Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là "người xưa của ta nay". Em có suy nghĩ gì về nhận định đó.
6. Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Em có suy nghĩ gì về nhận định đó?
Trong một tác phẩm nhà thơ Tố Hữu viết tặng đại thi hào Nguyễn Du nhân ngày kỉ niệm 200 năm sinh của cụ, ông đã từng nhận định cụ là “người xưa của ta nay”. Sở dĩ ông nói vậy bởi Nguyễn Du là con người của thời đại trước, đã cách nhà thơ Tố Hữu hàng hai trăm năm nên mới gọi cụ là “người xưa”. Đồng thời, xuất phát từ nhận thức và tình cảm sâu sắc với cụ, liên hệ giữa quá khứ với thực tại, Tố Hữu muốn khẳng định với thế hệ tương lai rằng những tư tưởng của Nguyễn Du, tài năng của cụ đã vượt thời gian, cụ đã trở thành danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam, và không chỉ là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam mà còn vươn ra tầm thế giới, với những tác phẩm để đời thành công.
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.
Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?
Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương
b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)
b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.
+ Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.
+ Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…
+ Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.
Trong bài thơ" Một khúc ca xuân" nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Đã là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình".
Cùng quan điểm đó Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn"Lặng lẽ SaPa" từ vẻ đẹp của nhân vật này em có suy nghĩ gì về thanh niên hiện nay.
Trong cuộc sống hôm nay, có biết bao người trẻ cũng đang thầm lặng làm những việc có ích cho đất nước. Là tấm gương cô giáo trẻ vượt qa những chặng đường đèo, cõng con chữ lên vui núi để dạy chữ cho các em thơ. Là những người lính đảo Trường Sa, nơi chỉ có sóng biển là người bạn tâm tình, nhưng vẫn ngày đêm nắm chắc tay súng, bảo vệ từng hòn đảo nhỏ, đem lại sự bình yên cho đất nước. Là các bác sĩ trẻ tốt nghiệp đại học tình nguyện về các trạm y tế vùng saau vùng xa chữa bệnh cho dân nghèo. Dù biết công việc gian khổ nhưng họ vẫn cần mẫn, tỉ mỉ, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Bởi nếu “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?”. Tấm lòng yêu đời, yêu nghề, sẵn sàng hi sinh và cống hiến một phần tuổi trẻ của mình cho đất nước của họ thật trân trọng và đáng quý biết bao. Không những vậy, cuộc sống đang ngày càng đổi thay, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng. Do đó, mỗi người cần rèn luyện bản thân, nếu mãi bằng lòng với cuộc sống, ngủ vùi trong sự tẻ nhạt, buồn chán, con người sẽ không thể tìm thấy niềm vui, lí tưởng sống cho chính mình. Vượt lên hoàn cảnh, vượt qua chính mình là điều cần thiết đối với mỗi người trẻ trong cuộc sống hiện đại nhiều thử thách, khó khăn.
Chiến tranh qua đi nhưng để lại bao khó khăn cho đất nước. Sau bao mất mát, đau thương, giờ đây dân tộc cần lắm những khối óc tinh anh, những bàn tay khỏe mạnh để dựng xây, phát triển. Thế hệ trẻ chúng ta cần phải làm gì để đưa đất nước đi lên, xứng đáng với bao máu xương của cha anh đã ngã xuống vì hòa bình dân tộc?Tôi tin bằng tình yêu với đất nước, sự cố gắng nỗ lực học tập ngày hôm nay và ý chí cống hiến cho dân tộc, chúng ta sẽ cùng đưa đất nước mình phát triển phồn vinh.
Qua bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” em có suy nghĩ gì khi tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nhận xét gì thêm về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?
- Nơi sinh sống của vua thường ở những nơi kinh thành xa hoa lộng lẫy, khác xa hoàn toàn với cảnh đồng quê thôn dã. Vị vua Trần Nhân Tông dù là một người có địa vị tối cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê.
- Qua đó chúng ta thấy tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tâm hồn gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã, gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được.
- Chính vì gần với nhân dân, hiểu và cảm thông với cuộc sống của họ, được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên.
Qua bài " Bánh trôi nước " em hiểu gì về số phận của người phụ nữ Việt Nam xưa. Từ đó em có nhận xét gì về hình ảnh cuả người phụ nữ trong xã hội nay. Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em.
Việt Nam là một đất nước truyền thống với những người phụ nữ dịu hiền và đầy đức hi sinh , cam chịu . Trải qua ngàn đời nay , người phụ nữ vẫn vậy , vẫn xinh đẹp , nết na , vẫn sắt son , chung thủy . Nhưng có bất công không khi số phận của họ lại chẳng hề ấm êm , người phụ nữ phải trải qua bao phen nổi chìm cùng sóng nước . Số phận của họ nằm trong tay của những người đàn ông , cuộc sống đưa đẩy đi đâu thì người phụ nữ phải đi đến đấy . Họ bị vùi dập , bị chà đạp , bị coi thường , bị đối xử bất công . Nhưng , sau tất cả , người phụ nữ vẫn không thay lòng đổi dạ , tấm lòng sắt son như chiếc bánh trôi chim trong sóng nước , nhân đường đỏ thủy chung vẫn nguyên vẹn . Những người phụ nữ lớn lao , đầy cam chịu , đầy hi sinh , thật đáng coi trọng và ngưỡng mộ , thật đáng được hạnh phúc , đáng được yêu thương .
Việt Nam là một đất nước truyền thống với những người phụ nữ dịu hiền và đầy đức hi sinh , cam chịu . Trải qua ngàn đời nay , người phụ nữ vẫn vậy , vẫn xinh đẹp , nết na , vẫn sắt son , chung thủy . Nhưng có bất công không khi số phận của họ lại chẳng hề ấm êm , người phụ nữ phải trải qua bao phen nổi chìm cùng sóng nước . Số phận của họ nằm trong tay của những người đàn ông , cuộc sống đưa đẩy đi đâu thì người phụ nữ phải đi đến đấy . Họ bị vùi dập , bị chà đạp , bị coi thường , bị đối xử bất công . Nhưng , sau tất cả , người phụ nữ vẫn không thay lòng đổi dạ , tấm lòng sắt son như chiếc bánh trôi chim trong sóng nước , nhân đường đỏ thủy chung vẫn nguyên vẹn . Những người phụ nữ lớn lao , đầy cam chịu , đầy hi sinh , thật đáng coi trọng và ngưỡng mộ , thật đáng được hạnh phúc , đáng được yêu thương .
Từ tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” , nêu suy nghĩ của em về hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu “Có gì đẹp trên đời hơn thế/ Người với người sống để yêu nhau.”
Em tham khảo các ý này nhé:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”
-Hai câu thơ như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người. Có vậy chúng ta thật sự đồng cảm với thông điệp của chương trình.
-Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!
Tham khảo nhé
-Hai câu thơ như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người. Có vậy chúng ta thật sự đồng cảm với thông điệp của chương trình.
-Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!
Ý rút gọn là con người khi sinh ra ai ai cũng cần có tình yêu là thứ cần thiết chúng ta phải biết trân trọng khi có đc nó.
Thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, Nguyễn Du đã từng viết:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
a. Em hiểu như thế nào về ý thơ trên?
b. Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, Thúy Kiều - nhân vật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa và nay?
a. Giải thích ý thơ:
Niềm thương cảm của Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ. "Phận" là thân phận,"mệnh" là số phận do trời định. "Lời bạc mệnh" là "lời chung" dành cho những người phụ nữ => Đó là kiếp "đàn bà" đều phải chịu đắng cay, khổ cực.b. Trình bày suy nghĩ về số phận người phụ nữ xưa và nay:
Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội xưa Thân phận: thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân phẩm. Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là "tấm gương oan khổ";Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nayNgày nay trong xã hội mới, xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng, đánh giá ngang với đàn ông. Pháp luật đã bảo vệ họNgười phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ. Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới: tự mình quyết định hạnh phúc, tương lai, cuộc đời mình.Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đình không hẳn đã chấm hết, người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới...Từ tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”, nêu suy nghĩ của em về hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Bài ca mùa xuân 1961”:
“ Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau.”
Tham khảo!
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”
-Hai câu thơ như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người. Có vậy chúng ta thật sự đồng cảm với thông điệp của chương trình.
-Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!
Ai chỉ mình mấy bài này với
Bài 1: Cảm nhận văn bản : Nam quốc sơn hà. Từ văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về tình yêu tổ quốc trong xã hội hôm nay?
Bài 2:Cảm nhận văn bản Phò giá về kinh
Bài 3: Cảm nhận văn bản Bánh trôi nước. Từ văn bản trên gợi cho em suy nghĩ gì về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ xưa và nay.
Bài 4: Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa tiếng thơ của Hồ Xuân Hương với ca dao trong bài
bài 1: Cảm nhận của .. về văn bản Nam quốc sơn hà là:
bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết quả bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. .......( câu 2 tớ ko biết, ...)
Câu 2: cảm nhận:
Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.
Câu 3: bài thơ nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ đang ở tuổi còn tre, người phụ nữ xinh đẹp, phẩm chất trong sáng cảu người phụ nữ ở xã hội xưa. Nhưng người họ đâu được sống sung sướng, họ luôn chịu số phận bất hạnh. lênh đênh, luôn phụ thuộc vào người đàn ông.
( viết ko hay cho lắm, tớ chỉ viết đc xưa, còn nay thì ...)
Đề 2:
Việt nam là đất nước có lịch sử dân tộc đáng tự hào. Trải qua biết bao thăng trầm trong lịch sử, đã có những lúc đất nước ta bị xâm lược, đô hộ cả ngàn năm. Thế nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì toàn dân tộc Việt Nam vẫn mang ý chí mạnh mẽ, quyết tâm không bao giờ chịu làm nô lệ của kẻ khác. Và trong lịch sử đầy chói lọi ấy, “phò giá về kinh” ( tụng giá hoàn kinh sư) của thượng tướng Trần Quang Khải hiện lên như một viên ngọc sang- là khúc ca khải hoàn đầu tiên của dân tộc. Đây là bài thơ đầu tiên trong lịch sử được sang tác ra để nói lên ý chí tự hảo dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu tranh và đã giành được thắng lợi trước quân Mông Nguyên.“phò giá về kinh” được sang tác trong hoàn cảnh tướng Trần Quang Khải được vinh dự phò giá nhà vua để trở về kinh thành sau kế hoạch “vườn không nhà trống “ của vua tôi nhà Trần chống lại quân xâm lược. Mở đầu bài thơ hai câu thơ nói lên thắng lợi hung tráng của quân dân ta trong chiến đấu với quân xâm lược.
Đoạt sáo chương dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Hay
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Mở đầu là hình ảnh của những địa điểm diễn ra những trận đánh lớn mà tại đó, quân và dân ta đã đạt được những thắng lợi vang dội. Tại sao lại là hai địa điểm Chương Dương và hàm Tử. Để giải thích điều này, chúng ta hãy cùng nhau quay lại lịch sử của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên đời Trần, quân và dân ta đã giành được rất nhiều thắng lợi trong nhiều chiến dịch, nổi bật nhất trong số đó là trận chiến trên sông bạch Đằng. thế nhưng tướng Trần Quang Khải lại nhắc tới trận Chương Dương và hàm Tử trước. Bởi lẽ, đây là hai trận chiến cuối cùng mang tính quyết định chiến thắng toàn bộ quân xâm lược. Trước đó, để đánh lừa quân địch, toàn bộ kinh thành đã phải sơ tán đi tới khu vực nông thôn theo kế sách “vườn không nhà trống”. có lẽ thế nên khi được vinh dự phò tá nhà vua trở về kinh thành, tướng Trần Quang khải mới không thể đè nén được xúc động và thể hiện sự tự hào, vui sướng cho chiến thắng của nhân dân ta.