Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:18

Tham khảo: Vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt

(*) Trình bày:

- Đà Lạt nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, thuộc cao nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng. Khí hậu Đà Lạt ôn hòa, quanh năm dịu mát với ngưỡng nhiệt trung bình khoảng 180C đến 190C; không khí trong lành, mát mẻ. Do địa hình cao và được bao phủ bởi núi rừng nên Đà Lạt thường xuyên có sương mù.

=> Với những đặc điểm khí hậu thú vị như vậy, nên các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng rất phát triển ở Đà Lạt, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:17

Tham khảo

* Thuận lợi

- Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, gồm các cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao.

- Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, do đó, hoạt động trồng trọt diễn ra quanh năm (từ 2 – 3 vụ/năm) với nhiều hình thức canh tác như: xen canh, luân canh, gối vụ,...

- Khí hậu có sự phân hoá đã:

+ Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp, gồm sản phẩm vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới;

+ Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp lớn trên khắp cả nước như: vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; vùng chuyên canh cây lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long,...

* Khó khăn:

- Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (ví dụ: bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối, mưa đá...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 22:59

Tham khảo
1.

- Hướng dẫn: quan sát bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở Việt Nam và xác định:

+ Hệ thống sông Hồng

+ Hệ thống sông Thu Bồn

+ Hệ thống sông Cửu Long.
2.

(*) Lựa chọn: phân tích đặc điểm của hệ thống sông Hồng

(*) Trình bày:

a. Đặc điểm mạng lưới sông:

- Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước sau hệ thống sông Mê Kông.

- Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu, trong đó có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).

- Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.

b. Đặc điểm chế độ nước sông:

- Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn)

+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

- Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
14 tháng 8 2023 lúc 22:59

2:

Tham khảo:

 

Hệ thống sông Cửu Long:

- Chiều dài dòng chính: 4300km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy tới Phnom Pênh chia thành 3 nhánh:

+ Một nhánh chảy vào hồ Tông-lê Sáp (Cam-pu-chia)

+ Hai nhanh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam.

- Có nhiều phụ lưu.

- Chế độ nước đơn giản, điều hòa.

- Mùa lũ kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 0:51

Tham khảo

* Đặc điểm địa hình:

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...

- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

- Địa hình đảo:

+ Ngoài quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,... Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng),...

+ Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.

+ Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.

* Đặc điểm khí hậu: vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C.

+ Mùa hạ: nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch;

+ Mùa đông: nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía nam lên vùng biển phía bắc.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.

Hướng gió thay đổi theo mùa:

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế;

+ Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế.

+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt.

- Lượng mưa trên biển thường nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1 100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn.

- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,... Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam.

* Đặc điểm hải văn:

- Độ muối trung bình: khoảng 32%0 - 33%0, biến động theo mùa và theo khu vực.

- Dòng biển ven bờ: có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ.

+ Về hướng chảy: mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.

+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.

- Trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi, vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.

- Chế độ thuỷ triều rất đa dạng:

+ Bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Trong đó, chế độ nhật triều đều rất điển hình (đặc biệt ở vịnh Bắc Bộ).

+ Độ cao triều cũng thay đổi tuỳ đoạn bờ biển (cao nhất là từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, thấp nhất là vùng biển ven bờ đồng bằng sông Cửu Long).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 23:45

Tham khảo

* Vai trò của vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất:

- Nông nghiệp:

+ Các hồ, đầm nước ngọt là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi.

+ Hồ, đầm là mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn như đầm phá Tam Giang, đầm Thị Nại, hồ thuỷ điện Hoà Bình,...

- Công nghiệp:

+ Các hồ thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, Yaly,..) là nơi trữ nước cho nhà máy thuỷ điện.

+ Hồ cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, khai khoáng,...

- Dịch vụ:

+ Một số hồ, đầm thông với các sông, biển có giá trị về giao thông.

+ Nhiều hồ, đầm có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành được khai thác để phát triển du lịch, như hồ Tơ Nưng, hồ Ba Bể,…

* Vai trò của vai trò của hồ, đầm đối với sinh hoạt:

- Phục vụ nhu cầu nước trong sinh hoạt, là nguồn ngọt lớn.

- Đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là ở các khu vực có mùa khô sâu sắc.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên:

* Khai thác tài nguyên đất

- Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ và được khai thác thác từ rất lâu để trồng trọt.

- Gần đây, các nước Bắc Mỹ đã áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại kết hợp các phương thức đa canh và luân canh, trồng trọt kết hợp chăn nuôi, tăng cường sử dụng nguồn phân bón sinh học nên năng suất sinh học rất cao, đồng thời bảo vệ và chống thoái hóa đất.

* Khai thác tài nguyên nước

- Bắc Mỹ có nguồn nước ngọt rất dồi dào do có nhiều sông và hồ lớn. Nguồn nước được sử dụng tổng hợp trong nhiều lĩnh vực: giao thông thủy, phát triển thủy điện, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghệp,...

- Việc khai thác quá mức cùng lượng chất thải rất lớn trong sản xuất và sinh hoạt đã làm ô nhiễm nguồn nước => Các nước Bắc Mỹ đã đề ra những quy định rất chặt chẽ về việc xả thải, chú trọng tiết kiệm nguồn nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt.

* Tài nguyên khoáng sản

- Bắc Mỹ có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú nhưng khai thác theo quy mô lớn và sử dụng không hợp lí => ô nhiễm môi trường và khoáng sản dần cạn kiệt.

- Các nước Bắc Mỹ đã có nhiều biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng thời đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế.

* Khai thác các tài nguyên khác

- Sinh vật biển:

+ Do tiếp giáp ba đại dương nên Bắc Mỹ có nguồn sinh vật biển rất phong phú và đa dạng.

+ Hàng năm, một lượng lớn thủy hải sản được đánh bắt, đáp ứng nhu cầu của người dân => Các nước Bắc Mỹ quy định rất chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích thước và số lượng hải sản được đánh bắt cho mỗi loại phương tiện cụ thể.

- Rừng:

+ Bắc Mỹ sở hữu tài nguyên rừng giàu có, nhưng thời gian dài rừng bị khai thác mạnh nên diện tích rừng suy giảm nhanh.

+ Hiện nay, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp quản lí và khai thác bền vững tài nguyên rừng như: ban hành luật về rừng, quy định trồng mới rừng sau khi khai thác,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 22:26

Tham khảo
1.

Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng:

+ Nước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.

+ Ở Việt Nam có đủ các nhóm khoáng sản, như: khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…), khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..) và phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi,...).

- Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ:

+ Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Điều này gây khó khăn cho việc khai thác và công tác quản lí tài nguyên khoáng sản.

+ Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…

- Khoáng sản phân bố tương đối rộng: tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước. Các khoáng sản có trữ lượng lớn phân bố tập trung ở một số khu vực như:

+ Dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa;

+ Than đá tập trung ở vùng Đông Bắc;

+ Than nâu có nhiều ở đồng bằng sông Hồng;

+ Titan phân bố chủ yếu ở vùng Duyên hải miền Trung;

+ Bô-xit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên,...
2.
- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, như: vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải,…
- Do có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước.

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:09

Tham khảo

- Tác động đến sông ngòi: Biến đổi khí hậu đã tác động đến thuỷ chế của sông ngòi, làm chế độ nước sông thay đổi thất thường.

+ Vào mùa lũ, lượng nước tăng nhanh ở các dòng sông, gây sạt lở lớn hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng.

+ Vào mùa cạn, lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ 3 – 10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài.

- Tác động tới hồ, đầm và nước ngầm: sự gia tăng của số ngày hạn hán đã làm cho mực nước của các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
14 tháng 8 2023 lúc 22:57

Tham khảo

Đặc điểm sông ngòi:

-Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, chủ yếu là sông nhỏ.

-Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây - đông,...

-Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 ~ 80% tổng lượng nước cả năm.

-Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m)/năm) và lượng phù sa khá lớn (tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 23:46

Tham khảo

- Vai trò của nước ngầm đối với sản xuất:

+ Nông nghiệp: Nước ngầm cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,...) đặc biệt với các vùng khan hiếm nước mặt như Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Công nghiệp: Nước ngầm được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất giấy,...

+ Dịch vụ: Một số nguồn nước nóng, nước khoáng được khai thác để chữa bệnh và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

Vai trò của nước ngầm đối với sinh hoạt: Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sinh hoạt của người dân ở nước ta.