chỉ ra biểu hiện của cấu trúc trùng điệp và tác dụng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề bài thơ mây và sóng
Bài thơ qua đèo ngang thể hiện tâm trạng gì, hãy chỉ ra nghệ thuật chơi chữ đồng âm, và cho biết tác dụng của dấu hiệu nghệ thuật này trong việc thể hiện chủ đề bài thơ
xác định bố cục bài thơ mây và gió, các phần của bài thơ có gì giống và khác nhau ?( về số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh, cách tổ chức khổ thơ.) Nêu tác dụng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ
Giữa hai phần của bài thơ có nhiều nét giống nhau:
- Cả hai phần đều có cấu trúc đối xứng và trình tự tường thuật giống nhau:
Thuật lại lời rủ rêThuật lại lời từ chốiNhững trò chơi do em bé sáng tạo ra.- Ở cả hai phần đều có những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng như mây, sóng,…
Bên cạnh đó thì giữa hai phần cũng có những điểm khác biệt:
- Số dòng thơ ở phần hai dài hơn phần 1
- Cách xây dựng hình ảnh của hai phần: Phần một những người bạn là mây với trò chơi cùng bình minh vàng và vâng trăng bạc; phần hai những người bạn là sóng với những chuyến ngao du.
Việc lặp lại với hình thức đối thoại qua lồng trong lời kể của em bé đã khắc họa một cách chính xác và tinh tế tâm hồn của một đứa trẻ. Chúng vẫn ham chơi, tò mo trước những điều bí ẩn, đẹp đẽ của thiên nhiên. Bé con cũng thấy băn khoăn, có vẻ hơi lung lay trước lời mời gọi đầy hấp dẫn của mây, của sóng. Thế nhưng bỏ qua tất cả, đứa bé từ chối hết những lời mời hấp dẫn của những người bạn mây và sóng để được trở về nhà với mẹ. Cả hai mẹ con sẽ tự sáng tạo ra trò chơi ấy, cùng nhau.
Sự khác biệt trong số lượng câu thơ và cách xây dựng hình ảnh của cả hai phần giống như việc tăng thêm thử thách với đứa trẻ. Thử thách càng lớn thì tình yêu với mẹ của chú bé càng tăng theo.Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ “Bài ca Côn Sơn” và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.
• Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.
• Tác dụng: Cách điệp từ trong các câu thơ có ý nghĩa rất đặc biệt nó tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ, không gian như được mở rộng bao la và cả những hình tượng thơ sâu sắc đã làm cho tâm hồn của tác giả có những cảm nhận mới mẻ từ đó giúp cho nhân vật hiểu sâu sắc và có định hướng trong sáng tác.
Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?
- Người kể chuyện: có hai người kể
+ Phần 1: chàng trai
+ Phần 2: lão Nhiệm Bình
Trong phần 1 có nhiều đoạn người kể chuyện là lão Nhiệm Bình. Vì vậy, văn bảo có nhiều người kể chuyện.
- Điểm nhìn:
+ Phần 1: chàng trai; lão Nhiệm Bình
+ Phần 2: lão Nhiệm Bình
Đôi khi, điểm nhìn dịch chuyển sang một số người bạn chài khác.
=> Câu chuyện có nhiều người kể chuyện và nhiều điểm nhìn, đồng thời có sự dịch chuyển điểm nhìn.
- Tác dụng: Giúp cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản được khách quan, mở rộng và đa diện hơn.
Nhận xét về kết cấu, về giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?
Kết cấu tác phẩm có nét độc đáo:
+ Bài thơ giống như câu chuyện, phát triển theo thời gian, trần trụi với thiên nhiên, thân thiết với vầng trăng
+ Qúa khứ nghèo khó nhưng gần gũi với vầng trăng, khi về thành phố, sống với tiện nghi, con người lãng quên quá khứ.
+ Tình huống tạo nên yếu tố bất ngờ khi con người với vầng trăng gặp lại, con người giật mình thức tỉnh, soi xét lại sự vô tình, thờ ơ của bản thân.
+ Giọng điệu thơ chậm dãi, nhịp nhàng theo lời kể, lúc lại suy tư. Tất cả góp phần quan trọng bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình
Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.
- Điệp từ: 5 lần từ “ta”, 3 lần từ “như”, 2 lần từ “Côn Sơn”, 2 lần từ “có”
- Điệp từ làm nổi bật nhân vật ta giữa thiên nhiên, khẳng định vẻ đẹp sẵn có của Côn Sơn
- So sánh để tìm ra nét độc đáo của cảnh vật
- Tạo cho câu thơ có giọng điệu êm ái, du dương
- Ta khi đứng đầu, khi đứng giữa câu thơ, khi đối nhau qua một từ câu thơ, tạo nên sự uyển chuyển
Xác định chủ đề và thông điệp của văn bản. Theo bạn, nhan đề Buổi học cuối cùng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
- Chủ đề: Sự nuối tiếc của thầy giáo và các bạn học sinh trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng
- Thông điệp của văn bản nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với sự tồn tại của một quốc gia qua đó thể hiện lòng yêu nước gắn liền với những hành động chăm chỉ hàng ngày.
- Nhan đề Buổi học cuối cùng đã thể hiện trực tiếp được chủ đề và thông điệp mà tác giả hướng tới.
2. Xác định chủ đề và thông điệp của văn bản. Theo bạn, nhan đề Buổi học cuối cùng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
- Chủ đề: Sự lưu luyến và tiếc nuối của những người vùng An-dát về buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
- Thông điệp:
+ Thông điệp về sự tồn tại của một quốc gia gắn liền với ngôn ngữ của quốc gia đó.
+ Thông điệp về lòng yêu nước gắn liền với những hành động chăm chỉ hàng ngày.