Hãy kể về một tấm gương yêu đời,lạc quan trong cuộc sống dù khó khăn
hãy viết đoạn văn 10-12 câu theo phép lập luận diễn dịch cho thấy mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn gian khổ nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn lạc quan yêu đời. một câu ghép và 1 thán từ(gạch chân)
Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết.
Gợi ý:
a. Xác định nội dung nói:
- Giới thiệu chung về nhân vật.
- Hoàn cảnh sống của nhân vật.
- Những việc làm thể hiện tinh thần lạc quan hoặc tình yêu cuộc sống của nhân vật.
- Kết quả nhân vật đó đạt được.
- Suy nghĩ, tình cảm của em với nhân vật.
b. Xác định phương tiện hỗ trợ bài nói:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bác sinh ra trong hoàn cảnh đất nước bị xâm chiếm, điều này thúc đẩy Bác phải ra đi tìm đường cứu nước. Khi đang hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, Bác bị bắt giam vào ngục. Trong hoàn cảnh bị bắt và bị giam vào ngục của Tưởng Giới Thạch, bị đày ải từ nhà tù này sang nhà tù khác, luôn phải sống trong cảnh nghèo khó và cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng Bác chưa bao giờ bi quan. Bằng chứng là trong hoàn cảnh đó, Bác vẫn sáng tác được “Nhật ký trong tù” thể hiện tinh thần rất lạc quan, yêu đời của Bác. Về sau, Bác được trả tự do và lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống lại quân xâm lược. Em rất kính yêu và tự hào là cháu Bác Hồ.
Bài thơ khắc họa hiện thực về cuộc sống khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của những người lính trên quần đảo Trường Sa. Đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, lãng mạn hào hoa của những người lính trẻ. |
em hãy kể một vài tấm gương vượt khó , vươn lên trong cuộc sống
help !!!
Minh là một người bạn cùng lớp của em. Đầu năm học năm lớp bốn, bạn được chuyển vào lớp. Khi vừa bước vào và được cô giới thiệu, cả lớp em đã ồ lên xôn xao về bạn. Qua lời kể của cô thì cả lớp biết được bạn ở trong miền Nam mới chuyển ra Bắc học tập và sinh sống. Minh tuy cùng tuổi với chúng em nhưng bạn nhỏ con lắm, bạn có nước da ngăm ngăm, gương mặt hiền lành và nụ cười như tỏa nắng. Điều đáng buồn là từ khi sinh ra Minh đã không có tay trái, bạn chỉ có một cánh tay phải duy nhất mà thôi.
Từ khi trở thành một thành viên trong lớp, nhóm bạn cá biệt trong lớp thường hay chế giễu Minh vì chỉ có một tay, có bạn còn ác khẩu hơn khi nói Minh là dị nhân rồi hả hê cười vui sướng. Những lúc như vậy, em thấy bạn cúi gằm xuống bàn, đôi mắt buồn trĩu xuống thật tội nghiệp. Mặc dù thế, Minh không hề đôi co với các bạn xấu trong lớp vì giữ đoàn kết lớp học, bạn vẫn luôn hăng hái phát biểu trong giờ học xây dựng bài. Lần nào kiểm tra Minh cũng có số điểm cao gần nhất lớp.Một ngày nọ không thấy Minh đi học, cô giáo gọi điện cho mẹ của Minh thì biết rằng mẹ Minh bị ốm, Minh nghỉ học để phụ mẹ bán trà đá vỉa hè. Cô giáo và các bạn đến thăm thì thấy Minh ngồi vỉa hè với gánh nước, nhiệt tình mời khách rồi nhanh tay dọn bàn ghế mỗi lân khách đứng dậy. Nhìn thấy cô và các bạn, Minh ngại ngùng quay mặt đi, còn cô thì ôm lấy Minh không nói được điều gì. Sau ngày hôm đó chúng em cùng cô đến thăm nơi Minh ở thì được biết bạn sống trong một căn phòng trọ thuê chật hẹp. Cô giáo đã xin nhà trường miễn học phí cho trường hợp khó khăn của bạn và giúp đỡ mẹ Minh.
Mẹ bạn khỏi ốm, Minh quay lại trường học với niềm vui và phấn khởi khi biết được miễn học phí. Minh vẫn hăng say học tập và chấp hành tốt mọi nội quy trường lớp. Bạn vươn lên học tốt và có số điểm cao nhất lớp, không những thế còn đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố. Cuối năm học Minh được nhà trường tặng danh hiệu học sinh nghèo vượt khó.
Em rất yêu mến và khâm phục nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập của Minh. Bạn chính là một tấm gương sáng để em noi theo.
k nha
Ở con hẻm nhỏ 24/106 thuộc khu phố 5, phường 3, quận Bình Thạnh, nơi gia đình em cư ngụ, ai cũng biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình bạn Đức.
Đức học cùng lớp với em. Bạn ấy theo bố mẹ từ Quảng Ngãi vào thành phố kiếm sống đã được 3 năm. Ngày ngày, bố Đức đi làm thợ xây, mẹ buôn gánh bán bưng, kiếm tiền nuôi bốn đứa con. Đức là con trai lớn nên sớm biết mình phải có trách nhiệm đỡ đần cha mẹ.
Sáu người sống trong gian phòng thuê chỉ rộng độ hơn chục mét vuông. Đồ đạc trong nhà chẳng có gì đáng giá, nhưng nhìn vào, người ngoài sẽ thấy sự ngăn nắp, sạch sẽ của chủ nhân. Việc dọn dẹp nhà cửa, Đức lo hết để ba mẹ yên tâm. Buổi sáng, Đức dậy sớm phụ mẹ nấu bữa sáng cho cả nhà. Sau đó, mẹ gánh rau ra chợ, bố đi làm và Đức đi học. Mấy lần em hỏi Đức là sao bận rộn như thế mà vẫn học giỏi thì bạn ấy chỉ cười hiền lành: “Mình thương ba mẹ lắm"!.
Ba năm liền, Đức đều đạt danh hiệu Học sinh giỏi. Điều ấy khiến cho ba mẹ bạn ấy rất tự hào với bà con lối xóm. Tối nào nhà Đức cũng đông khách”. Đó là đám trẻ con gần đấy sang nhờ anh Đức chỉ cho cách làm bài tập. Đức ân cần chỉ bảo, chẳng tiếc thời gian. Vì thế mà bạn ấy được nhiều người quý mến.
Chưa bao giờ em nghe Đức than vãn về hoàn cảnh nghèo khó của gia đình. Đến lớp, Đức vẫn hoà đồng với các bạn, không hề mặc cảm. Điều mà em thấy rõ nhất ở Đức là sự chăm chỉ, siêng năng cả trong học tập và trong sinh hoạt. Đức thích mang lại niềm vui cho mọi người qua những lời nói, việc làm bình thường hằng ngày.
Một hôm, trên đường đi học về, thấy một cụ già muốn qua đường, Đức bảo em: "Chúng mình giúp bà cụ đi!”. Sang đến bên kia, bà cụ cảm ơn, Đức lễ phép đáp: “Thưa bà, không có chi! Chúng cháu chào bà ạ!”. Sau đó, Đức khẽ nói: “Nhìn bà cụ, mình nhớ bà ngoại ở ngoài quê quá !”. Em hiểu tình cảm của bạn ấy dành cho người thân thật là sâu nặng.
Tuy cùng tuổi, cùng học với nhau mà sao em thấy Đức “lớn” hơn mình nhiều lắm! Mẹ em thường nhắc: “Con chẳng phải học ai cho xa, cứ noi theo bạn Đức ấy. Chăm ngoan, học giỏi như Đức là mẹ vui rồi!". Được như Đức, chắc em phải cố gắng nhiều!
Dịch Covid-19 xuất hiện gây ra biết bao biến động, làm cho cuộc sống của con người trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nhưng từ những khó khăn ấy, ta nhận thấy cuộc đời còn rất nhiều người tốt luôn sẵn sàng hi sinh bản thân để giúp đỡ mọi người. Em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) kể về một tấm gương người tốt việc tốt mà em biết trong thời gian qua.
Nấu hàng ngàn suất cơm tặng người nghèo mỗi ngày
Trưa ngày 10/4, dưới cái nắng gắt giữa mùa khô, tại quán cơm chay Bình An, số 49, đường Ngô Quyền, Quận 10, những người chạy xe ôm, bán vé số dạo, người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn một bên đường theo từng vạch kẻ sẵn với khoảng cách 2m chờ đến lượt vào nhận cơm miễn phí. Bên trong quán, có khoảng gần chục người đang làm việc tất bật. Người lo nấu cơm, thức ăn; người cho cơm, thức ăn, canh vào hộp; người bỏ hộp cơm vào bịch bóng và chuyển ra bàn phát cơm; người bê từng thùng nước suối đóng chai ra bàn phát cơm; người đứng phát cơm tận tay người đến nhận. Cạnh đó là chiếc bàn để những bịch sữa phát thêm cho người già, trẻ em nhằm cung cấp thêm nguồn năng lượng chống chọi với dịch bệnh.
Bên cạnh quán cơm là con hẻm 51, tại đây một số người dân thấy việc làm nhân văn của chủ quán cơm đã cùng chung tay tham gia hỗ trợ như nhặt rau, củ, rửa, thái thức ăn… rồi chuyển vào bên trong bếp nấu ăn của quán để đầu bếp chế biến thức ăn với tinh thần tự nguyện.
Chị Võ Thị Thùy Trang, chủ quán cơm chay Bình An chia sẻ: Trong giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19, ban đầu, hai vợ chồng dự tính vừa nấu cơm bán, vừa phát cơm miễn phí từ 50 - 100 phần cho người nghèo nhằm chia sẻ một phần khó khăn với họ. Tuy nhiên, khi có sự đóng góp của các mạnh thường quân, hai vợ chồng quyết định không kinh doanh từ ngày 1/4 để nấu cơm phát cho người nghèo. Hiện nay, đối tượng được phát cơm không chỉ dừng ở người bán vé số, ve chai mà những ai cần thì vợ chồng đều phát, mỗi ngày phát gần 4.500 suất, gồm 1 hộp cơm, 1 chai nước suối, 1 quả chuối, người già và trẻ em còn nhận thêm bịch sữa.
Anh Tiến là một bệnh nhân F0 sau khi đc chữa trị anh đã tình nguyện ở lại phụ gíup các y bác sĩ tuyến đầu. Mặc dù đã đc các y bác sĩ cho xuất viện 3 lần anh vx quyết tâm ở lại phụ gíup họ.Hơn 100 bệnh nhân F0 đều quý mến anh Tiến.Vì anh đã gíup tâm trạng họ tốt hơn,chăm sóc cho họ rất tốt.
Bày tỏ niềm yêu mến, xúc động về tấm gương vượt khó trong cuộc sống, cần sử dụng văn bản gì?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Hành chính – công vụ
Đáp án: C
→ Bày tỏ tình cảm, cảm xúc cần sử dụng văn bản biểu cảm
Đề 1 Kể về một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời em
Đề 2 Kể về một tấm gương tốt trong cuộc sống
Lưu ý là văn lớp 8.
Đề 1 :
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt – mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.
Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.
Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ… tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm.
Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!
Trong cuộc đời mỗi người, hẳn ai cũng dành cho mình mọt khoẳng lặng, dù là nhỏ thôi, để dành cho những kí ức tuyệt vời không dễ dàng gì có thể xóa nhòa trong tâm trí mình. Tôi cũng vậy, trong cuộc đời tôi, những kỉ niệm trong những tháng năm được ở bên ông ngoại là những hồi ức đáng trân trọng với tôi nhất. Tôi luôn luôn nhớ về ông, luôn mong muốn được cùng ông chia sẻ cả niềm vui lẫn nỗi buồn trong cuộc đời.
Ngày tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi rất bận, thật sự là vậy. Tôi còn mơ hồ loáng thoáng nhớ về chuyện ngày xưa với những lời ông nói với bố mẹ tôi, rằng các con hãy còn trẻ, bởi vậy, hãy cứ cố gắng hết mình phấn đầu cho sự nghiệp, chuyện ở nhà, chuyện chăm sóc tôi, ông nói sẽ phụ cùng ba mẹ tôi chăm sóc. Và cứ thế, suốt thời niên thiếu của mình, người gần gũi với tôi nhất, ngoài ba mẹ, đó chính là ông ngoại của tôi. Chính vì vậy, cả quãng đường trưởng thành của tôi luôn có sự hiện hữu của ông và cũng chính vì thế ông trở thành một trong người quan trọng nhất cuộc đời tôi, người mà tôi vô cùng yêu thương, trân quý.
Những gì tôi còn nhớ về người ông của mình, đó là ông tôi đã rất già, mái tóc ông bạc trắng, da nhăn nheo, nhưng ông có nụ cười vô cùng vô cùng ấm áp. Ông tôi là bộ đội về hưu, bởi vậy, với ông những dòng kí ức về một thời vàng son, một thời hào hùng mà ông cùng với các đồng đội của mình đã sống, chiến đấu và cống hiên cho Tổ quốc luôn là những hoài niệm mà ông trân trọng nhất. Vì tôi còn quá nhỏ nên tôi cũng không hiểu rõ mọi chuyện là ra sao nhưng tôi chắc rằng ông tôi đã từng là một người lính rất cừ khôi, bằng chứng là trong không gian ngôi nhà nhỏ của ông bà chật ních những bằng khen, huân huy chương cống hiến của ông. Ông rất hay kể cho tôi nghe về những chuyện ngày xưa ấy với tình cảm trân quý nhất. Ông thường nhìn về một phía với ánh mắt xa xăm, khi kể về những năm tháng khó khăn, tôi thấy ông có chút chạnh lòng nhưng ánh mắt ấy vẫn đầy bồi hồi xúc động, ông kể, cuộc sống ngoài chiến địa gian khổ và hiểm nguy vô cùng, nhưng các ông có tình cảm đồng đội, tình cảm quân dân đoàn kết, yêu thương, gắn bó nên đã vượt qua tất cả. Còn mỗi khi nhắc đến những đồng đội đã cùng mình vào sinh ra tử, ông thường không giấu được xúc động, ông rất thương yêu và trân quý những người bạn chiến hữu của mình. Hồi đó tôi còn nhỏ, vẫn chưa thấm thía hết được những tình cảm ông kể trong câu chuyện của mình, nhưng bây giờ lớn hơn, hiểu chuyện hơn, tôi cũng thấy thấu hiểu hơn rất nhiều.
Tôi luôn cảm nhận được những tình cảm sâu sắc từ nơi ông, tôi còn nhớ, sáng nào cũng vậy, mẹ thường đưa toi sang với ông ngoại rất sớm để mẹ còn kịp đi làm vì nơi mẹ công tác phải đi một quãng đường rất xa. Lần nào sang với ông, kể cả tôi đã ăn sáng, ông cũng pah cho tôi thêm ly sữa nóng để tôi uống thêm, khỏe thêm. Sau đó, ông đưa tôi đi học, trên đường đi, ông luôn hỏi chuyện tôi, kể về những chuyện xảy ra ở trường, mối quan hệ bạn bè. Ông khuyến bảo tôi làm người phải giữ cho tâm hồn mình sự chính trực, luôn luôn phải biết yêu thương hòa đồng với cộng đồng, kính trên nhường dưới, biết ơn những người đã giúp đỡ mình…Những bài học của ông đối với tôi đều vô cùng hữu ích và tôi trân trọng những bài học đó rất nhiều.
Tôi nhớ ông và nhớ đến những kỉ niệm mà hai ông cháu có với nhau, đó là những buổi trưa hè hai ông cháu nằm cùng nhau trò chuyện, tâm sự, những buổi chiều mùa thu cùng ông ra đồng thả diều, chơi sáo….Ôi những kí ức tuổi thơ bên ông cũng là những kí ức tươi đẹp và thanh bình nhất của cuộc đời tôi.
Tôi rất yêu thương ông và luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với người ông kính yêu của mình.
Đề 2 :
Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh - Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.
Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: "Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy."
Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,...
Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: "Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường".
Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trào thể thao,... . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.
Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.
Là một học sinh giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: "Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp". Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: "Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều".
Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn."
Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...
Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Nhờ lạc quan, yêu đời, Bác vẫn sống ung dung trong mọi hoàn cảnh.
b) Vì gặp nhiều khó khăn, bạn Lan phải nghỉ học.
c) Tại vì không nghe lời mẹ, Cún con đã lạc đường.
a) Nhờ lạc quan, yêu đời, Bác vẫn sống ung dung trong mọi hoàn cảnh.
b) Vì gặp nhiều khó khăn, bạn Lan phải nghỉ học.
c) Tại vì không nghe lời mẹ, Cún con đã lạc đường.
Bài 2: Tìm từ có tiếng "lạc" thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, cô Tâm vẫn rất.......yêu đời
c) Nếu không có điện thoại thì giờ chúng ta......với nhau sẽ rất khó khăn
d) Vì không cẩn thận, cô Thoa đã để hồ sơ bị...........................................
a) Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, cô Tâm vẫn rất...lạc quan....yêu đời
c) Nếu không có điện thoại thì giờ chúng ta...liên lạc...với nhau sẽ rất khó khăn
d) Vì không cẩn thận, cô Thoa đã để hồ sơ bị............lạc mất....................