Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày cơ cấu dân số của nước ta.
Dựa vào hình 19.2 và thông tin trong mục b, hãy trình bày cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa và cơ cấu dân số theo lao động.
Với nhóm nước thu nhập thấp: KV1 có tỉ lệ cao, KV2 và KV3 tỉ lệ thấp hơn.
=> Nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông - lâm - thuỷ sản, chưa có sự chuyển mình mạnh mẽ công nghiệp hoá - hiện đại hoá => Trình độ phát triển thấp.
Với nhóm nước có thu nhập cao thì KV1 chiếm tỉ lệ rất nhỏ, KV2 chiếm một phần tương đối trong nền kinh tế quốc gia, KV3 nắm vai trò chủ đạo và quyết định
=> Nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào dịch vụ, và đã đi theo con đường phát triển kinh tế Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày cơ cấu của ngành dịch vụ.
Khu vực dịch vụ có cơ cấu rất đa dạng và phức tạp. Người ta thường chia dịch vụ thành 3 nhóm:
- Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, bán buôn, bán lẻ,…
- Dịch vụ tiêu dùng: y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính viễn thông,…
- Dịch vụ công: hành chính công, thủ tục hành chính
Dựa vào thông tin mục c, hãy trình bày cơ cấu của ngành công nghiệp.
Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, người ta chia sản xuất công nghiệp thành hai nhóm chính:
- Công nghiệp khai thác: gồm các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước, sinh vật…) để tạo ra nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
- Công nghiệp chế biến: gồm các ngành chế biến vật chất tự nhiên và nhân tạo thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết thế nào là cơ cấu dân số theo tuổi.
- Trình bày các cách phân chia cơ cấu dân số theo tuổi.
* Khái niệm: Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
* Cách phân chia
- Dựa vào khoảng cách tuổi
+ Độ tuổi có khoảng cách đều nhau: Có thể là 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm.
+ Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau và thường chia thành 3 nhóm tuổi gồm 0 - 14 tuổi, 15 - 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.
- Căn cứ vào tỉ lệ dân số của ba nhóm tuổi trên: Cơ cấu dân số già hay cơ cấu dân số trẻ.
- Cơ cấu sinh học của dân số, người ta thường sử dụng tháp dân số. Có ba kiểu tháp dân số cơ bản: kiểu mở rộng, kiểu thu hẹp và kiểu ổn định.
Đọc thông tin trong mục a, hãy trình bày cơ cấu dân số theo giới tính và cơ cấu dân số theo tuổi.
- Cơ cấu dân số theo giới:
+ Biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng phần trăm (%).
+ Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.
+ Cơ cấu theo giới ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
+ Phân tích cơ cấu theo giới, ngoài khía cạnh sinh học người ta còn chú ý đến khía cạnh xã hội như vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của nam và nữ giới.
- Cơ cấu dân số theo tuổi:
+ Là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
+ Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi: nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15-59 hoặc đến 64 tuổi), nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi hoặc 65 tuổi) trở lên.
+ Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng: tháp dân số (hay tháp tuổi).
Dựa vào thông tin mục 2 hãy trình bày cơ chế hoạt động của ASEAN.
- Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN là: không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận.
- Các cơ quan của ASEAN:
+ Cấp cao ASEAN: Đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN. Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên. Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức 2 lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì và có thể được triệu tập khi cần thiết.
+ Hội đồng điều phối ASEAN có nhiệm vụ: chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN (các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN); Điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; Xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.
+ Các Hội Cộng ASEAN có nhiệm vụ: Đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN; Điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách.
+ Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: Thực hiện những thỏa thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Dựa vào bảng 20.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày cơ cấu dân số theo lao động. Lấy ví dụ minh họa.
Cơ cấu dân số theo lao động:
- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
- Nguồn lao động:
+ Nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.
+ 2 nhóm: Dân số hoặt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.
- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế (3 khu vực):
+ Khu vực I (Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản);
+ Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng);
+ Khu vực III (Dịch vụ).
=> Thay đổi theo thời gian ở từng quốc gia, khu vực trên thế giới.
+ Các nước đang phát triển: lao động trong khu vực I chiếm tỉ lệ cao, xu hướng giảm.
+ Các nước phát triển: tỉ lệ lao động ở khu vực III cao, xu hướng tăng.
- Ví dụ:
+ Bu-run-đi và Ấn Độ là 2 quốc gia đang phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực I cao, lần lượt là 86,2% và 42,6% (2019), xu hướng giảm (Năm 2019, tỉ lệ lao động trong khu vực I của Bu-run-đi giảm 5,8% so với năm 1999 và Ấn Độ giảm 17,5%).
+ Anh là quốc gia phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực III cao (80,8% - năm 2019), xu hướng tăng (năm 2019 tăng 8,2% so với năm 1999).
Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy:
- Trình bày khái niệm cơ cấu kinh tế.
- Phân biệt cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.
- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
- Phân loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo lãnh thổ.
Loại cơ cấu | Cơ cấu theo ngành | Cơ cấu theo thành phần kinh tế | Cơ cấu theo lãnh thổ |
Thành phần | - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Công nghiệp và xây dựng. - Dịch vụ. | - Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước). - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. | - Vùng kinh tế. - Khu kinh tế. - … |
Ý nghĩa | Cơ cấu theo ngành là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế. Cơ cấu theo ngành phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội. | Cơ cấu theo thành phần kinh tế cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. | Cơ cấu theo nghĩa lãnh thổ cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ. |
Dựa vào thông tin trong mục c, hãy:
1. Trình bày đặc điểm các kiểu địa hình bờ biển của nước ta.
2. Nêu đặc điểm của thềm lục địa nước ta.
tham khảo:
Câu 1. Đặc điểm các kiểu địa hình bờ biển nước ta:
Có 2 dạng chính:
Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển.Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo: khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát. Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.Câu 2. Đặc điểm thềm lục địa nước ta:
Mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100m.Thu hẹp và sâu hơn ở vùng biển miền Trung.Dựa vào thông tin trong mục c, hãy trình bày khái niệm về gia tăng dân số thực tế.
- Tỉ lệ tăng dân số thực tế là tổng số giữa tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ tăng dân số cơ học (đơn vị tính là %).
- Đây là thước đo phản ánh đầy đủ về sự gia tăng dân số.
- Tuy nhiên, giữa hai bộ phận tạo nên gia tăng dân số thực tế thì gia tăng dân số tự nhiên vẫn là động lực phát triển dân số.