Câu 10. Một vật có khối lượng 5kg ở độ cao 10m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2 và chọn mốc thế năng tại mặt đất. Thế năng của vật sau khi nó rơi tự do được 1 giây là A.250J. B. 249,9J. C. 490J. D. 500J.
Một vật có khối lượng 5kg ở độ cao 10m so với mặt đất. Lấy g 10m/s2 và chọn mốc thế
năng tại mặt đất. Thế năng của vật sau khi nó rơi tự do được 1 giây là
A.250J. B. 249,9J. C. 490J. D. 500J.
giải
thế năng của vật sau khi rơi được 1s là
\(Wt=\)\(W=m.g.h=5.10.10=500\left(J\right)\)
vậy chọn D
Một vật có khối lượng là 5kg được thả rơi tự do không vận tốc đầu ở độ cao 30m. Lấy g = 10 m / s 2 . Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Tính độ cao của vật tại đó động năng gấp 1,5 lần thế năng:
A. 15 m
B. 20 m
C. 12 m
D. 24 m
+ Cơ năng tại vị trí thả vật: W 0 = m g h 0
+ Gọi h là độ cao so với mặt đất tại vị trí có động năng gấp 1,5 lần thế năng.
+ cơ năng tại vị trí này là:
+ Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có:
=> Chọn C.
Câu 2. Một vật nặng có khối lượng 200g được thả rơi tự do. Khi vật ở độ cao 4m so với mặt đất thì nó có vận tốc là 10m/s. Lấy gia tốc rơi tự do = 10m / (s ^ 2) Chọn gốc thế năng ở mặt đất a. Tính cơ năng của vật? b. Khi tỉ số giữa động năng và thế năng bằng 3 thì vật cách mặt đất bao nhiêu? c. Khi rơi xuống đến mặt đất thì vật nặng bị lún sâu vào đất 2cm. Tính lực cản trung bình do nền đất tác dụng lên vật
a. Cơ năng của vật:
\(W=W_t+W_đ\)
\(\Leftrightarrow W=mgh+\dfrac{1}{2}mv^2\)
\(\Leftrightarrow W=0,2.10.4+\dfrac{1}{2}.0,2.10^2\)
\(\Leftrightarrow W=8+10\)
\(\Leftrightarrow W=18J\)
b. Ta có: \(\dfrac{W_đ}{W_t}=3\Rightarrow W_đ=3W_t\)
\(\Rightarrow mgh'=3.\dfrac{1}{2}mv^2\)
\(\Leftrightarrow0,2.10h'=\dfrac{3}{2}.0,2.10^2\)
\(\Leftrightarrow2h'=30\)
\(\Leftrightarrow h'=\dfrac{30}{2}=15\left(m\right)\)
Từ một điểm A có độ cao10 m so với mặt đất, thả một vật có khối lượng 400g rơi tự do xuống đất. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy g = 10m/s2 . Hãy xác định: động năng, thế năng và cơ năng của vật khi ở vị trí cách mặt đất 6m.
Một vật có khối lượng 100g được thả rơi tự do từ độ cao 8m so với mặt đất. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Lấy g= 10m/s. A)Tính cơ năng của vật. B)Tính độ cao và tốc độ của vật khi có động năng bằng ba thế năng. (GIÚP MÌNH GIẢI PHẦN B CHI TIẾT NHA)
câu 1: Từ độ cao 20 m so với mặt đất người ta ném lên một vật có khối lượng 500 gam với vận tốc 10m/s . chọn mốc thế năng tại mặt đất . bỏ qua lực cản của không khí. lấy g= 10m/s2.
a. tính động năng , thế năng và cơ năng tại vị trí vật ném
b. tính độ cao lớn nhất mà vật đạt được
c.tính vận tốc khi vật chạm đất
d. tính vận tốc của vật khi ở độ cao 5m?
e. tính vận tốc và độ cao của vật khi thế năng bằng nửa động năng
huhu sao hôm nay box lý nhiều bài tập quá vậy :(
a) \(W_đ=\dfrac{1}{2}mv_0^2=25\left(J\right)\) \(W_t=mgh=100\left(J\right)\)
\(W=W_đ+W_t=\dfrac{1}{2}mv_0^2+mg.20=125\left(J\right)\)
b) :D không biết cái công thức này mình chứng minh tổng quát bao nhiêu lần rồi?
chọn trục Ox thẳng đứng, hướng lên, Gốc O tại điểm ném gốc thời gian t=0
Xét tại thời điểm ném: \(\left\{{}\begin{matrix}v=v_0-gt\\x=v_0t-\dfrac{1}{2}gt^2\end{matrix}\right.\) tại điểm cao nhất của vật có nghĩa là v=0
Từ đây suy ra \(x=h_{max}=\dfrac{v_0^2}{2g}\) => độ cao lớn nhất vật đạt đc: h=20+5=25(m)
c) Khi chạm đất Bảo Toàn cơ năng:
\(W'=W_đ'+W_t'=\dfrac{1}{2}mv'^2=W=125\left(J\right)\)
\(\Rightarrow v'=10\sqrt{5}\left(m/s\right)\)
d) ở độ cao 5m so với mặt đất à bạn?
Bảo toàn cơ năng: \(W_1=W_2\Leftrightarrow\dfrac{1}{2}mv_1^2+mgh_1=\dfrac{1}{2}mv_2^2+mgh_2\) => v2=..... ( tự tính đi )
e) Cũng bảo toàn cơ năng nốt:
\(W=W'\) \(\Leftrightarrow\dfrac{1}{2}mv_1^2+mgh=3mgh'\) => h'=....
\(W=W'\Leftrightarrow\dfrac{1}{2}mv_1^2+mgh=\dfrac{3}{2}mv'^2\) => v'=
W với W' tùy từng câu mà thay số cho hợp lí nha bạn :D tại W vs W' có mấy chỗ bị trùng không rõ chỗ nào ib hỏi mình.
Một hòn đá có khối lượng m=0.1 (kg) được thả rơi tự do (Vo =0) từ độ cao 10 (m) so với mặt đất . Chọm mặt đất làm mốc tính thế năng . Lấy g =10m/s2 a) tính thế năng của vật ngay tại vị trí thả. B) tính thế năng và động năng của vật tại vị trí mà vận tốc mặt đất 5 m C) tại vị trí nào so với mặt đất vật có động năng gấp ba lần thế năng ?
`a)W_[t(max)]=mgz_[max]=0,1.10.10=10(J)`
`b)W_[t(5m)]=mgz_[5m]=0,1.10.5=5(J)`
ADBT cơ năng có: `W=W_[t(5m)]+W_[đ(5m)]=10`
`<=>mgz_[5m]+W_[đ(5m)]=10`
`<=>0,1.10.5+W_[đ(5m)]=10`
`<=>W_[đ(5m)]=5(J)`
`c)W=W_[đ(W_đ=3W_t)]+W_[t(W_đ=3W_t)]=10`
Mà `W_[đ(W_đ=3W_t)]=3W_[t(W_đ=3W_t)]`
`=>4W_[t(W_đ=3W_t)]=10`
`<=>4mgz_[(W_đ=3W_t)]=10`
`<=>4.0,1.10.z_[(W_đ=3W_t)]=10`
`<=>z_[(W_đ=3W_t)]=2,5(m)`
Bài 1 : Một vật có khối lượng 500g rơi tự do từ độ cao 100m so với đất . Lấy g=10m/s , chọn mốc thế năng tại mặt đất
a/Tính động năng của vật khi chạm đất ?
b/Ở độ cao nào vật có động năng bằng 3 lần thế năng ?
c/Động năng của vật ở độ cao 50m là bao nhiêu ?
__________________
Bài 2 : Một vật có khối lượng 0,2kg được thả rơi không vận tốc từ điểm O cách mặt đất 30m . Lấy g=10m/s , chọn mốc thế năng tại mặt đất
a/ Tính thế năng của vật tại vị trí O
b/ Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất tại điểm M ?
Bài 1:
m = 500g =0,5kg
h =100m
g =10m/s2
Wt =0
a) Wđ =?
b) z =? khiWđ =3Wt
c) Wđ =? z' =50m.
GIẢI :
a) vận tốc lúc chạm đất của vật :
\(v=\sqrt{2gh}=\sqrt{2.10.100}=20\sqrt{5}\left(m/s\right)\)
Động năng của vật khi chạm đất :
\(W_đ=\frac{1}{2}mv^2=\frac{1}{2}.0,5.\left(20\sqrt{5}\right)^2=500\left(J\right)\)
b) Wđ =3Wt
\(W=mgz+\frac{1}{2}mv^2=0,5.10.100+\frac{1}{2}.0,5.\left(20\sqrt{5}\right)^2=1000\left(J\right)\)
=> \(W=W_đ+W_t=3W_t+W_t=4W_t\)
<=> \(1000=4.0,5.10.z\)
=> z = 50(m)
c) h= 50(m) => \(v=\sqrt{2gh}=10\sqrt{10}\left(m/s\right)\)
=> \(W_đ=\frac{1}{2}.0,5.\left(10\sqrt{10}\right)^2=250\left(J\right)\)
Vật có khối lượng 100g được thả rơi từ độ cao 45m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g 10m/s2. Chọn mốc thế năng ở mặt = đất. a) Tính cơ năng của vật. b) Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất. c) Tính độ cao của vật khi động năng của vật có giá trị gấp đôi thế năng.
a) Động năng của vật:
\(W_{\text{đ}}=\dfrac{1}{2}mv^2=\dfrac{1}{2}.0,1.0^2=0J\)
Thế năng của vật:
\(W_t=mgh=0,1.10.45=45J\)
Cơ năng của vật:
\(W=W_{\text{đ}}+W_t=0+45=45J\)
b) Vậy tốc của vật khi chạm đất:
\(v=\sqrt{2gh}=\sqrt{2.10.45}=30m/s\)
c) Ta có: \(W_đ=2W_t\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{1}{2}mv^2=2mgh'\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{1}{2}.0,1.30^2=2.0,1.10.h'\)
\(\Leftrightarrow45=2h'\)
\(\Leftrightarrow h'=\dfrac{45}{2}=22,5\left(m\right)\)
Một vật có khối lượng m = 200 g được thả rơi tự do ở độ cao 45 m so với mặt đất. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính cơ năng của vật.
b. Dùng phương pháp bảo toàn cơ năng tính tốc độ của vật khi chạm đất.
c. Khi vật ở độ cao 20 m so với mặt đất động năng của vật là bao nhiêu?
d. Tính tỉ số động năng và thế năng của vật khi vật rơi được 2 s.
e. Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng.