Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hunter
Xem chi tiết
Tmeo
Xem chi tiết
Bùi Thu Huệ
Xem chi tiết
Minh Nguyen
16 tháng 3 2019 lúc 18:38

Thiếu nhi chúng em ai mà chẳng yêu hoa. Đứa thì thích hoa hồng, hoa huệ, đứa thích hoa lan, hoa cúc, đồng tiền, cẩm chướng… Riêng em, em thích nhất là hoa hướng dương. Chao ôi! Nhìn những bông hoa hướng dương như những cái đĩa, tròn xoe đơm đầy xôi vàng rực cứ chao qua chao lại dưới nắng mai hồng, trông mới hấp dẫn làm sao! Hướng dương thuộc loại thân mềm, ruột xốp. Những chiếc lá to như tai voi rất dễ hứng gió. Bông hướng dương lại vừa to vừa nặng. Chỉ cần một ngọn gió mạnh chút xíu lùa qua là có thể làm thân cây nghiêng ngả, có lúc gãy gập xuống. Vì vậy mà mỗi gốc hướng dương, em phải cắm thêm một cọc phụ hỗ trợ cho cây khỏi bị đổ.

Hok tốt !

Tung Duong
16 tháng 3 2019 lúc 18:40

Hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu hãnh. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to sắc và nhọn. Càng lên trên, thân càng nhỏ. Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lây ánh nắng và bầu không khí yên lành, mát mẻ của mùa xuân.

Những chiếc lá màu xanh thẫm được tô điểm bởi những đường gân và viền răng cưa, khẽ đung đưa trước gió. Còn những bông hoa hồng thì thật tuyệt vời. Những cái đài hoa màu xanh mỡ màng kia lại đỡ được "nàng công chúa kiều diễm" khoe mình dưới ánh nắng mai. Những chiếc cánh mỏng mịn màng màu đỏ thẫm đan xen vào nhau thành từng lớp, khum khum úp sát vào nhụy. Lớp ngoài thì xoè rộng khoe sắc. Lớp trong thi cuộn tròn e ấp như chưa muốn phô cái dáng vẻ yêu kiều của mình. Cái nhị thì ẩn mình lấp ló như một cô bé mắc cỡ trước người lạ. Đứng cạnh bông hồng đã nở là một nụ hoa đang độ hàm tiếu chờ ngày khoe sắc với muôn hoa trong vườn. Hàng ngày ong bướm cứ rập rờn bên bụi hồng nhung vừa thưởng thức vẻ đài các kiêu sa của nó vừa chờ dịp hút hương lấy mật.

Chi Nguyenphanbao
21 tháng 10 2021 lúc 20:48

Ai cũng nghĩ bông cúc thì phải có màu vàng. Đúng như thế không? Vườn nhà tôi có loài cúc trắng đấy. Nó không chỉ nở về mùa thu không thôi, mà nở cả quanh năm suốt tháng. Cúc trắng vườn tôi cứ đơm bông khoe sắc với trời đất, vẫn nở nụ cười chúm chím lúc rạng đông, rồi cười tươi một cách hồn nhiên đón nắng mai vàng khi ông mặt trời lên cao rực rỡ. Cũng giống như hoa cúc vàng, vẻ đẹp của hoa cúc trắng chẳng kém phần lộng lẫy, lại còn thêm màu trắng kiêu sa hơn cúc vàng một bậc. Cánh hoa nhỏ li ti, hương thơm thì thoang thoảng dịu dàng thế mà tôi thích nó hơn cúc vàng đấy. Cúc mọc thành từng khóm, chen chúc nhau như muốn đứng tựa vào nhau bởi thân mềm mảnh mai như cành liễu. Lá mọc thành từng chùm xòe ra như những bàn tay nhỏ xíu. Hình lá nhỏ như lá tần ô, mềm mại mọc so le nhưng rất dày. Lá cúc xanh quanh năm một màu xanh dìu dịu. Bông cúc thì nở theo từng tháng. Mỗi đợt dễ đến gần nửa tháng hoa mới tàn. Vài ngày sau lại bắt đầu thấy lứa khác điểm nụ. Quanh năm dường như lúc nào cùng thấy có bông cúc đơm ở đầu cành.

phan thi ngoc mai
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 10 2021 lúc 19:27

Tham khảo:

Chuyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản là kể câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Qua đó người ta còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt.

Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bồng chăm sóc

Đó là khi cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế.. Đó là những biể tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.

Mắt trẻ con sáng lắm

Nhưng chưa thấy gì đâu!

Mặt trời mới nhô cao

Cho trẻ con nhìn rõ

Màu xanh bắt đầu cỏ

Màu xanh bắt đầu cây

Cây cao bằng gang tay

Từ đó ta có thể cảm nhận được một tấm lòng yêu trẻ được thể hiện trong bài thơ. Từ câu chuyện cổ tích về loài người ta thấy được trẻ em sinh ra trong tình yêu và lời ru ầu ơ. Được chăm sóc, được bế bồng, được học tập. Phải với một trái tim nhân hậu Xuân Quỳnh mới viết được những vần thơ như thế.

Athanasia Karrywang
5 tháng 10 2021 lúc 5:37

Trong bài thơ " Chuyện cổ tích về loài người" em thích nhất là đoạn cuối cùng của bài thơ.

Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất

Câu thơ này vừa nói được những cách để làm cho trẻ con hiểu biết hơn. Làm cho trẻ con có kiến thức để sau này có thể trở thành một nhân tài cho tương lai đất nước. Để làm những việc đó thì tác giả đã nói rằng đầu tiên phải có chữ sau đó thì có bàn, có ghế rồi có cả một cái bảng lớn bằng cái chiếu. Những sự vật này cũng được so sánh với những thứ thời xa xưa. Câu thơ mà em thích nhất trong đoạn thơ này đó là " “Chuyện loài người” trước nhất" vì câu thơ này nói chung về loài người và cách loài người được sinh ra trên thế giới này. Em thấy bài thơ này rất hay, có sử dụng những biện pháp nghệ thuật làm cho các bạn nhỏ rất hứng thú.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Khách vãng lai đã xóa
lạc lạc
15 tháng 10 2021 lúc 14:42

tham khảo

trong Chuyện cổ tích về loài người , em cảm thấy rất tâm đắc với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những lời ru tiếng hát đem đến cho con giấc ngủ yên bình, sự hiểu biết đầu tiên về thế giới. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con.Ý nghĩa của việc xuất hiện của mẹ đó là vì đứa trẻ cần tình yêu thương, sự chăm sóc. Với giọng thơ tự nhiên, ngọt ngào, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

Nam Đỗ
Xem chi tiết
Lư Quỳnh Anh
21 tháng 9 lúc 18:46

💩💩💩💩💩

 

Nguyễn Hà Linh
17 tháng 10 lúc 22:24

Tình cảm mẫu tử thiêng liêng đã được tác giả nhắc đến qua nguồn gốc về sự ra đời của mẹ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Tác giả Xuân Quỳnh đã có những lí giải thật thú vị, độc đáo. Trẻ con cần có sự chăm sóc, vậy là mẹ đã ra đời. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Những câu thơ khiến mỗi người thấy thật cảm động, tự hào:

"Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Đoạn thơ trên đã lí giải về sự ra đời của người mẹ. Rõ ràng, đối với trẻ con, người mẹ thật quan trọng. Tình mẫu tử cũng là tình cảm vô cùng thiêng liêng. Người mẹ đã chăm sóc trẻ con từ khi mới sinh ra, trong vòng tay bế bồng và được lắng nghe lời ru. Điệp ngữ “từ” được tác giả sử dụng nhằm tạo ra nhịp điệu cho bài thơ, đồng thời nhấn mạnh sự vật xuất hiện trong lời ru của người. Mọi thứ đều vô cùng thân thương, gần gũi với trẻ con. Khổ thơ ngắn, nhưng chan chứa tình cảm yêu thương, sâu sắc.

lê minh đức anh
Xem chi tiết
2K9-(✎﹏ ΔΠGΣLS ΩҒ DΣΔTH...
19 tháng 10 2021 lúc 16:33

Khi đọc “Chuyện cổ tích của loài người”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Tình mẫu tử vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ bữa ăn đến giấc ngủ với lời ru. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con thật là sâu sắc.



 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hà Linh
17 tháng 10 lúc 22:24

Tình cảm mẫu tử thiêng liêng đã được tác giả nhắc đến qua nguồn gốc về sự ra đời của mẹ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Tác giả Xuân Quỳnh đã có những lí giải thật thú vị, độc đáo. Trẻ con cần có sự chăm sóc, vậy là mẹ đã ra đời. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Những câu thơ khiến mỗi người thấy thật cảm động, tự hào:

"Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Đoạn thơ trên đã lí giải về sự ra đời của người mẹ. Rõ ràng, đối với trẻ con, người mẹ thật quan trọng. Tình mẫu tử cũng là tình cảm vô cùng thiêng liêng. Người mẹ đã chăm sóc trẻ con từ khi mới sinh ra, trong vòng tay bế bồng và được lắng nghe lời ru. Điệp ngữ “từ” được tác giả sử dụng nhằm tạo ra nhịp điệu cho bài thơ, đồng thời nhấn mạnh sự vật xuất hiện trong lời ru của người. Mọi thứ đều vô cùng thân thương, gần gũi với trẻ con. Khổ thơ ngắn, nhưng chan chứa tình cảm yêu thương, sâu sắc.

luu thi quynh nga
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
25 tháng 9 2021 lúc 13:27

Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ

  Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Sơn
30 tháng 9 2021 lúc 21:59

Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ. Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh chứng cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế...Đó là những biểu tượng của sự thay đổi kì diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.

Khách vãng lai đã xóa
lộc zutaki X
14 tháng 10 2021 lúc 16:45

Ok

 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 23:40

Dục Thúy sơn- Nguyễn Trãi

Phiên âm:

Hải Khẩu hữu tiên san,

Tiền niên lũ vãng hoàn.

Liên hoa phù thuỷ thượng,

Tiên cảnh trụy trần gian

Tháp ảnh trâm thanh ngọc

Ba quang kính thuý hoàn.

Hữu hoài Trương Thiếu bảo.

Bi khắc tiển hoa han.

Dịch thơ:

Cửa biển có non tiên

Từng qua lại mấy phen.

Cảnh tiên rơi cõi Tục.

Mặt nước nổi hoa sen,

Bóng tháp hình trâm ngọc

Gương sông ánh tóc huyền

Nhớ xưa Trương Thiếu bảo

Bia khắc dấu rêu hoen.

(Khương Hữu Dụng dịch)

Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 23:41

Đoạn văn cảm nghĩ:

“Dục Thúy Sơn” có thể được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập. Thể thơ ngũ ngôn luật thi (ngũ luật) - một thể của thơ Đường luật với bố cục, sáu câu đầu thiên về tả cảnh, bức tranh núi Dục Thuý; hai câu kết thể hiện cảm xúc hoài niệm của tác giả. Hai câu thơ đầu tác giả giới thiệu chung về cảnh vật trong mối quan hệ với tác giả. Nhà thơ đã mấy lần đến chơi núi. Cảnh tuy đã quen, nhưng lần này đến không khỏi ngạc nhiên vẻ đẹp “non tiên” hiện lên trước cửa biển. Bốn câu thơ sau: Bức tranh sơn thủy hữu tình. Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thuý được thể hiện rõ nét trong hai câu 3 - 4, từ điểm nhìn xa, có tầm bao quát rộng. Núi Dục Thuý được tác giả ví như đoá sen nổi trên mặt nước, hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo. Hình ảnh đóa sen có ý nghĩa biểu tượng, gợi ý niệm thoát tục, như là cõi tiên rơi xuống trần gian. Ngôn từ được sử dụng tinh xác, tạo ấn tượng, trong nguyên văn, từ phù có nghĩa là nổi, nhưng lay động tại chỗ; từ truỵ có nghĩa là rơi, rớt từ trên cao xuống, thể hiện sự sống động trong miêu tả. Dấu ấn riêng của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện rõ nhất qua những liên tưởng xuất hiện ở cái nhìn cận cảnh (hai câu 5 - 6). Các chi tiết đặc sắc được thể hiện khi so sánh bóng tháp hiện trên mặt nước như chiếc trâm ngọc xanh; ánh sáng sóng nước như đang soi chiếu mái tóc biếc. Trâm ngọc xanh và mái tóc biếc gợi hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình, nên thơ, giúp liên tưởng đến hình ảnh người con gái. Vẻ đẹp của thiên nhiên được so sánh với vẻ đẹp của con người; lấy nét đẹp của người con gái để hình dung bóng núi trên sóng biếc. Sự liên tưởng này rất hiện đại, đặc biệt, hiếm thấy trong thơ cổ. Thơ cổ thường lấy chuẩn mực vẻ đẹp tự nhiên để so sánh với con người. Sự liên tưởng và bút pháp mới lạ này cho thấy tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ.  Hai câu thơ cuối thể hiện tâm sự hoài niệm của nhà thơ, cũng giống như các bài thơ khác cùng chủ đề của Nguyễn Trãi, lại thường là sự bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử, về dân tộc. Ý thơ thể hiện rõ sự hoài niệm, nhớ tiếc. Điều này cho thấy tâm hồn hướng nội, sâu sắc của Nguyễn Trãi. “Dục Thúy Sơn” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận, bốn hình ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện cách cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Ức Trai, trong cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm trong gợi tả và biểu cảm.

Nguyễn Hà Nội
Xem chi tiết
 卍 Vũ Hoàng Nam  ╰‿╯
26 tháng 12 2021 lúc 21:15

Lí giải về nguồn gốc của loài người cho trẻ em thật khó. Nhưng nữ sĩ Xuân Quỳnh đã có cách giải thích thật khéo léo, tinh tế và dễ hiểu với bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”. Và đây là một đoạn thơ đặc sắc:

“Nhưng còn cần cho trẻ 

Tình yêu và lời ru 

Thế nên mẹ sinh ra 

Để bế bồng, chăm sóc 

Mẹ mang về tiếng hát 

Từ cái bống cái bang 

Từ cái hoa rất thơm 

Từ cánh cò rất trắng 

Từ vị gừng rất đắng 

Từ vết lấm chưa khô 

Từ đầu nguồn cơn mưa 

Từ bãi sông cát vắng…” 

Mở đầu đoạn thơ là sự có mặt của người mẹ trong thế giới. Khổ thơ như chia làm hai vế, vế đầu“Nhưng còn cần cho trẻ. Tình yêu và lời ru” là điều kiện cần, còn vế sau “Thế nên mẹ sinh ra. Đề bế bồng, chăm sóc” là kết quả thỏa mãn điều kiện đó. Lúc đầu trời sinh ra chỉ toàn là trẻ con, rồi mọi thứ dần dần ra đời để nuôi dưỡng bé. Và lí do mẹ có mặt trên đời cũng thật giản dị và ý nghĩa, vì có bé ở trên đời. Bé cần rất nhiều thứ để lớn khôn như mặt trời, cây cỏ, chim muông, sông suối, cá tôm... nhưng có lẽ hơn hết thảy bé cần tình yêu và lời ru. Từ “nhưng” đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của hai yếu tố đó và lí giải sự xuất hiện của mẹ là điều tất yếu. Bởi bé là niềm vui, là nguồn hạnh phúc của mẹ. Bé cần có bàn tay dịu dàng vuốt ve, cần lời hát ru để lớn, cần sự dạy bảo để thành người. Mẹ xuất hiện là vì thế bé yêu ạ ! 

dảk dảk bruh bruh lmao
25 tháng 11 2023 lúc 11:17

 

THAM KHẢO:

 Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

 

Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như "núi cao,thác chảy", để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như tụ cột trong gia đình, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc nên câu ca dao đã được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.