Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ánhngọc
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
31 tháng 10 2023 lúc 1:06

- Nằm ở phía Đông và Đông Nam của Việt Nam: Biển Đông và vùng biển nước ta nằm ở phía Đông và Đông Nam của lãnh thổ Việt Nam, là một phần quan trọng của bờ biển quốc gia.

- Đa dạng sinh học: Khu vực biển Đông và vùng biển nước ta là môi trường sống của nhiều loài cá, tôm, và sinh vật biển khác. Đây cũng là nơi sinh sản và nuôi dưỡng cho nhiều loài biển quý hiếm.

- Thời tiết nhiệt đới gió mùa: Biển Đông và vùng biển nước ta thường trải qua thời tiết nhiệt đới với sự thay đổi của gió mùa. Trong mùa hè, gió mùa Tây Nam mang theo khí ẩm từ biển Đông, gây ra mùa mưa. Trong mùa đông, gió mùa Đông Bắc đem theo không khí khô và lạnh từ phía Bắc, gây ra mùa khô.

- Quan trọng cho nền kinh tế: Biển Đông và vùng biển nước ta có giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong ngành thủy sản, công nghiệp dầu khí, và thương mại biển. Các cảng biển như Cảng Hải Phòng, Cảng Sài Gòn, và Cảng Đà Nẵng là cửa ngõ thương mại quốc tế quan trọng.

- Môi trường và du lịch: Vùng biển cũng có giá trị môi trường cao và được sử dụng trong ngành du lịch với các bãi biển đẹp và hoạt động thể thao biển.

- Tranh chấp chủ quyền: Biển Đông, đặc biệt là vùng biển phía Đông dãy Trường Sa và Hoàng Sa, đã và đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và một số quốc gia khác. Điều này đòi hỏi sự bảo vệ và quản lý cẩn thận của Việt Nam đối với lãnh thổ biển và biển Đông.

Nu Mùa
Xem chi tiết
ngyen
8 tháng 5 2023 lúc 21:56

Câu 1

 Đặc điểm địa hình: 

*Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:

 -Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.

* Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:

- Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc và bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt cổ, thấp và thoải.

- Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam.

- Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

*Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người:

- Các hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố ảnh hưởng đến hình thành địa hình hiện nay của nước ta.

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có tác động lớn trong việc phong hóa, bào mòn tạo nên những dạng địa hình độc đáo.

- Các dạng địa hình nhân tạo ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều: giao thông, hầm mỏ, đô thị, đê, đập, kênh rạch,…

KHÍ HẬU:

*tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:

- tính chất nhiệt đới: nhiệt độ tb năm của không khí đều vượt 210C trên cả nc và tăng dần từ bắc vào nam. Số giờ nắng đạt từ 1400-3000h/năm

- tính chất gió mùa: khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió

- tính chất ẩm: lượng mưa tb năm lớn khoảng từ 1500-2000/ năm, đọ ẩm không khí tb năm trên 80%

*Tính chất đa dạng và thất thường: 

- Khí hậu phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:

+ miền khí hậu phía bắc: từ dãy Bạch Mã trở ra bắc, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

+ Miền khí hậu phía nam: từ dãy Bạch Mã trở vào phía nam,có khí hậu cận xích đạo

+ ngoài ra, khí hâu còn phân hóa theo chiều đông tây, theo độ cao và hướng của các dãy núi. Khí hậu nc ta còn rất thất thường.

SÔNG NGÒI:

 -Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

- Sông ngòi nước ta chảy hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn

- Giá trị của sông ngòi: thuỷ lợi, thuỷ điện, thuỷ sản, giao thông vận tải, cung cấp lượng phù sa lớn phục vụ cho nông nghiệp, phát triển du lịch,... 

- Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm: do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

ĐẤT: 

Phong phú và đa dạng.Gồm 3 nhóm đất chính : ferelit , phù sa , đất mùn núi cao.

- Núi, đồi:

+ Đất mùn núi cao trên các loại đá.

+ Đất feralit đỏ và đồi núi thấp trên các loại đá.

- Đồng bằng sông Mã:

+ Đất bồi tụ phù sa (trong đê).

+ Đất bãi ven sông (ngoài đê).

- Ven biển: đất mặn ven biển.

* Khoáng sản:

- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng (5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau)

- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

- Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+ Than: Quảng Ninh

+ Dầu mỏ, khí đốt: Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Bô xit, apatit (Lào Cai)

+ Đất hiếm, đá vôi…

 

 

 

 

ngyen
8 tháng 5 2023 lúc 22:25

Câu 2

MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ

*Vị trí và phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

- Miền tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam.

*Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước:

- Mùa đông: đến sớm và kết thúc muộn.

 - Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều.

*Địa hình phần lớn là dồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng với nhiều cánh cung mở rộng về phía bắc quy tụ tại Tam Đảo:

- Địa hình vùng núi đa dạng: địa hình caxtơ đá vôi

- Tại các miền núi thấp có các đb nhỏ như cao bằng, lạng Sơn, Tuyên Quang

- Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và tỏa rộng khắp miền.

 

MIỀN TRUNG BỘ VÀ BẮC TRUNG BỘ

*Vị trí, phạm vi lãnh thổ:

Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.

*Địa hình cao nhất Việt Nam:

- Đây là miền có địa hình cao nhất cả nước với nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.

- Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.

- Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải trung bộ c ta những cảnh quân rất đẹp và đa dạng

* Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình:

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ mùa đông cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

 -Mùa hạ gió tây nam bị biến tính trở nên khô nóng, đặc biệt là vùng ven biển Đông Trường Sơn.

*Tài nguyên phong phú đa đang được điều tra, khai thác

- Sông ngòi của miền có độ dốc lớn, có giá trị cao về thủy điện. Điển hình như thủy điện Hòa Bình, Sơn La,…

MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

*Vị trí, phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau.

- Chiếm 1/2 diện tích lãnh thổ nước ta.

*Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

- Từ dãy Bạch Mã trở vào nam, nhiệt độ trung bình năm cao, 250C ở đồng bằng và 210C ở miền núi, biên độ năm nhỏ. Không có mùa đông lạnh.

- Chế độ mưa không đồng nhất

Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn

- Trường Sơn Nam:

+ Hình thành trên một miền nền bằng rất cổ được Tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ.

+ Đặc điểm: núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ. Cảnh quan đa dạng, khí hậu mát mẻ, lạnh giá (vùng núi).

-Đồng bằng Nam Bộ: rộng lớn, chiếm hơn 1/2 diện tích đất phù sa của cả nước và phát triển trên một vùng sụt võng rộng lớn do phù sa sông Đồng Nai, sông Mê Công bồi đắp nên.

*Tài nguyên phong phú và tập trung, để khai thác

- Khí hậu, đất đai: thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên rừng: phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái (chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước). Trong rừng có nhiều loài sinh vật quý hiếm.

- Tài nguyên biển: đa dạng và có giá trị to lớn (thuỷ hải sản, dầu mỏ, nhiều bãi biển đẹp, có giá trị về giao thông vận tải biển). Dầu mỏ là tài nguyên lớn nhất của miền. Các tài nguyên sinh vật biển đa dạng.

- Khó khăn: khô hạn kéo dài dễ gây ra hạn hán, cháy rừng; diện tích rừng 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 4 2019 lúc 5:28

- Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây biểu hiện rõ nhất là sự phân hoá đại địa hình: vùng biển thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.

- Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây có sự khác nhau giữa các vùng do độ cao, do hướng các dãy núi với sự tác động của các luồng gió Đông Bắc, Tây Nam, biểu hiện ở sự phân hoá thiên nhiên giữa đông và tây Bắc Bộ, giữa đông và tây Trường Sơn.

- Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.

Giữa hình thái đồng bằng với hình thể đồi núi phía Tây và vùng thềm lục địa phía Đông có mối quan hệ chặt chẽ:

   + Nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông cửu Long, đồi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.

   + Dải đồng bằng ven biển từ Móng Cái đến Hải Phòng và từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành nhũng đồng bằng nhỏ, chỉ rộng hơn ở một vài đồng bằng bồi tụ phù sa của các sông Mã, sông Thu Bổn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đổi núi phía tây ở dải đồng bằng hẹp ngang này.

   + Vùng thềm lục địa có hình dạng mở rộng hai đầu và thắt hẹp lại ở dọc miền Trung

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
31 tháng 3 2017 lúc 21:07

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

a)Vùng biển và thềm lục địa

- Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

- Độ nông-sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

Vùng thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ; vùng thềm lục địa Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.

-Thiên nhiên vùng biển nước ta rất giàu có và đa dạng.

b)Vùng đồng bằng ven biển

Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

-Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

- Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây dải đồng bằng ven biển này.

c)Vùng đồi núi

Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

-Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

- Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.


Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 21:07

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

a)Vùng biển và thềm lục địa

- Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

- Độ nông-sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

Vùng thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ; vùng thềm lục địa Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.

-Thiên nhiên vùng biển nước ta rất giàu có và đa dạng.

b)Vùng đồng bằng ven biển

Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

-Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

- Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây dải đồng bằng ven biển này.

c)Vùng đồi núi

Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

-Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

- Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

Linh Nguyễn
31 tháng 3 2017 lúc 21:07

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

a)Vùng biển và thềm lục địa

- Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

- Độ nông-sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

Vùng thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ; vùng thềm lục địa Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.

-Thiên nhiên vùng biển nước ta rất giàu có và đa dạng.

b)Vùng đồng bằng ven biển

Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

-Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

- Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây dải đồng bằng ven biển này.

c)Vùng đồi núi

Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

-Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

- Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

V cả khái quát :v

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:40

Tham khảo:

Xác định trên lược đồ: 

+ Dãy núi Trường Sơn: Chạy dọc theo sườn duyên dải miền Trung.

+ Dãy núi Bạch Mã: là một dãy núi tạo thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
+ Đèo Hải Vân: Đèo Ngang nằm giữa tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

+ Vườn Quốc gia : Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở phần Bắc dãy núi Trường Sơn  thuộc địa phận huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

+ Quần đảo Hoàng Sa: Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nằm ở khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý

+ Quần đảo Trường Sa: Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm rải rác trong phạm vi biển, Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250 hải lý, 
- Địa hình vùng duyên hải miền Trung có sự khác biệt từ tây sang đông, phía tay là địa hình nhiều đồi núi, phí đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp.

Thủy Lê Thị Thanh
Xem chi tiết
Hằng Bùi
Xem chi tiết
Mai Thùy Trang
20 tháng 12 2020 lúc 9:09

a.undefined

Mai Thùy Trang
20 tháng 12 2020 lúc 9:10

b.undefined

Mai Thùy Trang
20 tháng 12 2020 lúc 9:21

c.   Đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vỹ ( đều thuộc TP.Hải Phòng )

Nguyên Duy La
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 6:37

THAM KHẢO
• Yêu cầu số 1:
- Duyên hải miền Trung là vùng nằm ở giữa lãnh thổ nước ta.
- Duyên hải miền Trung tiếp giáp với:
+ Các quốc gia: Lào; Cam-pu-chia.
+ Biển Đông.
+ Các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng Bắc Bộ; Tây Nguyên và Nam Bộ
• Yêu cầu số 2:
- Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.