Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
6 tháng 11 2023 lúc 21:09

Tham khảo: 

Khu vực hóa kinh tế giúp các nước trong khu vực có thể liên kết với nhau, rút ngắn được khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế. Ví dụ: Liên minh Châu Âu liên kết với nhau về các mặt chính trị, kinh tế và quân sự đã tạo đà phát triển cho các nước thành viên, hiện nay các thành viên EU đều là các cường quốc về kinh tế.

- Việc liên kết với nhau để hình thành một tổ chức khu vực giúp các nước giải quyết các vấn đề chung của khu vực, nâng cao vị thế so với các khu vực khác. Đồng thời khu vực hóa còn nâng cao được sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được lợi thế của các thành viên trong khu vực.

- Khu vực hóa kinh tế bổ sung cho toàn cầu hóa kinh tế từng bước làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 9 2019 lúc 12:51

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào biểu đồ “Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế” (trang 15) và biểu đồ “Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế” (trang 17) để phân tích mối quan hệ.

- Tỉ trọng lao động nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh, công nghiệp và xây dựng tăng, dịch vụ tăng. Tương ứng, tỉ trọng GDP nông, lâm, thuỷ sản giảm, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ giảm.

- Tỉ trọng lao động và GDP của khu vực nông, lâm, ngư giảm tương ứng. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng giảm chậm, trong khi tỉ trọng GDP công nghiệp và xây dựng tăng nhanh chứng tỏ đây là khu vực có năng suất lao động cao. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng, nhưng tỉ trọng GDP giảm chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực này chưa cao.

Mai Thị Bích Ngọc
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Phân loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo lãnh thổ.

Loại cơ cấu

Cơ cấu theo ngành

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu theo lãnh thổ

Thành phần

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Công nghiệp và xây dựng.

- Dịch vụ.

- Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Vùng kinh tế.

- Khu kinh tế.

- …

Ý nghĩa

Cơ cấu theo ngành là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế. Cơ cấu theo ngành phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau.

Cơ cấu theo nghĩa lãnh thổ cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.

Ruky
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:17

Tham khảo!

- Hệ quả tích cực:

+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

- Hệ quả tiêu cực: làm xuất hiện các vấn đề như: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.

Lê Thị Mai Chi
Xem chi tiết
Trần Vương Quang
17 tháng 9 2017 lúc 16:51

Đáp án D

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 3 2018 lúc 5:43

Chọn D

Minh Lệ
Xem chi tiết

Vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:

* Các nguồn lực bên trong: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của 1 lãnh thổ.

- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ.

Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

- Nguồn lực tự nhiên: yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Ví dụ: Hoa Kì là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào,…) => Lợi thế để phát triển kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội: đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH.

Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhờ yếu tố con người.

* Các nguồn lực bên ngoài: Việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học – công nghệ, thị trường bên ngoài lãnh thổ,… sẽ tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế.

Ví dụ: Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, Nhật Bản rất biết tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài (có chính sách tốt thu hút lao động chất lượng cao từ các nước khác, nhập khẩu lao động, mua bằng sáng chế,…).

Lê Ngọc Toàn
Xem chi tiết
cong chua gia bang
1 tháng 3 2016 lúc 16:47

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay:
+Chuyển dịch cơ cấu ngành:giảm tị trọng khu vực nông,lâm,ngư nghiệp;tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng.Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng vẫn còn nhiều biến động
+Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp,các lãnh thổ tập trung công nghiệp,dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế nhiều thành phần
+Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:từ nên kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần
+Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới,các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn;ba vùng kinh tế trọng điểm(Bắc Bộ,phía Nam,miền Trung)

-Những thành tựu và thách thức:
Thành tựu
+kinh tế tăng trưởng vững chắc,cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa
+Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm,nổi bật là ngành dầu khí,điện,chế biến thực phẩm,sản xuất hàng hóa tiêu dùng
+Hoạt động ngoại thương và đầu tư của nước ngoài dc thúc đẩy phát triển.Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu
Thách thức
+Ở nhiều huyện,tỉnh nhất là các vùng miền núi còn các xã nghèo
+Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức,môi trường bị ô nhiễm
+Vấn đề việc làm,phát triển văn hóa,giáo dục,y tế,xóa đói giảm nghèo,…vẫn chưa đáp ứng dc nhu cầu của xã hội

Đoàn Minh Trang
1 tháng 3 2016 lúc 16:48

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt:

- Chuyển dịch cơ cấu ngành:

   +Tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm.

   +Tỉ trọng ngành công nghiệp - Xây dựng và dịch vụ tăng.  

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành 7 vùng kinh tế khác nhau, trong đó có 3 khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Miền Trung, Nam Bộ.

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, như tư nhân, công tư hợp doanh, liên doanh nước ngoài.

 

 

Hải Lê
5 tháng 11 2017 lúc 20:28

tôi k biết