Chú ý các tiểu mục trong văn bản.
Chú ý các tiểu mục trong văn bản.
- Các tiểu mục:
Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả…
…đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ.
→ Là một câu văn nhưng được tách ra làm hai vế để ngăn cách hai đoạn mang hai nội dung tương ứng.
Cả hai loại văn bản khi viết cần tránh những sai sót gì? Những mục nào cần chú ý trong mỗi loại văn bản?
Những sai sót cần tránh của cả hai loại văn bản:
- Thiếu một trong các mục chủ yếu của mỗi loại văn bản.
- Trình bày không cân đối, thiếu sáng rõ.
- Thiếu số liệu, chi tiết cụ thể.
- Những mục cần chú ý là: tên văn bản, nơi nhận báo cáo (đề nghị), người báo cáo (đề nghị), nêu sự việc lí do báo cáo (đề nghị)
Theo dõi: Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cung cấp thông tin gì cho bạn? Cách trình bày các đề mục có gì đáng chú ý?
- Nhan đề và hệ thống đề mục được sử dụng để làm rõ bố cục của văn bản, góp phần xác định, tóm tắt và làm nổi bật nội dung chính, giúp người đọc có cơ sở định hướng, tiếp nhận nội dung của văn bản.
- Các đề mục được in đậm và tách dòng, giúp cho người đọc dễ dàng theo dõi văn bản và hiểu được ý chính.
Các cước chú (“tam bản”, “chài”) và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích gì? Em thấy có cần chú thích thêm những từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản không?
- Các cước chú (“tam bản”, “chài”) và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích giải thích, chú thích rõ ràng hơn về các thuật ngữ cũng như nguồn gốc của thông tin, tạo sự tin cậy cho người đọc.
- Em thấy không cần cước chú thêm từ ngữ, kí hiệu khác trong văn bản vì cước chú trong văn bản đã quá đầy đủ và rõ ràng.
Ý nào không cần nêu trong văn bản tiểu sử tóm tắt với mục đích để tìm hiểu, nghiên cứu hoặc giới thiệu cho người khác biết?
A. Những nét chính về nhân thân của người được viết tiểu sử tóm tắt.
B. Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của người được viết tiểu sử tóm tắt.
C. Đánh giá chung về người được viết tiểu sử tóm tắt.
D. Phần tự đánh giá của người được viết tiểu sử tóm tắt.
Ý nào không cần nêu trong văn bản tiểu sử tóm tắt với mục đích để tìm hiểu, nghiên cứu hoặc giới thiệu cho người khác biết?
A. Những nét chính về nhân thân của người được viết tiểu sử tóm tắt.
B. Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của người được viết tiểu sử tóm tắt.
C. Đánh giá chung về người được viết tiểu sử tóm tắt.
D. Phần tự đánh giá của người được viết tiểu sử tóm tắt.
a) Hãy đọc hai văn bản báo cáo trên và xem các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản có những điểm gì giống và khác nhau?
Những phần nào là quan trọng, cần chú ý trong cả hai văn bản báo cáo?
(Gợi ý: Muốn xác định được cần trả lời một số câu hỏi: Báo cáo với ai? Ai báo cáo? Báo cáo về vấn đề gì? Báo cáo để làm gì?)
b) Từ văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo.
a. Các mục trong cả hai văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự:
+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo
+ (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì
+ (4) Nơi nhận báo cáo
+ (5) Người (tổ chức) báo cáo
+ (6) Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được
+ (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo
- Hai văn bản báo cáo trên giống nhau về cách trình bày các mục và khác nhau ở nội dung cụ thể.
- Những mục quan trọng, cần chú ý trong hai câu văn bản báo cáo trên là: (3), (4), (5), (6).
b. Cách làm một báo cáo là tuân thủ theo 7 mục như câu a, và cần lưu ý:
- Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục (5), (4), (3), (6).
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc hiểu văn bản thông tin, các em cần chú ý…(…)
+ Văn bản viết về vấn đề (đề tài) gì? Vấn đề ấy gần gũi và thiết thực với cuộc sống của mỗi người như thế nào?
+ Mục đích của văn bản là gì? Nội dung và hình thức của văn bản được trình bày như thế nào?
+ Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích gì?
+ Đặc điểm văn bản thông tin được thể hiện ở yếu tố nào?
+ Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào?
- Đọc trước văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở và tìm hiểu thêm các bài viết về vấn đề tôn trọng, chấp hành pháp luật trong cuộc sống.
- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở được in trong cuốn sách Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu. Từ nhan đề cuốn sách, hãy dự đoán nội dung chính của văn bản này.
- Văn bản viết về những hiện tượng vi phạm pháp luật, coi nhẹ luật pháp của người Việt. Đây là môt vấn đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống.
- Mục đích của văn bản: cho người đọc thấy được tầm quan trọng của pháp luật.
Hình thức của văn bản được trình bày thành các đề mục lớn, rõ ràng.
- Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.
- Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.
- Các bài viết về vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:
+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
+ Mấy vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn từ góc độ quốc phòng - an ninh.
- Dự đoán nội dung chính của văn bản này: bàn về phẩm chất và những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi. Khẳng định tậm quan trọng của luật pháp với cuộc sống con người.
Có bạn cho rằng: “Tên người (tổ chức) báo cáo, nơi nhận báo cáo, nội dung báo cáo là những mục không cần chú ý trong văn bản báo cáo”. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai