Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
5 tháng 8 2023 lúc 18:30

Tham khảo:
1.Sự tăng trưởng của sản lượng chăn nuôi: Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang trở thành những nước có sản lượng chăn nuôi lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2.Sự tập trung và thị trường hóa: Chăn nuôi ngày càng được tập trung và hóa thị trường, với sự phát triển của các chuỗi cung ứng liên kết ngược và xuôi, các doanh nghiệp lớn và các nhà máy chế biến thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững.
3.Sự đa dạng hóa sản phẩm và giá trị gia tăng: Để tăng thu nhập và giá trị sản phẩm, nhiều nông dân và doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất các sản phẩm chăn nuôi cao cấp, như thịt gà và trứng hữu cơ, sữa bò hữu cơ, thịt heo béo hơn, vv.
4.Sự tập trung vào chất lượng và an toàn thực phẩm: Sự quan tâm đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi đang ngày càng được nâng cao, đặc biệt là trong các nước phát triển và các thị trường xuất khẩu. 5.Sự đổi mới công nghệ và tự động hóa: Công nghệ và tự động hóa đang được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi, giúp tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí.
6.Sự phát triển của chăn nuôi bền vững: Nhiều quốc gia đang chú trọng đến việc phát triển chăn nuôi bền vững, với sự tập trung vào các hệ thống chăn nuôi thân thiện với môi trường, giảm thiểu khí thải nhà kính và phát triển các giải pháp tái sử dụng chất thải.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 10:57

Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:

- Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa. 

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

- Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:

- Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.

- Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở địa phương: địa phương đang phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 12:32

Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:

- Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa. 

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

- Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:

- Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.

- Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

Đặc điểm chăn nuôi bền vững:

- Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.

- Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm (thịt, trứng, sữa) chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.

- Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.

- Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.

Đặc điểm chăn nuôi thông minh:

- Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh như công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, máy móc,... vào trong chăn nuôi.

- Công nghệ được lựa chọn có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.

- Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”, nghĩa là liên kết từ trại chăn nuôi kết nối với thu gom, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (kể cả xuất khẩu); liên kết năm nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà băng (ngân hàng) và Nhà khoa học).

- Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Do le hoang ngan
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 3 2018 lúc 15:20

- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.

   + Về thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người: lịch sử nhân loại đã trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện một tỉ người đầu tiên. Thời gian có thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngấn, từ 123 năm xuống 32 năm và 12 năm.

   + Về thời gian dân số tăng gấp đôi cũng ngày càng rút ngắn, từ 300 năm đến 123 năm và 47 năm.

- Nhận xét chung: Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX. Nguyên nhân do mức chết, nhất là mức chết của trẻ em giảm nhanh, nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, trong khi mức sinh tuy có giảm nhưng chậm hơn nhiều. Trong tương lai, dân số thế giới còn tăng và đến một lúc nào đó thì không tăng nhanh nữa.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 4 2017 lúc 8:53

Chọn đáp án A.

- Từ những năm 20 của thế kỉ XX, với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã làm cho phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản, đặc biệt là cuộc đấu tranh của công nhân phát triển mạnh, chuyển dần từ tự phát sang tự giác. Đồng thời, những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam với nền tảng giai cấp công nhân ngày càng tăng nhanh về số lượng, giai cấp nông dân đông đảo là mảnh đất tốt để gieo hạt và nảy mầm của tư tưởng cách mạng vô sản.

- Đáp án A: Sự ra đời của giai cấp công nhân nếu không thông qua các hoạt động truyền bá lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thì không có sự chuyển biến tích cực và thành một nhân tố dẫn đến sự phát triển mạnh và thắng lợi của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
24 tháng 12 2017 lúc 3:14

Đáp án A

- Từ những năm 20 của thế kỉ XX, với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã làm cho phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản, đặc biệt là cuộc đấu tranh của công nhân phát triển mạnh, chuyển dần từ tự phát sang tự giác. Đồng thời, những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam với nền tảng giai cấp công nhân ngày càng tăng nhanh về số lượng, giai cấp nông dân đông đảo là mảnh đất tốt để gieo hạt và nảy mầm của tư tưởng cách mạng vô sản.

- Đáp án A: Sự ra đời của giai cấp công nhân nếu không thông qua các hoạt động truyền bá lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thì không có sự chuyển biến tích cực và thành một nhân tố dẫn đến sự phát triển mạnh và thắng lợi của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.

Phạm Đức Thắng
Xem chi tiết
Cao Tiến Thành
25 tháng 2 2016 lúc 14:47

a) Những điểm chung của các ngành :

- Vai trò : Đều là những ngành quan trọng ( công nghiệp trọng điểm), có vai trò to lớn cả về kinh tế và xã hội

- Nguồn lực : Tuy có những hạn chế nhưng đều có thế mạnh phát triển lâu dài

- Sự phát triển : nói chung, chúng đều khai thác được những lợi thế và phát triển mạnh

b) Thế mạnh để phát triển từng ngành

- Công nghiệp năng lượng 

   + Tài nguyên dồi dào : than, dầu khí, thủy năng, nguồn năng lượng khác

   + Thị trường rộng lớn

   + Chính sách của Nhà nước và các thế mạnh khác : công nghiệp năng lượng được đầu tư phát triển đi trước một bước

- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

    + Nguyên liệu tại chỗ phong phú từ các ngành nông, lâm, thủy sản

    +  Thị trường tiêu thụ rộng lớn

    + Chính sách phát triển và các thế mạnh khác : được quan tâm phát triển, thu hút đầu tư, lao động dồi dào,..

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

    + Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm

    + Thị trường tiêu thụ rộng lớn

    + Các nhân tố khác  : được quan tâm phát triến, thu hút đầu tư

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
13 tháng 5 2017 lúc 14:07

Đáp án A

Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc và tiểu tư sản lãnh đạo tuy có nhiều hoạt động khác nhau nhưng tựu chung lại đều theo con đường cách mạng tư sản được du nhập từ châu Âu từ những năm đầu thế kỉ XX. Đây là phong trào tồn tại song song với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân theo khuynh hướng vô sản và là đặc điểm nổi bật của nước ta trong giai đoạn 1919 – 1930.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 7 2019 lúc 3:40

Đáp án A

Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc và tiểu tư sản lãnh đạo tuy có nhiều hoạt động khác nhau nhưng tựu chung lại đều theo con đường cách mạng tư sản được du nhập từ châu Âu từ những năm đầu thế kỉ XX. Đây là phong trào tồn tại song song với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân theo khuynh hướng vô sản và là đặc điểm nổi bật của nước ta trong giai đoạn 1919 – 1930