Trình bày kết quả đánh giá, so sánh hai tác phẩm truyện.
Tóm tắt cốt truyện Chí Phèo theo trình tự thời gian cuộc đời nhân vật. Hãy đánh giá hiệu quả của việc phá vỡ trình tự này trong mạch trần thuật của tác phẩm.
- Tóm tắt: Truyện kể về cuộc đời nhân vật Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi vô thừa nhận. Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, đến năm 20 tuổi làm canh điều cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy tám năm ở tù về, từ một người hiền lành, lương thiện, Chí thành con quỹ dữ làm tay sai cho Bá Kiến. Hắn chìm ngập trong men rượu và gây bao tội ác cho dân làng. Sau khi gặp thị Nở, bản chất lương thiện trong Chí trỗi dậy. Chí mong muốn thị giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được vì bị thị Nở cự tuyệt. Quá đau đớn, phẫn uất và tuyệt vọng, trong cơn say, Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến, giết hắn và tự kết liễu đời mình. Qua số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao lên án sâu sắc xã hội tàn bạo chà đạp nhân phẩm con người, vạch ra mối mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa ở nông thôn Việt Nam đương thời và tình trạng tha hóa phổ biến trong xã hội. Đồng thời Nam Cao thể hiện tư tưởng nhân đạo tốt đẹp, niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
Bạn rút ra được kinh nghiệm gì trong việc trình bày bài giới thiệu, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch?
- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi thì cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,... và có dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm.
- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...
- Lí lẽ phải luôn đi kèm với bằng chứng.
- Sắp xếp các luận điểm rõ ràng, hợp lí.
5. Bạn rút ra được kinh nghiệm gì trong việc trình bày bài giới thiệu, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch?
THAM KHẢO!
- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi thì cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,... và có dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm.
- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...
- Lí lẽ phải luôn đi kèm với bằng chứng.
- Sắp xếp các luận điểm rõ ràng, hợp lí.
1. Lựa chọn và lập kế hoạch đánh giá hiệu quả một hoạt động phát huy truyền thống nhà trường.
2. Tiến hành khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động theo kế hoạch đã xây dựng.
3. Viết báo cáo kết quả đánh giá hoạt động
4. Trình bày kết quả đánh giá hoạt động.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT HUY TRUYỀN THÔNG NHÀ TRƯỜNG.
Tên hoạt động được đánh giá:.........
Thời gian tiến hành đánh giá...........
Nội dung/Tiêu chỉ đánh giá:
+ Nhận thức. cảm xúc của học sinh về truyền thống của nhà trường.
+ Nhận thức của học sinh vẻ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn
và phát huy truyện thống nhà trưởng.
+ Số học sinh tham gia hoạt động.
+ Hưng thủ của học sinh đối với hoạt động.
+ Kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
+ Sự ủng hộ của cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác đối với
hoạt động.
Phương pháp đánh giá:
+ Khảo sát bằng phiếu hỏi các bạn học sinh trong lớp, trong trường.
+ Phỏng vấn một số học sinh, thẩy, cô giáo, cha mẹ học sinh va các lực
lượng giáo dục khác của trường.
+ Nghiên cứu các tư liệu hoạt động (nêu có). Kệ hoạch tô chức hoạt động.
bản thu hoạch của các học sinh đã tham gia hoạt động, báo cáo kết quả
tổ chức hoạt động....
Kế hoạch cụ thể:
+Thiế kế bộ công cụ khảo sát
+Thu thập các tư liệu liên quan đến hoạt động
+Tiến hành khảo sát
+Xử lí các thông tin, số liệu thu thập được từ khảo sát.
+Viết báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động phát huy truyền thông nhà trường.
+Trình bày báo cáo.
- Trình bày kết quả thí nghiệm giâm cành, chiết và ghép cành theo gợi ý trong bảng dưới đây:
- Thí nghiệm thụ phấn cho ngô: Đánh giá về khối lượng, chất lượng của bắp ngô được thụ phấn, có thể so sánh với các bắp ngô được thụ phấn hoặc giao phấn tự nhiên.
Học sinh thực hành và theo dõi thực tế để điền kết quả.
Bước 1: Lắc hạt phấn ở bông cờ cho rơi vào phễu thụ phấn, phễu có thể làm bằng bìa cứng miệng rộng 20 - 25 cm, đáy 3 - 4 cm thủng bịt bằng vải thưa.
Bước 2: Tiến hành thụ phấn. Lắc nhẹ phễu để phấn rơi vào râu ngô, thụ phấn cho từng bắp có thể thụ phấn 1 đến 2 lần trên vụ.
Thực hành viết bài nghị luận đánh giá tác phẩm truyện (Chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện)
Phương pháp giải:
- Ôn lại những kiến thức về văn nghị luận.
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm đã lựa chọn: Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.
- Triển khai luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng và logic.
- Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu, lời văn cần có sự liên kết và mạch lạc.
Lời giải chi tiết:
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Quang Sáng.
- Giới thiệu khái quát truyện ngắn Chiếc lược ngà.
2. Thân bài
- Tóm tắt sơ lược nội dung tác phẩm:
+ Ông Sáu nóng lòng muốn nhận con sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ông Sáu là ba chỉ vì vết thẹo trên má mãi tới khi mọi người chuẩn bị trở lại chiến trường miền Đông thì bé Thu mới chịu nhận ba.
+ Ở chiến trường vì thương nhớ con ông Sáu đã làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh.
- Đặc điểm tình huống truyện Chiếc lược ngà:
+ Giàu kịch tính: gây bất ngờ, tò mò cho người đọc.
+ Giàu chất thơ: có cảm xúc, sức lay động lòng người.
- Kịch tính trong tình huống truyện:
+ Tình huống gặp gỡ của ông Sáu và bé Thu: Ông Sáu cố gắng để bé Thu chấp nhận mình làm ba và sự cố gắng được đền đáp, trước khi ông Sáu đi thật bất ngờ bé Thu đã thét lên “Ba…a…a…ba!” nhận ông Sáu là ba.
+ Trở lại chiến khu miền Đông, tất cả tình yêu thương ông Sáu dồn vào làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh. Trước khi hy sinh ông Sáu trao lại cây lược ngà cho bác Ba - người đồng đội thân thiết cũng là người chứng kiến câu chuyện của cha con ông Sáu.
- Tình huống truyện cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu giàu chất thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt, xúc động của tình cha con.
- Tình huống ông Sáu làm cây lược ngà và trao lại trước khi hy sinh là điểm nhấn cho giai điệu về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh, toát lên tình cảm, cảm xúc mãnh liệt tinh tế, tạo chất thơ cho thiên truyện này.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chiếc lược ngà.
Bài văn mẫu
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Các sáng tác của ông tập trung chủ yếu về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc chiến cũng như sau hòa bình. Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông được sáng tác năm 1966. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
Tác phẩm xây dựng tình huống truyện éo le: Ông Sáu sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, ông được nghỉ ba ngày phép về thăm nhà, thăm con. Trước nỗi xúc động và tình cảm yêu mến của ông, bé Thu – đứa con gái ông yêu quý, mong nhớ suốt tám năm trời đã không nhận ra ông là ba. Ngày ông phải trả phép về đơn vị cũng chính là ngày con bé nhận ông là ba. Ở đơn vị, ông Sáu dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ, nỗi ân hận vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con. Nhưng chưa kịp trao cây lược cho con thì ông đã hi sinh trong một trận càn lớn của Mỹ. Từ tình huống truyện, tác phẩm đề cao, ngợi ca tình ca tình cha con sâu nặng, đồng thời tố cáo tội ác chiến tranh.
Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là bé Thu và ông Sáu, thông qua tình huống truyện éo le, mỗi nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất của mình. Trước hết về bé Thu, em là con của ông Sáu nhưng từ nhỏ đã phải xa cha do ba vào chiến trường. Sau tám năm xa cách, Thu được gặp lại ba, những tưởng đó sẽ là cuộc đoàn viên đầy hạnh phúc, nhưng trái ngược với ông Sáu mừng rỡ lao về phía em thì Thu dửng dưng, thậm chí hốt hoảng gọi “Má! Má!”. Những ngày sau đó, dù ông Sáu hết lòng chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, thậm chí xa lánh, ngang ngạnh cự tuyệt ông Sáu. Dù ông đã làm hết cách nhưng bé Thu vẫn không gọi ông là ba. Những lúc gặp khó khăn, nguy cấp Thu chỉ gọi trống không, không nhận được sự trợ giúp của ông Sáu, nó cũng loay hoay tự làm một mình.
Trong bữa cơm, ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá, Thu gạt ra, bị ông Sáu đánh, cô bé lập tức bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã miêu tả thật chính xác thái độ, hành động khác thường của bé Thu. Bởi trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt em không hiểu những éo le mà chiến tranh gây ra, nên chỉ vì một vết thẹo trên mặt ông Sáu em kiên quyết không nhận ba. Điều đó cũng cho thấy Thu là đứa trẻ bướng bỉnh, cá tính nhưng đằng sau sự từ chối đến cứng đầu đó là tình yêu thương thắm thiết Thu dành cho ba mình.
Bé Thu cứng đầu chối từ sự ân cần của cha bao nhiêu thì giây phút nhận ra cha lại mãnh liệt, xúc động bấy nhiêu. Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người, tiếng gọi ba của Thu là tiếng gọi kìm nén suốt tám năm, tám năm yêu thương, đợi chờ ngày ba về. Không chỉ gọi, con bé con lao tới, nhảy lên người ba và hôn khắp cùng, hôn mặt, hôn má, và hôn cả vết thẹo dài trên mặt ba, vết thẹo đã khiến con bé bướng bỉnh không nhận ba. Thu ôm chặt anh, quàng cả chân vào người anh Sáu, bởi nó sợ buông lơi anh Sáu sẽ đi mất, cái ôm cái hôn ấy còn như muốn bày tỏ tất cả tình cảm Thu dành cho ba. Trong khoảnh khắc đó, ai cũng như lặng người đi vì xúc động. Với lối miêu tả chân thực, giàu cảm xúc tác giả đã cho thấy tình yêu thương sâu nặng Thu dành cho ba, dù có những lúc gan góc, bướng bỉnh nhưng em rất giàu tình cảm và dễ xúc động.
Về phía ông Sáu, trong ba ngày về nghỉ phép, ông dành trọn yêu thương cho đứa con gái bé bỏng. Thuyền chưa cập bến ông đã vội vàng nhảy lên bờ, chạy về phía con, đôi bàn tay sẵn sàng dang ra chờ đợi đứa con sà vào lòng. Nhưng trái ngược với điều ông tưởng tượng, bé Thu cự tuyệt, lảng tránh, điều đó làm ông hết sức đau lòng, hai tay ông buông thõng như bị gãy. Khuôn mặt ấy thật đáng thương biết bao, ông không biết làm thế nào để có thể xóa nhòa khoảng cách thời gian và không gian ấy. Để bù đắp cho con, ba ngày nghỉ phép ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn bên con, yêu thương, ân cần bên con mong Thu sẽ thay đổi. Trước sự cứng đầu của Thu, ông chỉ khẽ lắc đầu, chứ không hề trách mắng con. Chỉ đến khi ông gắp thức ăn cho nó bị Thu bỏ ra, bao nhiêu buồn đau dồn nén bấy lâu ông đã đánh Thu, điều ấy đã làm ông ân hận mãi về sau. Khoảnh khắc hạnh phúc nhất mà cũng đau lòng nhất của ông chính là được nghe tiếng gọi ba thiêng liêng, nhưng đó cũng là lúc ông phải chia tay con trở về đơn vị.
Một người lính từng trải, gan góc trên chiến trường lại khóc bởi tiếng gọi đầy thân thương. Những giọt nước mắt không thể kiềm chế, cứ thế trào ra. Trong những ngày ở chiến trường ông ân hận vì đánh con, không quên lời hứa, ông dồn tâm huyết vào làm chiếc lược ngà. Ông chi chút, tỉ mẩn mài từng chiếc răng lược cho nhẵn bóng. Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu. Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăn trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội mình qua ánh mắt đầy yêu thương. Cây lược ấy đã được người đồng đội trao lại cho bé Thu. Tình cha con đã không chết, nâng đỡ cô bé trưởng thành, vượt lên mọi đau thương mất mát. Ông Sáu là biểu tượng cho tình yêu thương, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con trong hoàn cảnh chiến tranh.
Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo, bất ngờ qua đó thể hiện chủ đề của tác phẩm cũng như cách sử dụng nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc, phù hợp với lứa tuổi của Nguyễn Quang Sáng. Cùng với đó, truyện ngắn có lối kể chuyện chân thực, tự nhiên, giàu cảm xúc kết hợp với hình ảnh giản dị, mà giàu giá trị, ý nghĩa biểu tượng, kết tinh trong hình tượng chiếc lược ngà với ngôn ngữ đậm giản dị và đậm chất Nam Bộ. Chiếc lược ngà đã tái hiện thành công bức tranh về tình cha con sâu nặng của bé Thu và ông Sáu. Từ đó, tác giả cũng thể hiện hoàn hảo sự tàn bạo của chiến tranh; những bi kịch cùng tình cảm gia đình đẹp đẽ trong thời chiến và đồng thời tác phẩm cũng ca ngợi tình cảm phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
Thực hành viết bài nghị luận đánh giá tác phẩm truyện (Chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện).
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật
2. Thân bài
- Khái quát chủ đề của truyện
+ “Dưới bóng hoàng lan” gửi gắm tình yêu gia đình, quê hương và mối tình đầu trong sáng của nhân vật Thanh.
- Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật
+ Nhân vật Thanh: yêu thương bà, yêu gia đình, trân trọng cô gái hàng xóm
+ Nhân vật bà: yêu thương cháu, nhân hậu, giàu đức hi sinh
+ Nhân vật Nga: hiền lành, thuỷ chung
- Phân tích vai trò cuả nhân vật trong việc thể hiện chủ đề
+ Mối quan hệ giữa các nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề
- Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra bài học cuộc sống
3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận
* Bài viết tham khảo:
Thạch Lam cây bút văn xuôi lãng mạn tiêu biểu của văn học 1930 – 1945, các sáng tác của ông tập trung đi sâu khai thác vào cuộc sống đời thường, bình dị. Với những tác phẩm thường “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc trong lòng người đọc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. Một trong những tác phẩm được đánh giá “truyện không có truyện” của Thạch Lam, không thể không kể đến truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”.
Câu chuyện kể về Thanh – một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Chàng lên tỉnh đi làm rồi hằng năm có dịp nghỉ phép sẽ về thăm quê. Lần trở về lần này đã cách kỉ nghỉ trước 2 năm, vì vậy Thanh mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết.
Quê hương đối với mỗi con người là mái ấm không bao giờ có thể quên. Và Thanh cũng vậy! Dù xa nhà 2 năm nhưng khi trở về, chàng cảm thấy bình yên và quen thuộc đến lạ. Căn nhà với thửa vườn như một nơi mát mẻ và hiền lành luôn sẵn sàng dang tay đón chờ Thanh. Có thể nói, dù lên tỉnh làm việc nhưng cuộc sống chốn phồn hoa đô thị không khiến chàng trai ấy thay tính đổi nết. Vẫn là một con người hiền lành, trân quý những điều giản dị và yêu thương mái ấm gia đình mình dù còn nghèo khó. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của Thanh. Quê hương không chỉ là nơi con người “đi để trở về” mà còn là như một làn suối thanh mát làm thanh sạch tâm hồn.
Hơn hết, vì mồ côi cha mẹ từ bé, Thanh rất yêu và hiếu thảo với bà của mình. Với bà, Thanh vẫn như một chàng trai bé bỏng, để bà săn sóc, vỗ về. Nghe tiếng bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Thanh nằm yên cảm nhận bà ở bên mình quạt nhẹ trên mái tóc, cảm giác như được trở về những ngày thơ ấu. Chàng không dám động đậy, có lẽ để tận hưởng thêm những giây phút hạnh phúc ấy. Được bà yêu thương vỗ về, Thanh cảm động gần ứa nước mắt. Với Thanh, bà là tất cả. Chàng cố gắng học tập, làm việc cũng chỉ mong được báo đáp những tình cảm bag dành cho mình.
Ở quê hương, dưới bóng hoàng lan, không chỉ có bà, Thanh còn có một mối tình trong sáng, đơn sơ, giản dị. Đó là những tình cảm trong sáng đầu đời dành cho Nga – cô gái hàng xóm. Thấy Nga, Thanh vui vẻ gọi. Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ. Đối với chàng, Nga như một người thân mật. Thanh rủ Nga đi nhặt hoàng lan rơi, hai người có không gian riêng tư để hoài niệm những kí ức tươi đẹp. Thanh thấy quả tim đập nhẹ nhàng. Trước sự bày tỏ của Nga, Thanh chẳng biết nói gì, chàng vít một cành lan hái cho Nga như thay cho lời muốn nói. Đoá hoa ấy phải chăng như một lời ước hẹn thầm kín giữa hai người? Thế nhưng, cuộc đoàn tự không được bao lâu, Thanh sớm phải quay lại thành phố. Khi rời đi, chàng còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn đầy lưu luyến. Chàng không trực tiếp chào Nga, có lẽ vì sợ sự lưu luyến khiến chàng không làm chủ được lòng mình. Chàng bước đi nửa buồn mà nửa vui. Buồn vì phải xa bà, xa quê và xa người con gái ấy. Nhưng cũng vui vì một chút tình cảm đã được nhen nhóm trong lòng. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Nơi ấy có bà, có Nga và có cây hoàng lan của hai người. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Đó là tình yêu và niềm tin mà Thanh dành cho Nga.
Bên cạnh nhân vật chính là Thanh, hình ảnh người bà trong truyện ngắn hiện lên mang theo bóng hình người phụ nữ Việt Nam. Một con người tần tảo, hi sinh, vị tha, hết lòng vì gia đình. Bà không chỉ là bà mà còn là cha, là mẹ, là trụ cột gia đình đối với Thanh. Trong mắt bà, Thanh vẫn luôn bé bỏng như ngày nào. Một mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc nhưng đã nuôi Thanh khôn lớn trưởng thành. Bà săn sóc Thanh từng chút một, thấy chàng ngủ, bà nhẹ buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Thanh có lẽ chính là động lực sống của bà.
Còn Thanh – một cô bé hàng xóm hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng là người đã thay Thanh ở bên bà những lúc Thanh vắng nhà. Nga dành cho Thanh một tình yêu chân thành mà kín đáo. Trong bữa cơm cùng bà và Thanh, cô gái ấy chỉ ăn nhỏ nhẹ, cầm chừng và buông đũa luôn để sới cơm cho Thanh. Người con gái ấy hồi hộp, căng thẳng như lần đầu về nhà chồng. Thỉnh thoàng, nàng nhìn Thanh mang theo bao yêu thương, trìu mến. Khi cùng Thanh đi nhặt hoa lan, Nga thẹn thùng nhưng cũng mạnh mẽ mà bày tỏ tình cảm của mình: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”. Mỗi lời bày tỏ nỗi nhớ nhưng cũng như một lời tỏ tình đối với Thanh. Nga nâng niu đoá hoa mà Thanh hái cho mình, khoe bà: “Anh con hái đấy ạ” đầy vui sướng, hạnh phúc. Đoá hoa ấy như chan chứa sự kết trái cho mối tình của Nga và Thanh. Để rồi, mỗi mùa hoa hoàng lan, cô lại giắt hoa trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương. Cũng là để nhớ về người mình yêu thương.
Như vậy, qua những nhân vật Thanh, bà và Nga, chúng ta thấy rằng cách xây dựng nhân vật của Thạch Lam không quá nổi bật, nhưng lại mang những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là câu chuyện về tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương đất nước. Bóng hoàng lan là Kkông gian quen thuộc nơi con người bộc lộ tình cảm chân thành cho nhau, là không gian mát mẻ, tĩnh lặng, đối lập với cuộc sống phồn thị ngoài kia và cũng là nơi ươm mầm mối tình trong sáng, đẹp đẽ.
So sánh kết thúc truyện của hai tác phẩm Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) và Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri). Qua những kết thúc đó và bằng những hiểu biết xã hội của mình, em hãy viết một bài văn nêu suy nghĩ của mình về giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống
cíu ạ
Đoạn kết truyện " Cô bé bán diêm " thật xúc động : đó là cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười. - Đoạn kết truyện " Chiếc lá cuối cùng " là cảnh Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng không rụng mặc dù đêm qua trời mưa rét rất to. Chính điều này đã cho cô động lực để tiếp tục sống và vượt qua bệnh tật. Nhưng mãi sau này cô mới biết chiếc lá ấy là kiệt tác được đánh đổi bằng mạng sống của cụ Bơ- men - Các tác giả gửi đến chúng ta thông điệp về tình yêu thương. Tình yêu thương chính là sức mạnh lớn lao soi sáng và cứu rỗi tâm hồn của con người. TÌnh yêu thương có sức mạnh cảm hóa và cứu sống con người. Chính vì thế, chúng ta hãy yêu thương nhau nhiều hơn, hãy bước qua sự vô cảm, tàn nhẫn và lạnh lùng của bản thân để hướng tới giá trị đích thực của cuộc sống nằm ở chính tình người cao đẹp. Bài văn: Tình yêu thương chính là một trong những điều không thể nào thiếu được trong cuộc sống. Thực sự thì tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, và cũng có được sự vui vẻ. Thật không sai chút nào khi người ta nói rằng một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Đầu tiên chúng ta phải hiểu được tình yêu thương là gì? Tình yêu thương được hiểu đó chính là sự sẻ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Tình yêu thương định nghĩa dễ nhất đó cũng chính là sự đồng cảm và như cũng chất chứa được tinh thần nhân loại mà con người dành cho con người. Thực sự trong cuộc sống này thì chính tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh và đẹp đến mê mẩn. Những điều này dường như tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, đồng thời tình thương cũng như lại luôn luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày. Ta như nhận thấy được rằng, chắc chính mỗi người chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi biết bao nhiêu. Ta dường như cũng lại nhận thấy được cũng chính là người thân yêu mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn…. Tình yêu thương cũng được hiểu đó chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi con người chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ thân yêu của chúng ta. Thế rồi ta như cũng nhận thấy được cũng chính từnhững người mang chung dòng máu với ta. Và mỗi khi chúng ta như lại chập chững vào lớp học, chúng ta biết đến tình yêu thương mới đó chính là tình bạn. Không chỉ tình thân mà chính tình thân những người bạn là người xa lạ, được gắn kết với chúng ta bởi chính những sự chia sẻ. Ta như cũng nhận thấy được cũng chính bởi niềm vui và nỗi buồn, bởi các cuộc trò chuyện, bởi sự giúp đỡ. Không những thế ta như cũng nhận thấy được cũng chính trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêuthương. Và đáng nói nhất đó chính là tình yêu, tình yêu được định nghĩa đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, một chủ đề mà các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Puskin,…. Tất cả họ dường như cũng đã lại viết lên những câu thơ, trong đó cũng chính là những bài tình ca ngọt ngào để ca ngợi tình yêu, mang đến một sự thăng hoa bất tận. Thế rồi khi tình thương như lớn hơn thì đó trở thành tình yêu đất nước, dân tộc. Điều này cũng có thể nhận thấy được rằng chính con người chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm như thật khăng khít đó để có thể mà dành cho nhau. Tình yêu thương thực sự nó được ví như thật giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa sao cho tường tận được. Ta như nhận thấy được tình yêu thương thực sự trìu tượng đến mức khó hiểu. Tình yêu thương đơn giản đó cũng chính là khi chúng ta mà nhìn đứa trẻ mồ côi như đang lặng lẽ nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn. Và làm sao ta có thể không độnglòng khi chúng ta nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán và của cải bị mất mát. Ta như nhận thấy được cũng chính vì tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt qua nhanh chóng. Còn có những người luôn cố gắng cho đi mà không bao giờ nghĩ nhận lại cho riêng mình cả. Có ai đó đã từng nói rằng “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà nơi lạnh nhất là nơi thiếu tình thương”. Thực sự đây là một câu nói rất ý nghĩa. Tình thương như có thể giúp cho con người chúng ta xua đi mọi những u tối trong cuộc đời. Thay vào đó cũng chính là những tia sáng ấm áp của tình thương. Thật tuyệt vời biết bao nhiêu vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi ngày trong mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho cuộc sống của chính mình. Cuộc sống sẽ thật đẹp biết bao nhiêu khi có tình thương.
Nhớ like cho mình nha
Treo phiếu học tập với kết quả của cá nhân, nhóm.
Giáo viên và học sinh đánh giá và tự đánh giá, nhận xét kết quả các hoạt động của cá nhân, nhóm và kết luận (quá trình tham gia và sản phẩm).
+ Ghi lại các kết quả của bản thân và nhóm vào phiếu học tập.
+ Treo phiếu học tập rồi đánh giá và tự đánh giá về quá trình tham gia hoạt động và sản phẩm cuối cùng.
1. Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh theo kế hoạch đã xây dựng ở Hoạt động 3
2. Viết báo cáo kết quả đánh giá thực trạng
3. Trình bày báo cáo kết quả đánh giá thực trạng
4. Thảo luận về những hoạt động, hành vi, việc làm mà cộng đồng dân cư địa phương cần thực hiện để danh làm thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên được bảo tồn tốt hơn.
Gợi ý:
- Giữ gìn vệ sinh môi trường tại danh lam thắng cảnh.
- Không lấn chiếm, sử dụng trái pháp không gian danh lam thắng cảnh.
- ...