Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 9 2019 lúc 2:00

Tâm trạng và hành động của cô gái trên đường về nhà chồng biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái:

- Chàng trai dùng dằng muốn níu kéo giây phút cuối hai người được ở bên nhau.

- Chàng cảm nhận được sự lưu luyến của cô gái, khi cô chùng chân bước:

   + Vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa bước vừa ngoái trông

- Cô gái đưa ra những lý do chính đáng chờ đợi chàng trai:

   + Chân bước xa lòng càng nhớ

   + Em từng ngắt lá ớt ngồi chờ/ Tới rừng lá ngón ngóng trông

- Chàng trai bằng tình yêu dõi theo, cảm nhận từng bước chân ngập ngừng của cô gái

→ Cô gái sống trong sự dằn vặt, đau khổ khi chia xa, ngăn cách, tất cả không thốt nên lời chỉ thông qua cảm nhận nơi chàng trai. Giữa hai người có sợi dây tình cảm bền chặt, tình nghĩa.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 9 2019 lúc 11:55

Chọn đáp án: C

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 7 2017 lúc 3:09

Diễn biến tâm trạng của chàng trai:

   + Đau xót khi phải tiễn người yêu về nhà chồng

   + Gọi người yêu thân mật “người đẹp anh yêu”

   + Khẳng định tình yêu thắm thiết trong anh

   + Đôi lúc tình cảm của Anh mâu thuẫn với hiện thực Chị đang theo chồng.

- Anh có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài thời gian

   + Cho anh kề vóc mảnh, quấn quanh vải ủ lấy hương người, lửa đượm xác hơi.

   + Anh bồng nựng con của cô gái “con rồng, con phượng” như chính con của mình

- Anh xót xa nói tới nguyện ước chung thủy, son sắt: “đợi tới tháng Năm lau nở/ Đợi mùa nước đỏ cá về… chim tăng ló gọi hè”

Không lấy nhau được mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.

Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”

→ Lời nói nghe ai oán, não nùng khi những lời quyết tâm được thốt ra chứa chan nước mắt, ẩn chưa trong đó quyết tâm sắt đá của hai người yêu nhau

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 6 2017 lúc 2:43

- Cử chỉ: cất bước theo chồng, vừa đi vừa dùng dằng, muốn quay trở lại. Nỗi mong ngóng người yêu “tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi…

- Tâm trạng: đau đớn, xót xa, mong ngóng, chờ đợi. khi tiễn biệt thì lưu luyến, buồn đau khi người con gái phải lìa xa người yêu theo chồng

Có thể viết như sau.

Cô gái trong bài thơ Tiễn dặn người yêu thẫn thờ tạm biệt người yêu theo chồng mà “chân bước xa lòng càng đau càng nhớ”. Nỗi niềm đau xót khôn nguôi, sự quyến luyến với người yêu cũ khiến cô vừa đi vừa ngoảnh lại như muốn níu kéo thêm thời gian ở lại chờ đợi chàng trai. Cô bước đi nhưng lòng nặng trĩu nỗi buồn vì theo người không yêu, bỏ lại mối tình đẹp đẽ đầy đau đớn. Trên quãng đường dài, cô ngóng đợi, chờ trông về phía anh chàng như một sự bấu víu:

Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi

Tới rừng lá ngón ngóng trông.

Cô gái như muốn kết thúc số phận của mình để khỏi phải theo người chồng xa lạ, người chồng mà cô không hề thương, muốn được sống cạnh chàng trai. Đó cũng chính là khát vọng, ước mong muốn được tự do yêu đương của con người.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 8 2017 lúc 7:02

Chọn đáp án: C

Thảo Phương
Xem chi tiết

- Qua lời “tiễn dặn” ta biết được hoàn cảnh đau khổ éo le của chàng trai và cô gái: yêu nhau sâu đậm nhưng không đến được với nhau.Từ đó thấy được tình cảm chân thành, sâu sắc của chàng trai dành cho cô gái.

- Cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ:

+ Nhân vật có số phận bất hạnh, ngang trái trong tình yêu.

+ Xây dựng tình cảm, tính cách của các nhân vật một cách chân thật.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Trong phần (1) của đoạn trích, chàng trai đau buồn, nói lời tiễn đưa với cô gái. Còn cô gái như muốn níu kéo lại thêm một chút, với hy vọng có thể đoàn tụ sớm với ý chí đầy quyết tâm, nguyện ước thủy chung, son sắt “không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông/ không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”.

- Hai người đang sống trong tâm trạng khổ đau khi không thể sống với người mình yêu thương.

Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Nhận xét: Tâm trạng của Hăm – lét rất hỗn loạn, chàng không biết mình nên đưa ra lựa chọn nào mới là tốt nhất.

- Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia ra làm 3 phần:

+ Phần 1: Từ “Sống, hay không sống-đó là vấn đề… quý hơn?”

→ Đặt ra lời mở đầu cho màn độc thoại bằng một câu hỏi tu từ

+ Phần 2: Tiếp… chưa hề biết tới?

→ Định nghĩa khái niệm cái chết và những suy ngẫm về cuộc đời của Hăm-lét

+ Phần 3: còn lại

→ Lời kết thể hiện rõ nội tâm đang giằng xé, đấu tranh kịch liệt của Hăm-lét trong hoàn cảnh éo le của chính mình.