mây trôi và màu áo hây hây ráng vàng của dòng sông.Mô tả cảnh chiều tà và sự thay đổi của dòng sông.V. Đêm:
Miêu tả vầng trăng và màu áo đen của dòng sông.Mô tả cảnh đêm tĩnh lặng và sự thay đổi của dòng sông.VI. Sáng hôm sau:
Miêu tả mùi thơm và màu áo hoa của dòng sông.Mô tả cảnh sáng sớm và sự thay đổi của dòng sông.VII. Kết luận:
Tổng kết về vẻ đẹp của dòng sông và sự thay đổi của nó theo thời gian.Dưới đây là dàn ý cho đề văn tả vẻ đẹp của dòng sông:
I. Giới thiệu về dòng sông và thời điểm yêu thích:
Giới thiệu về dòng sông và vị trí của nó.Miêu tả thời điểm trong ngày mà em yêu thích nhất để tả vẻ đẹp của dòng sông.
II. Sáng:
Miêu tả ánh nắng ban mai chiếu sáng lên dòng sông.Mô tả màu áo lụa đào thướt tha mà dòng sông mặc vào buổi sáng.
III. Trưa:
Miêu tả trời rộng bao la và màu áo xanh của dòng sông.Mô tả cảnh trưa về và sự thay đổi của dòng sông.
IV. Chiều:
Miêu tả áng mây trôi và màu áo hây hây ráng vàng của dòng sông.Mô tả cảnh chiều tà và sự thay đổi của dòng sông.
V. Đêm:
Miêu tả vầng trăng và màu áo đen của dòng sông.Mô tả cảnh đêm tĩnh lặng và sự thay đổi của dòng sông.
VI. Sáng hôm sau:
Miêu tả mùi thơm và màu áo hoa của dòng sông.Mô tả cảnh sáng sớm và sự thay đổi của dòng sông.
VII. Kết luận:
Tổng kết về vẻ đẹp của dòng sông và sự thay đổi của nó theo thời gian.
nhớ tick cho mik nha
Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài ( Cô giáo lớp em - Nguyễn Xuân Sanh ) dựa vào những dòng thơ trên em hãy viết một đoạn văn khoảng từ 15 đến 20 dòng miêu tả cảnh lớp hovj của em đang trong một giờ học
Hồi học lớp một và lớp hai, em đều học cô Lệ. Cô còn trẻ và rất xinh đẹp. Tốt nghiệp trường Trung học Sư phạm là cô về dạy ở trường em. Năm nay, cô mới 26 tuổi. Cô đen giòn, mang vẻ đẹp của cô gái miền duyên hải, cô dạy giỏi: chữ viết rất đẹp, giọng ấm áp, đọc bài, giảng bài như rót vào tai chúng em. Cô dạy Toán, dạy Tiếng Việt rất dễ hiểu. Cô kể chuyện theo tranh rất hấp dẫn, bạn nhỏ nào cũng thích nghe.
Cô ăn mặc giản dị: quần âu màu xanh, màu cỏ úa, áo sơ mi trắng. Về mùa đông, cô mặc áo len, đi xăng-đan hoặc đi giày vải. Mặt cô trái xoan, tóc đen, dài thướt tha. Cô mang vẻ đẹp bình dị, đáng yêu.
Cô cho biết năm học tới, cô quay lại dạy lớp một. Cô rất thương chúng em. Cô thường khuyên chúng em phải chăm ngoan, học giỏi. Em rất yêu cô Lệ.
Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài ( Cô giáo lớp em - Nguyễn Xuân Sanh ) dựa vào những dòng thơ trên em hãy viết một đoạn văn khoảng từ 15 đến 20 dòng miêu tả cảnh lớp hovj của em đang trong một giờ học
Dựa vào 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 – 15 câu theo cách lập luận Tổng - phân - hợp để làm rõ những cơ sở hình thành tình đồng chí, trong đoạn văn có sử dụng thán từ (gạch chân, chú thích). giúp mình với
Dựa vào nội dung bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của nhà thơ Xuân Quỳnh, em hãy kể sáng tạo bằng văn xuôi câu chuyện đó
Thủa ấy, trong vũ trụ bao la còn chưa hề có một sinh vật nào tồn tại. Trái đất của chúng ta chỉ là môt hành tinh tăm tối và trụi trần. Thế rồi một hôm.
Một hôm thiên đình bèn ban cho trái đất một giống sinh vật mới, để vũ trụ có một nơi hiện diện sự sống. Bà mụ đem đất sét trắng nặn thành những hình thù rất lạ, nhưng đẹp đẽ và xinh xắn vô cùng. Rồi Bà Mụ đem đặt xuồng mặt đất. Đó là những con người - lúc nhỏ còn gọi là “trẻ con”. Những đứa trẻ bò đi khắp nơi, nhưng nơi đâu chúng cũng thấy chỉ toàn là đất đai cằn cỗi, không khí chỉ toàn một màu đen xám xịt. Đôi mắt của chúng sáng lắm nhưng cũng chẳng nhìn thấy gì ngoài không gian đen tối mịt mờ. Trong lúc ấy, trên thiên đình, nữ thần ánh sáng đang mân mê chuỗi kim cương đỏ thắm rực rỡ của mình. Chẳng may, chuỗi kim cương đứt tung, những hạt kim cương rơi xuống không gian bao la của vũ trụ, hạt kim cương lớn đỏ rực lại rơi xuống gần trái đất, hóa thành mặt trời tỏa sáng rực rỡ. Lũ trẻ reo lên vui vẻ: “Hoan hô! Hoan hô! Nhìn được rồi, chúng ta nhìn được rồi!”. Đôi mắt lấp lánh của chúng nhìn quanh trái đất vẫn trần trụi chẳng có một màu sắc gì ngoài màu đen của đất và màu vàng cam chói lọi của mặt trời. Những đứa trẻ ngây thơ, trong trắng bò đi khắp nơi. Tiếng cười của chúng ríu rít vui vẻ khiến những mầm cây xanh mướt của nhú dần lên. Trong thế giới trẻ thơ, những cái cây xanh xanh chỉ bằng sợi tóc. Cây xanh bắt đầu nở ra những bông hoa màu đỏ bé xíu bằng cái cúc áo. Thật là dễ thương! Những lũ trẻ suốt ngày chỉ đùa vui với nhau, chẳng nghe thấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng cười. Chúng buồn quá thì chợt một đàn chim họa mi nhỏ bé bay từ đâu đến véo von múa hát cùng lũ trẻ. Tiếng chim vang xa, xa mãi khiến thượng đế trên thiên đàng thích thú, làm rơi cả chiếc khăn bông màu xanh mướt của ngài xuống trái đất. Chiếc khăn bỗng biến thành bầu trời trong xanh vời vợi và những đám mây trắng xốp như những cụm bông. Tiếng hát của chim lại reo vui trong gió. Suối chảy mãi chảy mãi rồi hợp thành một con sông lớn. Nước sông đổ ra biển, tạo thành những đại dương bao la vô tận. Lũ trẻ có thể vui đùa thỏa thích trong làn nuớc trong xanh hay lên những con thuyền đi khắp mọi nơi mọi chốn.
Trái đất dần dần trở nên tươi đẹp hơn. Lũ trẻ cũng lớn dần, chúng bắt đầu tập đi. Nhưng mặt đất đầy cát sỏi gồ ghề. Chúng cứ bước đi rồi lại vấp ngã. Trời thương tình ban cho trái đất một dải lụa hồng. Dải lụa biến thành con đường mềm mại, nâng đỡ những bước chân chập chững non nớt của trẻ. Những đám mây cụm lại, tạo nên những chiếc áo che nắng cho chúng. Tuy nhiên, lũ trẻ suốt ngày đùa nghịch, vui chơi với nhau đã chán. Đêm đến, chúng ôm nhau ngủ trong bóng tối, cô đơn lạnh lẽo, chúng khao khát có một người yêu thương dậy dỗ chúng, vỗ về chúng trong vòng tay. Lũ trẻ bắt đầu khóc, chúng khóc mãi, khóc to và nức nở. Chẳng ai có thể làm chúng nguôi ngoai, mặt trời tỏa ánh nắng xuống vỗ về, gió đu đưa mơn trớn, nước róc rách reo vui gọi mời, cây tươi xanh, hoa lung linh, chim ríu rít... Tất cả chỉ làm chúng thêm khóc to hơn mà thôi. Tiếng khóc của chúng vang lên phá tan bầu không gian yên tĩnh của thiên đình. Ngọc Hoàng bèn sai Bà Mụ nặn thêm những con người có thể dỗ dành chúng được. Và những người phụ nữ chạy đến, dang cánh tay ấm áp vỗ về, ôm chúng vào lòng, hát ru chúng ngủ. Lũ trẻ thiêm thiếp giấc nồng, nín khóc và thay vào đó là nụ cười hé nở trên môi. Chúng gọi những người ấy là mẹ. Mẹ bảo ban dậy dỗ, chăm sóc chúng. Mẹ có giọng hát ngọt ngào, đôi tay khéo léo, ánh mắt yêu thương. Trong giọng hát của mẹ có chứa bao điều mới mẻ diệu kì như: đầu nguồn cơn mưa, bãi sông cát vắng, vết lấm chưa khô... Lũ trẻ vui vẻ sống bên mẹ, nhưng chúng còn khát khao được nghe về những chuyện thời xưa, thời sau, và chúng lại khóc. Giờ đây, tiếng ru và vòng tay mẹ cũng không còn dỗ dành được chúng. Thế là từ đấy những người bà được Bà Mụ ban xuống trần gian, với tâm hồn yêu thương, ấm áp và trong tim chứa một kho truyện cổ. Lũ trẻ nín khóc, và chúng lại vui vẻ nằm trong vòng tay của bà, để nghe chuyện cổ, nào là truyện Thạch Sanh, truyện Nàng tiên. Bà kể bao nhiêu là truyện, con mắt bà ấm áp nhìn cháu, mái tóc bà bạc trắng hiền từ. Thời gian trôi đi, lũ trẻ khát khao hiểu biết, bao câu hỏi “tại sao” cứ vang lên, khiến mẹ và bà không thể trả lời hết được. Từ đó, người cha xuất hiện để dạy dỗ, bảo ban giảng giải những tìm hiểu của con. Nào là: vì sao biển rộng, con đường dài. Lũ trẻ lại muốn được đi học. Và trường lớp, tất cả như một giấc mơ xuất hiện: bảng đen, phấn trắng, thầy giáo và lũ trẻ đi học. Chúng đã lớn dần trong tình thương yêu của cha mẹ, bà, thầy, cô, bạn bè. Thật là tuyệt vời!
Từ ấy, loài Người bắt đầu, phát triển và sinh sống khắp nơi. Thượng đế và Bà Mụ mỉm cười: “Thế là vũ trụ đã có sự sống!”