Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Em tìm đọc một số bài viết như:

+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (https://dangcongsan.vn/)

+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc (https://ictvietnam.vn/)

Nguyễn Thùy Trang
Xem chi tiết
Lương Gia Phúc
23 tháng 5 2018 lúc 21:45

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại.

Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web..., song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)... một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu. Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam. Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc đĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng" và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA>.<

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
25 tháng 4 2017 lúc 17:26

1.

- “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng ta giàu bởi đời sông của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta... Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói...” (Phạm Văn Đồng

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt). - “Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân và ngôn ngữ văn học mà các nhà thơ lớn đã nâng lên đên mức cao. Tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động, trong chiến đấu, trong quan hệ xà hội, cụ thể, sinh động, có hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu: Tiếng nói ấy kết đọng lại rất hay, rất đẹp trong tục ngữ và ca dao...” (Xuân Diệu - Tâm sự với các em về tiếng Việt).

2.

- Về mặt ngừ âm, từ vựng ta thường bắt gặp trong chương trình Ngừ văn 6, 7 những câu thơ, đoạn vãn giàu chất thơ, chất nhạc và mang đậm chất hội họa:

+ Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghêng

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Ấy là những câu thơ đầy chất nhạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu.

+ “Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thây nhừng vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.

Ấy là những câu văn đầy chất thơ trích trong văn bản Mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng.

+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ấy là những câu thơ đầy chất họa trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

Phương Thảo Nguyễn
25 tháng 4 2017 lúc 19:10

1.

- “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng ta giàu bởi đời sông của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta... Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói...”

(Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt).

- “Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân và ngôn ngữ văn học mà các nhà thơ lớn đã nâng lên đên mức cao. Tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động, trong chiến đấu, trong quan hệ xà hội, cụ thể, sinh động, có hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu: Tiếng nói ấy kết đọng lại rất hay, rất đẹp trong tục ngữ và ca dao...”

2.

- Về mặt ngữ âm, từ vựng ta thường bắt gặp trong chương trình Ngữ văn 6, 7 những câu thơ, đoạn vãn giàu chất thơ, chất nhạc và mang đậm chất hội họa: + Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghêng

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Ấy là những câu thơ đầy chất nhạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu.

+ “Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.

Ấy là những câu văn đầy chất thơ trích trong văn bản Mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng.

+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ấy là những câu thơ đầy chất họa trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

TƯ LIỆU THAM KHẢO

VỀ TIẾNG TA

Nghĩ về sự đầy đủ, trong trẻo, đẹp đẽ, sáng sủa, và sang giàu của tiếng nói Việt Nam, có những lúc tôi ngừng lại đó câu viết chưa xuống dòng... mà nhìn trân trân tờ giấy bỏ dở. Tôi nhìn trân trân vào giữa khoảng không ngoài cửa sổ lộng trời xanh, mà lòng thấy dào dạt lên những lời cám ơn. Tôi lặng cúi xuống mặt giây trắng tinh đang om sòm những lời biêt ơn đối với đất nước ông bà tiên tổ. Thấy chịu ơn rất nhiều đối với quê hương ông bà đã truyền cho tôi thứ tiếngnói đậm đà tôi hằng nói từ những ngày mới ra đời. Mà rồi cho đến cái phúcuôdi cùng không được sống nữa, thì câu cuối đời của tôi vẫn cứ lại nói lên vẫn chỉ bằng cái thứ tiếng nói ruột thịt tủy xương đó mà thôi. Tôi biết rằng, cái ngôn ngữ thừa tự tôi đang nói đang diễn viết ra đây, chính nó là kết tinh bởi nhiều trăm nghìn năm công sức lao động của tổ tiên lưu truyền lại. Trong hương thừa hưởng đây, lẫn vào với vô số thanh âm từ điệu, thấy như hiển hiện lên không biết bao nhiêu là mồ hôi và máu huyết của đời đời ông hà khai rừng, vỉ ruộng, mở cõi, giữ nước, chông giặc, tiến lên tới đâu là xây dựng ngôn ngữ tới đó. Nay mỗi lần đụng tới di sản nhiệm màu ây, thấy bổi hổi bồi hồi, như vấn vương với một cái gì thiệt là thiêng liêng vô giá, mà tất cả trữ kim ngân của tất cả ngân hàng thế gian cũng không sao đánh đổi được. Có những lúc lại lẩn thẩn nghĩ dại dột rằng bây giờ tự nhiên mình lại mất trí, mà quen hết mà bay hết khỏi đầu mình chỗ kho tàng tiếng nổi Việt Nam này, thì có lẽ mình... mình sẽ phải chết mất. Nhưng không, không thể nào quên được cái tiếng Việt Nam hữu cơ, cái tiếng nói Việt Nam linh diệu ấy được. Có đến chết cũng không quên được. Có chết, càng vẫn nhớ. [...]

Thảo Lê
Xem chi tiết
Thảo Lê
18 tháng 9 2021 lúc 8:58

giúp mk vs ạ

 

Thảo Lê
18 tháng 9 2021 lúc 8:59

pls help me

 

nthv_.
18 tháng 9 2021 lúc 9:00

Tham khảo:

1. Mở bài

- Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới.

- Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ.

- Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.

2. Thân bài

- Giải thích:

    + Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.

    + Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.

Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.

3. Kết bài

- Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội.

- Chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.

Hoàng Chi (Pé Na)
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
16 tháng 8 2023 lúc 7:50

tham khảo

Văn bản “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ” đã cung cấp những thông tin về việc giới trẻ hiện nay sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt như thế nào. Một số bộ phận giới trẻ đã và đang ra sức sáng tạo ngon ngữ riêng cho mình làm ảnh hưởng tới việc viết và giao tiếp với những người xung quanh, làm hỗn loạn cho người sử dụng. Qua văn bản “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ” em biết được bản thân cần phải sử dụng Tiếng Việt một cách trong sáng, không sáng tạo làm mất đi nét trong sáng vốn có của Tiếng Việt, không nên sử dụng những từ ngữ sai lệch.

Do xu hướng kéo theo rất nhiều các bạn trẻ hiện nay sáng tạo ra những ngôn ngữ mới theo cách của riêng mình mà khiến người khác không thể hiểu nổi, đã có nhiều trường hợp xảy ra hiểu lầm không mong muốn do việc người dùng không nắm rõ nguồn gốc và cách sử dụng của từ ngữ đó. Ví dụ như điển hình như từ “gấu” trước đây người ta thường nghĩ tới loài động vật nhưng hiện nay được giới trẻ sử dụng với một ý nghĩa khác đó là để chỉ người yêu của một ai đó. Những ai không biết sử dụng trong hoàn cảnh thích hợp thì sẽ bị gây hiểu lầm tỏng việc giao tiếp với nhau.

  
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Văn bản mang lại cho em nhiều thông tin và những nhận thức bổ ích. Vấn đề tác giả nêu lên trong bài rất có ý nghĩa với việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Bởi vì việc nêu lên những biểu hiện bất cập, và lạm dụng các cách nói mới, bất chấp các quy tắc thông thường đã làm tổn thương và vẩn đục tiếng Việt,... Tuy nhiên, việc sáng tạo cách nói và từ ngữ mới đúng mực cũng có tác dụng tích cực đối với việc phát triển tiếng Việt hiện đại làm giàu tiếng Việt, cập nhật được với yêu cầu mới của cuộc sống hiện đại.

- Giới trẻ ngày nay sáng tạo ra rất nhiều ngôn ngữ “độc, lạ”, nhiều người không nắm rõ nguồn gốc, cách sử dụng sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có. Ví dụ từ “báo” là danh từ chỉ động vật hoặc một bài báo, động từ là dấu hiệu cho biết trước điều gì đó sắp xảy ra. Thế nhưng một số bạn trẻ sử dụng từ này như sau “báo cha, báo mẹ, báo đời....”. Từ báo ở đây mang nghĩa tiêu cực nhưng với nhiều người không nắm rõ sẽ không hiểu nó là gì.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 3 2018 lúc 5:27

Những kiến thức, kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc- hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng giúp ích nhiều cho việc viết văn tự sự

Ví dụ: Truyện ngắn Làng của Kim Lân sẽ giúp học sinh có thêm hiểu biết về tình huống truyện, trình tự thời gian, tâm lí nhân vật, ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ nhân vật…

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Vấn đề: Lớp trẻ hiện nay đang sử dụng tiếng Việt một cách rất phức tạp, nếu không muốn nói là hỗn tạp.

- Đối tượng: lớp trẻ (Giới trẻ ngày nay, thường được cho là thuộc dòng 8X, 9X sinh ra vào thập niên thứ 8 hoặc thứ 9 của thế kỉ XX và dòng Y2K sinh ra vào thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, bắt đầu từ năm 2000).