Giải thích tại sao các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung.
Tại vì đây là những khu vực có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển sản xuất, cho việc xuất và nhập hàng hóa, máy móc thiết bị.
– Có kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước.
– Có nguồn lao động đông đảo với chất lượng cao.
– Có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
– Các ngành kinh tế phát tiển ở trình độ cao hơn so với các vùng khác.
– Có các vùng kinh tế trọng điểm.
– Các nguyên nhân khác: cơ chế quản lí có nhiều đổi mới, năng động, sự có mặt của một số loại tài nguyên…
Dựa vào kiến thức đã học, hãy:
a/ Chứng minh sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta.
b/ Giải thích vì sao Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.
a/ Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá:
+ Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí.
+ Đáp Cầu - Bắc Giang: phân hoá học, vật liệu xây dựng.
+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.
+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.
+ Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.
+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện.
- Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp trọng điểm: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử à tp.HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
- DHMT: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện à Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng.
- Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.
b/ ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, vì:
- Vị trí địa lý thuận lợi giáp trung du và miền núi bắc bộ, Bắc trung bộ và biển Đông và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú( nhất là than), tập trung vùng phụ cận.
- Có nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dồi dào từ Nông nghiệp, thuỷ sản
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có thủ đô Hà Nội-trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn bậc nhất cả nước.
a)
Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá:
+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí.
+ Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD.
+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.
+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.
+ Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.
+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện.
- Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN trọng điểm: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử à tp.HCM là TTCN lớn nhất cả nước.
- DHMT: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện à Đà Nẵng là TTCN lớn nhất vùng.
- Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.
b) Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, vì:
- Vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, tập trung vùng phụ cận.
- Nông, thuỷ sản dồi dào là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có thủ đô Hà Nội-trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn bậc nhất cả nước.
Hãy giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ lại có thế mạnh rất lớn về trồng cây công nghiệp lâu năm ? Vì sao cây cao su lại tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ ?
*Vùng Đông Nam Bộ có thế mạnh lớn về trồng cây công nghiệp là nhờ :
- Có điều kiện thổ nhưỡng (đất xám , đất đỏ ba dan )
- Khí hậu thuận lợi ( khí hậu cận xích đạo , nóng ẩm )
- Các cơ sở công nghiệp chế biến và cảng xuất khẩu .
* Cây cao su tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ :
- Sau khi chiếm Nam Bộ làm thuộc địa, Pháp bắt đầu trồng cây cao su (là nguồn lợi lớn cho sản xuất công nghiệp ở nước Pháp : lốp xe đạp, lốp xe hơi, lốp máy bay)
- Vùng đất đỏ này thuận lợi cho cây cao su phát triển, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm phù hợp cho loại cây này .
Vùng Đông Nam Bộ có thế mạnh lớn về trồng cây công nghiệp là nhờ :
- Có điều kiện thổ nhưỡng (đất xám , đất đỏ ba dan )
- Khí hậu thuận lợi ( khí hậu cận xích đạo , nóng ẩm )- Các cơ sở công nghiệp chế biến và cảng xuất khẩu .
Cây cao su tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ :
- Sau khi chiếm Nam Bộ làm thuộc địa, Pháp bắt đầu trồng cây cao su (là nguồn lợi lớn cho sản xuất công nghiệp ở nước Pháp : lốp xe đạp, lốp xe hơi, lốp máy bay)
- Vùng đất đỏ này thuận lợi cho cây cao su phát triển, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm phù hợp cho loại cây này .
Dựa vào Atlat Địa Lí Việt nam, phần công nghiệp chung và những kiến thức đã học, hãy trình bày :
a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Mức độ tập trung công nghiệp.
- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo những hướng nào ? Các ngành chuyên môn hóa chủ yếu của từng trung tâm công nghiệp, cụm công nghiệp ?
b) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng Sông Hồng ?
a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Mức độ tập trung công nghiệp : vào loại cao nhất cả nước
- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau của từng trung tâm công nghiệp và cụm công nghiệp
+ Hướng đông : Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng)
+ Hướng đông bắc : Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón)
+ Hướng Bắc : Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim đen)
+ Hướng Tây Bắc : Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì ( hóa chất, giấy, xenlulo, chế biến thực phẩm)
+ Hướng tây nam : Hà Nội - Hà Đông - Hòa Bình (Thủy điện)
+ Hướng nam và đông nam : Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa ( cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng)
b) những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng
- Vị trí địa lí : nằm trong vùng kih tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng
- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước nên có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt.
- Tập trung nhiều đô thị lớn, đông dân và có nguồn lao động kĩ thuật đông đảo
- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng
Giá trị sản xuất công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở:
A. Hà Nội, Hải Phòng
B. Hà Nam, Nam Định
C. Vĩnh Phúc, Bắc Ninh
D. Thái Bình, Ninh Bình
Trả lời: Giá trị sản xuất công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở hai trung tâm công nghiệp Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương.
Chọn: A.
Giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. mở rộng các thị trường xuất khẩu.
B. thu hút các nguồn vốn đầu tư.
C. phát triển khoa học công nghệ.
D. nâng cao trình độ người lao động.
Giải pháp chủ yếu để phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Duyên hải Nam Trung Bộ là thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. (SGK Địa 12 trang 163).
=> Đáp án B
Giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. mở rộng các thị trường xuất khẩu.
B. thu hút các nguồn vốn đầu tư.
C. phát triển khoa học công nghệ.
D. nâng cao trình độ người lao động.
Giải pháp chủ yếu để phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Duyên hải Nam Trung Bộ là thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. (SGK Địa 12 trang 163).
1)nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long . Nêu một số khó khăn về mặt tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
2) kể tên các ngành công nghiệp và trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ . Tại sao các ngành công nghiệp lại tập trung ở TP HCM?
Mong mọi người giúp mình ❤️❤️❤️❤️
Ai đoá giúp tuiii điiii mai thi gòiiiiiii😭🥲🤦♀️
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Kể tên các trung tâm công nghiệp dệt may của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
b) Tại sao các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?
Gợi ý làm bài
a) Các trung tâm công nghiệp dệt may
- Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định.
- Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
b) Các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta, vì
- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và là nơi thu hút nhiều lao động từ các nơi khác đến, đặc biệt là lao động nữ.
- Có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.
- Có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) phát triển.
- Các nguyên nhân khác: truyền thông phát triển công nghiệp dệt may, mạng lưới phân phối sản phẩm phát triển,...
Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. Giải thích vì sao Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất trong cả nước ?
a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.
+ Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch .
# Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng
# Đáp Cầu - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, phân hóa học)
# Đông Anh - Thái Nguyên ( cơ khí, luyện kim)
# Việt Trì - Lâm Thao ( hóa chất, giấy)
# Hòa Bình - Sơn La ( thủy điện)
# Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng)
b) Đồng bằng sông Hồ và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước vì :
- Vị trí địa lí thuận lợi : Giáp với trung du và miền núi phía Bắc Bộ, Trung Bộ, biển Đông, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Có nguồn nguyên liệu có công nghiệp dồi dào từ nông nghiệp và thủy sản
- Tài nguyên khoáng sản phong phú (nhất là than), tập trung chủ yếu ở vùng phụ cận.
- Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt. Có thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời