Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bảo Duy
Xem chi tiết
Mèo Dương
28 tháng 10 2023 lúc 21:34

Mục đích:Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà

bình và ổn định khu vực.

Sự phát triển từ ASEAN 6 thành ASEAN 10

- Năm 1984, Rru-nây trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.

- Sau Chiến tranh lạnh, mối quan hệ giữa các nước ASEAN với 3 nước Đông Dương đã chuyển từ "đối đầu” sang “đối thoại”. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.

- Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995, tiếp đó kết nạp Lào, Mi-an-ma vào tháng 7-1997 và Cam-pu-chia thánu 4-1999.

- Lần đầu trong lịch sử khu vực, 10 nước ASEAN đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất => ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn thịnh.

+ Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10-15 năm.

+ Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 14:03

Tham khảo!

Yêu cầu số 1: Các nước đã gia nhập ASEAN:

- Hiện nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên, là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Mianma, Xingapo, Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây.

Yêu cầu số 2: Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.

- Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999).

- Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Cuala Lămpơ (Malaixia), lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.

Yêu cầu số 3:

♦ Mục tiêu của ASEAN: Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.

- Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

- Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).

- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

=> Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”

♦ So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:

- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…

- Khác nhau:

+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.

+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).

Mon Cưng
Xem chi tiết
Etherious Natsu Dragneel
20 tháng 11 2016 lúc 20:25

Năm 1984, sau khi giành được độc lập, Bru-nây đã tham gia và trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.

 

Năm 1984, sau khi giành được độc lập, Bru-nây đã tham gia và trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau Chiến tranh lạnh và vấn đề Cam-pu-chia đã được giải quyết bằng việc kí kết Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia (10 - 1991), tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.Tháng 7 - 1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li (1976).

Đây là bước đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt
động của khu vực Đông Nam Á. Tiếp đó, tháng 7 - 1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 -1997, Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN. Tháng 4 - 1999, Cam-pu-chia được kết nạp vào tổ chức này.
Như thế, ASEAN từ sáu nước đã phát triển thành mười nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (viết tắt theo tiếng Anh là AFTA) trong vòng 10-15 năm.
Năm 1994, ASEAN lập Diễn đàn khu vực (viết tắt theo tiếng Anh là ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á.

Hồ Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Trịɳh Đức Tiếɳ ( teamღVT...
10 tháng 11 2021 lúc 19:23
8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin)Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.Năm 1984, kết nạp Brunây làm thành viên thứ 6.  Năm 1995 kết nạp Việt Nam là thành viên thứ 7 . Năm 1997 kết nạp thêm Lào và Mianma. Năm 1999, kết nạp Campuchia làm thành viên thứ 10. Việc mở rộng thành viên từ 5 nước ban đầu lên 10 nước diễn ra lâu dài và đầy trở ngại vì:Do sự chia rẽ của các nước thực dân đối với khu vực: ĐNÁ là khu vực bị nhiều nước thực dân thống trị; các thế lực thực dân đều thi hành chính sách “chia để trị” đối với các nước thuộc địaPhụ thuộc vào kết quả cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước trong khu vực. Các nước ĐNÁ giành được độc lập vào những thời điểm khác nhau, nên thời điểm gia nhập ASEAN không giống nhauDo bối cảnh tác động của chiến tranh lạnh và cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ; một số nước trong khu vực (Philippin, Thái Lan..) đã ủng hộ Mĩ tham gia vào khối quân sự SEATOVấn đề Campuchia đã đẩy hai nhóm nước xa nhau, khi vấn đề CPC được giải quyết, cơ hội gia nhập ASEAN của các nước Đông Dương được mở raDo chế độ quân sự nắm quyền, nền dân chủ bị hạn chế, bị các nước trên TG nhất là các nước phương Tây cấm vận, cô lập nên việc Mianma gia nhập ASEAN gặp khó khăn, trắc trở.HT và $$$
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
13 tháng 6 2017 lúc 6:37

Đáp án A

Ngoài việc là “quốc gia khu vực Đông Nam Á”, và “tán thành tất cả các tôn chỉ, mục đích và cacs nguyên tắc của ASEAN”, những điều kiện hoàn toàn có tính chất khách quan thì sự khác biệt về chế độ chính trị, kinh tế và xã hội không phải là rào cản các quốc gia Đông Nam Á trở thành thành viên của ASEAN

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 7 2017 lúc 10:24

Đáp án A

Ngoài việc là “quốc gia khu vực Đông Nam Á”, và “tán thành tất cả các tôn chỉ, mục đích và cacs nguyên tắc của ASEAN”, những điều kiện hoàn toàn có tính chất khách quan thì sự khác biệt về chế độ chính trị, kinh tế và xã hội không phải là rào cản các quốc gia Đông Nam Á trở thành thành viên của ASEAN.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 4 2019 lúc 8:36

Đáp án A

Ngoài việc là “quốc gia khu vực Đông Nam Á”, và “tán thành tất cả các tôn chỉ, mục đích và cacs nguyên tắc của ASEAN”, những điều kiện hoàn toàn có tính chất khách quan thì sự khác biệt về chế độ chính trị, kinh tế và xã hội không phải là rào cản các quốc gia Đông Nam Á trở thành thành viên của ASEAN.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 8 2017 lúc 5:23

Đáp án B

Ngô Võ Thùy Nhung
Xem chi tiết
qwerty
30 tháng 3 2016 lúc 15:02

a. Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:

      ASEAN ra  đời vào nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước trong khu vực:
       - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp tác cùng nhau trong cùng phát triển.
       - Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.

       - Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau.
       - 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.
* Mục tiêu của ASEAN : là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
b.  Quá trình phát triển:

   + Từ 1967 – 1975: ASEAN là tổ chức non trẻ , hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế
   + Từ 1976 đến nay: ASEAN có sự khởi sắc :
    - 2/ 1976 Hội nghi cấp cao họp tại Ba li (Indonesia) ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).
      * Nôi dung Hiệp ước Ba li (Nguyên tắc hoạt động):

        + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

         + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

        + Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.

        + Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

        + Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

       - Quan hệ giữa các nước ĐD và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kinh tế ASEAN tăng trưởng.

      - Năm 1984 Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. Sau đó lần lượt VN( 1995) , Lào và Miama( 1997), Campuchia ( 1999)

      => ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác KT, VH nhằm xây dựng  Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.

  c. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.

* Cơ hội:

   +  Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.

  + Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.

   +  Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triển kinh tế.

      +  Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.

  +  Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

 * Thách thức:

  + Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.

      + Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.

       + Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của DT

Vũ Trịnh Hoài Nam
30 tháng 3 2016 lúc 15:04

- Sau khi giành độc lập, 5 nước đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

- Từ những năm 60 – 70 trở đi chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu – mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển ngoại thương.

- Kết quả: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 5 nước khá cao: Inđônêxia 7%, Malaixia là 7.8%, Philíppin là 6.3%; Thái Lan là 9% , Xingapo là 12%.

+ Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 nước đạt tới 130 tỉ USD.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 10 2018 lúc 3:59

Chọn đáp án B.

Tháng 11-2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh => Sự kiện này đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình hoạt động của ASEAN