Dựa vào thông tin và hình 17.2, hãy phân tích vùng du lịch và trung tâm du lịch ở nước ta.
Dựa vào hình 10.3 và thông tin trong bài, em hãy phân tích vai trò của khí hậu đối với phát triển du lịch ở một địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.
Tham khảo: Vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt
(*) Trình bày:
- Đà Lạt nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, thuộc cao nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng. Khí hậu Đà Lạt ôn hòa, quanh năm dịu mát với ngưỡng nhiệt trung bình khoảng 180C đến 190C; không khí trong lành, mát mẻ. Do địa hình cao và được bao phủ bởi núi rừng nên Đà Lạt thường xuyên có sương mù.
=> Với những đặc điểm khí hậu thú vị như vậy, nên các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng rất phát triển ở Đà Lạt, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Dựa vào thông tin mục 2, các hình 7.3, 7.4 và hiểu biết cá nhân, hãy lấy ví dụ để phân tích vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta.
Tham khảo: Vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt
(*) Trình bày: Đà Lạt nằm ở khu vực cao nguyên nên nhiệt độ nơi đây ở ngưỡng trung bình xấp xỉ khoảng 18 độ C đến 19 độ C; không khí trong lành, mát mẻ. Do địa hình cao và được bao phủ bởi núi rừng nên Đà Lạt thường xuyên có sương mù.
=> Với những đặc điểm khí hậu thú vị như vậy, nên các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng rất phát triển ở Đà Lạt, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Dựa vào hình 15.4, hình 15.6 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tài nguyên du lịch nước ta.
tham khảo:
- Dọc bờ biển nước ta có khoảng hơn 120 bãi biển, bãi cát phẳng, độ dốc trung bình phù hợp cho phát triển du lịch. Có nhiều bãi tắm đẹp, đặc biệt là dải bờ biển từ Đại Lãnh (Khánh Hòa) cho tới Phan Thiết (Bình Thuận).
- Các đảo và quần đảo của nước ta cũng có giá trị du lịch rất lớn, như: vịnh Hạ Long, đảo Phú Quốc,…
Dựa vào hình 31.6, hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch ở nước ta.
- Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX. Nhưng chỉ thật sự phát triển nhanh, từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.
- Từ năm 1991 đến 2005, số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.
Dựa vào thông tin mục 3 và hình 36, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố du lịch trên thế giới.
* Tình hình phát triển
- Ngành du lịch trên thế giới phát triển nhanh từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay.
- Số lượt khách du lịch không ngừng tăng lên từ 455,9 triệu lượt người (năm 1990) lên 687,3 triệu lượt người (năm 2000) và 1460 triệu lượt người (năm 2019).
- Doanh thu du lịch tăng năm 2019 đạt 1482 tỉ USD, chiếm 7% GDP của thế giới nhờ lượng khách du lịch tăng và chi tiêu của khách cũng tăng.
- Các loại hình du lịch ngày càng trở nên phong phú.
- Tuy nhiên, sự bùng nổ của ngành du lịch đang gây ra nhiều tác động đến môi trường, do vậy du lịch bền vững đang là xu hướng được các quốc gia quan tâm.
* Phân bố
Những quốc gia có ngành du lịch phát triển thì sẽ có số lượt khách và doanh thu du lịch cao như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,…
Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố du lịch.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố du lịch:
- Sự có mặt của tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và sự kết hợp của các tài nguyên trên, tạo ra sản phẩm du lịch.
- Thị trường (khách du lịch) có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của ngành du lịch.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật (cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, các cơ sở thương mại,…) và cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước,…) là những điều kiện thiết yếu để tổ chức hoạt động du lịch.
- Nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao mang lại sự hài lòng cho du khách.
- Các điều kiện kinh tế - xã hội khác như sự phát triển của các ngành kinh tế, mức sống của dân cư, chính sách của nhà nước, điều kiện an ninh – chính trị và an toàn xã hội, dịch bệnh,…đều có tác động đến sự phát triển và phân bố của ngành du lịch.
Dựa vào Atlat địa lí việt nam trang du lịch và kiến thức đã học hãy cho biết: Vì sao Hà Nội trở thành trung tâm du lịch lớn nhất nước ta?
Dựa vào Atlat, có những nguyên nhân sau:
a. Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc.
- Là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc.
b. Thủ đô, trung tâm lớn của cả nước.
- Là thủ đô nên có sức lôi cuốn du khách.
- Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học – kĩ thuật lớn nhất trong cả nước.
c. Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía Bắc với đủ các loại hình (đường bộ, đường sắt, đường không, đường sông).
Và những nguyên nhân khác (như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, địa điểm du lịch nổi tiếng,...)
Hà nội trở thành trung tâm du lịch lớn nhất cả nước là vì:
+ nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc và còn nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm của phía Bắc
+ là một thủ đô và là trung tâm văn hóa, giáo dục, thể thao y tế lớn nhất cả nước
+ là cầu nối giao thông quan trọng ở phía bắc có nhiều các loại hình giao thông vận tải...
+ tài nguyên du lịch phong phú cơ sở hạ tầng tốt và có rất nhiều cảnh đẹp rất nhiều nơi di tích danh lam thắng cảnh ....
+ Vì Hà Nội có sự quan tâm của nhà nước và sự đầu tư du lịch của nước ngoài và những tư nhân trong nước khiến Hà Nội phát triển với nền du lịch nổi tiếng ...
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây của nước ta không phải là trung tâm du lịch vùng (năm 2007)?
A. Hải Phòng.
B. Huế.
C. Nha Trang.
D. Vũng Tàu.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây của nước ta không phải là trung tâm du lịch vùng (năm 2007)?
A. Hải Phòng.
B. Huế.
C. Nha Trang.
D. Vũng Tàu.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây của nước ta không phải là trung tâm du lịch vùng (năm 2007)?
A. Hải Phòng
B. Huế
C. Nha Trang
D. Vũng Tàu