Đề bài : Viết bài văn phân tích tác phẩm thơ " Đổ " (Đánh bạc)
Có ai giúp với ạ khó quá . huhu
Câu 8 (trang 120, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Bài 1) và viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ (Bài 2)
* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân
- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động
- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm
* Khác nhau:
- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ
+ Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ
+ Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc
- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
+ Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.
giúp mình đề bài này với viết bài văn 500 chữ phân tích đánh giá đặc sắc của truyện ngắn " suối nguồn và dòng sông" mai mình ktra r huhu
Hãy rút ra những điều cần lưu ý:
- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
- Xác định đề tài, mục đích viết
- Lập dàn ý
- Bài viết phải đủ 3 phần mở, thân, kết
- Luận điểm, dẫn chứng phải cụ thể, rõ ràng
Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học
- Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe
- Khi trình bày cần chú ý giọng đọc, đặc biệt là khi đọc thơ
- Khi trao đổi với người nghe cần tập trung suy nghĩ, đưa rá ý kiến phù hợp
4. Hãy rút ra những điều cần lưu ý
-Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ
-Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học
- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
+ Có dàn ý chi tiết.
+ Đầy đủ bố cục của một bài viết hoàn chỉnh.
+ Luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, thuyết phục, mạch lạc.
+ Nên có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật.
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
+ Có dàn ý chi tiết.
+ Xác định đúng đề tài, đối tượng người nghe.
+ Chú ý giọng đọc rõ ràng, âm vực vừa phải, luôn hướng mắt về phía người nghe.
+ Nên tạo không khí sôi động cho buổi thuyết trình.
mn ơi giải giúp em với ạ
đề bài như sau:
-viết đoạn văn chủ đề"những ngày thơ ấu"của tác giả Nguyên Hồng,sau đó phân tích cách trình bày đoạn văn theo cách tam đoạn luận
Tham Khảo:
“Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng là tập hồi kí viết về những tháng ngày tuổi thơ cay đắng và khắc nghiệt của chính tác giả - một tuổi thơ mồ côi, chịu bao nhiêu tủi cực, thiếu thốn. Và có lẽ, trong tác phẩm, làm cho người đọc cảm động nhất chính là đoạn trích “Trong lòng mẹ”. Đoạn trích đã cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương cùng nỗi đau tinh thần bấy lâu của bé Hồng đồng thời là khát khao tình mẫu tử của bé.
Đoạn đầu của đoạn trích khi nhân vật “tôi” kể về chuyện chiếc khăn tang và tin tức về mẹ của mình ta hiểu phần nào về hoàn cảnh của bé Hồng khi ấy. Cha mất, mẹ đi tha hương cầu thực, bé phải sống với họ hàng trong sự ghẻ lạnh. Bà cô bé Hồng, vốn không phải là một người cô hiền lành, một hôm gọi bé Hồng đến gợi chuyện về mẹ bé hỏi bé có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ hay không.
Vốn là một đứa trẻ nhạy cảm, Hồng như nhận ra ngay ác ý trong lời nói và nụ cười giả dối rất “kịch” của bà cô. Gia đình họ nội của bé Hồng vốn không ưa gì mẹ bé Hồng, luôn tìm cách để nói xấu mẹ bé Hồng để khiến cho bé ghét mẹ của mình. Có điều, dù họ có tiêm nhiễm vào đầu bé Hồng bao nhiều điều xấu về mẹ đi nữa thì trong tâm trí bé Hồng, hình ảnh của mẹ bé Hồng liên hiện lên với “vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ”. Là một cậu bé vô cùng yêu mẹ và thông minh, Hồng tự nhủ với lòng mình “đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến....”. Nên bé Hồng đã trả lời là không muốn vào đồng thời bé đưa ra niềm tin về chuyện mẹ nhất định sẽ về. Chỉ một câu nói, ta hiểu rằng bé Hồng không chỉ là một cậu bé thông minh, can đảm mà còn rất yêu mẹ, ra sức bảo vệ mẹ trước những cay nghiệt của nhà nội.
Khi bà cô nói mẹ bé Hồng có “em bé”, những lời nói của bà cô mà bé Hồng đau đớn “Nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ” và khi bà cô kể cho bé nghe về chuyện có người nhìn thấy mẹ bé Hồng “ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn”, “ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi”, nỗi đau của bé lại càng như thắt lại: “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Cách so sánh liên tưởng độc đáo đã làm nổi bật sự căm tức ghê gớm của bé Hồng đối với những cổ tục đã đày đọa mẹ bé, bé chỉ muốn làm sao bóp nát nó để những đau khổ mà mẹ bé phải chịu sẽ mãi mãi biến mất.
Người đọc còn xúc động hơn nữa khi thấy tình cảm hai mẹ con bé Hồng gặp nhau. Khi mới thấy thoáng bóng ai giống mẹ, bé Hồng đã không kìm được lòng mà chạy gọi theo dù biết nếu đó là nhầm lẫn sẽ là một trò cười xấu hổ nhưng tình yêu thương mẹ của bé khi trỗi dậy đã lôi bé đi, không sao kìm lại được.
Vậy là hai mẹ con bé Hồng gặp nhau trong niềm hạnh phúc. Khi này bé Hồng thấy mẹ mình không hề xơ xác như những gì bà cô tả mà “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”, người mẹ ấy trông tươi đẹp như vậy có lẽ là vì: “Sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc”. Được nhìn thấy con, ôm con trong vòng tay, người mẹ như quên hết mọi cực nhọc, đau khổ và cả khuôn mặt đều ánh lên hạnh phúc.
Trong lúc nằm trong lòng mẹ, Hồng thấy “Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường” đồng thời có sự liên tưởng kì lạ “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Đó chính là tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý vô ngần!
Đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ” ta thấy xót xa cho tình cảnh đáng thương của bé Hồng và đồng thời cũng đọc xúc động biết bao trước tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.
Chọn một trong hai đề sau đây để viết bài văn phân tích, đánh giá về bài thơ, đoạn thơ:
Đề 1
Hãy viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên.
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chủ đề của bài thơ
2. Thân bài
Phân tích theo khổ:
- Khổ thơ đầu: “cành mận… con trẻ”. Phân tích nội dung và hình thức của khổ thơ
+ Hoa mận trắng muốt mang theo không khí mùa xuân
+ Màu hoa mận cũng là màu của tuổi thơ
+ Màu hoa mận đi cùng năm tháng, lặng lẽ nhìn ngắm mọi sự thay đổi
- Khổ thứ 2: “cành mận… làm đu”
+ Mùa hoa mận là một phần của buôn làng
+ Mùa hoa mận là dấu hiệu để dân làng nhận ra một mùa xuân mới đã về
+ Màu hoa mận là biểu tượng của màu xuân
- Khổ thứ ba: “canh mận… trở về”
+ Mùa hoa mận là của hiện tại
+ Mùa hoa mận là sự tiếp diễn
+ Mùa hoa mận là vòng lặp
+ Mùa hoa mận là hồi ức, kỉ niệm
3. Kết bài
Kết luận về mùa hoa mận, về dân làng và về mối quan hệ giữa dân làng và mùa hoa mận, đưa ra nhận xét của bản thân.
Bài làm
Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.
Khổ thơ đầu tiên:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Câu thơ đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.
Khổ thứ hai:
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.
Khổ thứ ba:
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
"Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.
Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.
Khổ thơ đầu tiên:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Câu thở đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.
Khổ thứ hai:
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.
Khổ thứ ba:
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
"Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bảng làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.
Đề bài : Viết bài văn phân tích bài đoàn thuyền đánh cá khổ 3+4
( Ai giúp mình với, 2 tuần nữa mình thi rồi)
Bài làm:
Ở khổ thơ thứ ba và bốn bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", Huy Cận không chỉ cho ta thấy được sự hòa hợp giữa thiên nhiên vũ trụ với con người trong lao động mà ông còn ca ngợi biển giàu đẹp như đêm hội. Thật vậy, hình ảnh con thuyền hiện lên thật đẹp qua hai dòng thơ đầu "Thuyền ta lái gió với buồm trăng/Lướt giữa mây cao với biển bằng". Cùng động từ lái lướt kết hợp với cảm hứng lãng mạn, trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã nâng hình ảnh con thuyền lên sánh ngang với tầm vóc vũ trụ khi có gió là người cầm lái, trăng là cánh buồm. Con thuyền thực mà như con thuyền mộng khi lướt giữa một khoảng trời nước mênh mông, cao rộng, khoáng đạt, mây cao, biển bằng, con thuyền đánh cá vốn lam lũ nhỏ bé nay đã trở nên thật lớn lao, nên thơ. Công việc đánh đánh cá vất vả nặng nhọc được miêu tả thật hào hùng bằng các động từ "đậu, dò, dàn đan", khiến công việc như một thế trận mà những người dân chài là những anh hùng chinh phục biển khơi. Đến đây, tầm vóc của con thuyền và con người không còn cái cảm giác bé nhỏ lẻ loi khi đối diện với biển khơi. Bên cạnh đó, khổ thơ thứ tư chính là lời ngợi ca biển giàu của tác giả: "Cá nhụ, cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng" . Chim, thu, nhụ, đé,... là những loài cá quý vùng biển nước ta, không chỉ đem lại giá trị về mặt kinh tế mà còn tô điểm thêm cho vẻ đẹp của biển. Hình ảnh ẩn dụ "đuốc đen hồng" đã gợi tả những con cá song giống như ngọn đuốc đang lao đi trong luồng nước lấp lánh cùng với đuôi quẫy trăng vàng chóe là hình ảnh thơ đẹp nhất. Khổ thơ mang nhiều tính từ chỉ màu sắc: "đen, hồng, vàng chóe,.." hòa quyện với nền đen của màu đêm tạo ra bức tranh sơn màu lóng lánh, lãng mạn sắc màu. Tiếp đến, một hình ảnh lạ, một sáng tạo nghệ thuật của Huy Cận đã làm cho cảnh thiên nhiên thêm sinh động. Đó là hình ảnh "Đêm thở: Sao lùa nước Hạ Long", hình ảnh nhân hóa đẹp, biển đêm được miêu tả như một sinh vật; nó thở, sao lùa nước Hạ Long làm nên tiếng thở của đêm.
Hình thức : Đoạn Diễn dịch ( khoảng 12 câu)
Kripst.
♥Cần gấp. Ai nhanh+đúng 3tiks nhé♥
bài 1: phân biệt dc các thể loại chiếu-hịch
bài 2: sưu tầm và chép chính xác 1 số bài thơ viết về đề tài quê hương của tế hanh và 1 số tác giả khác-chú giải rõ tên tác gải tác phẩm(tối thiểu 3 bài)
bài 3: trăng là đề tài quen thuộc trong thơ bác, hãy chép chính xác 3 bài thơ có hình ảnh trăng của bác(ghi rõ tên tác phẩm)
bài 4: thế nào là lối văn biền ngầu? chỉ ra 1 số đoạn trích trg văn bản hịch tướng sĩ-chiếu dời đô có sử dụng lối văn biền ngầu và phân tích ngắn gọn tác dụng