Tình thế bất lực, thảm hại và bi đát của quận Huy được miêu tả qua những chi tiết nào?
Câu 8 (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Tình thế bất lực, thảm hại và bi đát của Quận Huy được miêu tả qua những chi tiết nào?
Những hình ảnh so sánh trong lời kể:
- “Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật”
=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung rõ hơn về tư thế nâng thế tử.
- “Những kẻ buôn bán ở các phố phường, chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem mặt chúa, sân phủ đông như họp chợ”.
=> Tác dụng: nhấn mạnh sự đông đúc, trí tò mò của mọi người khi muốn xem mặt chúa.
Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy?
Quận Huy vẫn tin ở uy quyền của mình, biết trước âm mưu nổi loạn của đám kiêu binh vẫn không thèm phòng bị gì, một mình giữa đám loạn quân hung hãn vẫn quát tháo thị oai.
“Quận Huy giương cung định bắn, chẳng may cung bị đứt dây; lại vớ lấy sung để nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy”
“Em ruột Quận Huy là Lý Vũ hầu Hoàng Lương nghe tin có biến vội vàng chạy bổ vào phủ đường. Nhưng mới đến cửa chùa Báo Thiên thì bị quân lính quát đứng lại, rồi họ vớ luôn gạch đá trên đường đập cho vỡ đầu và vứt xác xuống hồ Thủy Quân”.
Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?
Gợi ý
1. Đối lập với hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn là chân dung của kẻ thù xâm lược.
- Tôn Sỹ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan:
+ Kéo quân vào Thăng Long dễ dàng “ngày đi đêm nghỉ” như “đi trên đất bằng”, cho là vô sự, không đề phòng gì, chỉ lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thế suông để doạ dẫm.
+ Hơn nữa y còn là một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao. Dù được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước, y vẫn không chút đề phòng suốt mấy ngày Tết “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất chắc”, cho quân lính mặc sắc vui chơi.
- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp… chuồng trước qua cầu phao, quân thì lúc lâm trận “ai nấy đều rụng rời, sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe thấy đều hoảng hốt, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”. Cả đội binh hùng, tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai bây giờ chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy, “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.
* Nghệ thuật: kể chuyện, xen kẽ với những chi tiết tả thực thật cụ thể, chi tiết, sống động với nhịp điệu nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi sự hoảng hốt của kẻ thù. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứng tâm trạng hả hê, sung sướng của người viết cũng như của dân tộc trước thắng lợi của Sơn Tây.
2. Số phận thảm hại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân
- Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược, lẽ tất nhiên họ phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương, và kết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vọng quốc.
- Khi có biến, quân Thanh tan rã, Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”. May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt, và sau khi sang đến Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
Nghệ thuật: Xen kẽ kể với tả sinh động, cụ thể gây ấn tượng mạnh. Ngòi bút đậm chút xót thương của tác giả bề tôi trung thành của nhà Lê.
• So sánh ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
- Tất cả đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại rất khác nhau:
- Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp,“tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
- Ở đoạn văn dưới, nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc theíet đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót. Là những cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.
Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó.
Bút pháp của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (của quân tướng nhà Thanh, của vua tôi Lê Chiêu Thống)
+ Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: thảm hại, hèn hạ trước sự miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận
+ Âm hưởng nhanh, dồn dập gợi tả chiến thắng vang dội trước quân giặc khiến chúng tan tác, thảm hại…
+ Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi
- Có sự khác biệt là do: sự tôn trọng tính khách quan khi viết sử, nhưng cũng không thể phủ nhận thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận với quân tướng nhà Thanh
+ Tác giả miêu tả với tâm thế khác với khi miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống- đó là vương triều mình phụng thờ
Câu 3 (trang 42, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy?
- Những chi tiết, hình ảnh cho thấy Quận Huy và các đại thần bị động, lúng túng, không đề phòng, thiếu mưu lược đối phó: qua cuộc đối thoại giữa Quận Huy với các quan ở trong triều cho thấy Quận Huy biết tai hoạ sắp xảy ra nhưng không lường hết mức độ của tai hoạ, chủ quan, liều chết: đã biết trước (“Ngày mai có biến... ”), ở thái độ liều chết (“Nhưng tôi chết cũng có dăm ba mạng đi theo”); chủ quan, khinh xuất gạt ngoài tai lời khuyên “đi trốn”, “bắt bọn gian”, chủ động “tự vệ” của người nhà; đêm ấy, Quận Huy ngủ trong phủ “không hề phòng bị gì hết”; các quan không nắm được tình hình, hoàn toàn bị động (“nhìn nhau ngơ ngác”).
- Khi lâm vào tình thế tai hoạ, bị kiêu binh bao vây, uy hiếp thì Quận Châu “run sợ, phải mở cửa”; Quận Huy viết tờ khải, tỏ thái độ trung thành và tinh thần “liều chết” (“Nếu dẹp được..., nhược bằng không dẹp được, tôi cũng xin liều chết.. ) cưỡi voi thị oai trước đám lính nhưng nhanh chóng rơi vào tình thế bi đát, bị cô lập, bất lực, cùng đường (sờ đến cung thì cung đứt dây, sờ đến súng thì súng không nổ,...); cuối cùng “bị giết chết ngay tại chỗ”; em Quận Huy là Lý Vũ hầu cũng bị quân lính đánh chết.
Các chi tiết, hình ảnh diễn tá sự bế tắc, cùng đường, trơ trọi và thất bại thảm hại của phe cánh Quận Huy.
1) Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
2) Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? những chi tiết này có đặc điểm chung nào?
3) Nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
1)
- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.
- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ. Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.
2)
Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:
- Không gian: Đèo Ngang
- Thời gian: bóng xế tà.
- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.
- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.
- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.
- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.
3)
Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.
Hình ảnh chú bé liên lạc Lượm được nhà thơ miêu tả trên những phương diện nào? Tìm các chi tiết miêu tả đó. Các chi tiết miêu tả này gợi cho người đọc suy nghĩ gì về Lượm, về tình cảm của tác giả với Lượm?
-phương diện :
+hình dáng:cái chân thoăn thoắt,cái đầu nghênh nghênh,má đỏ bồ quân.
+cử chỉ:mồm huýt sáo vang, cháu đi liên lạc,...
+lời nói:cháu đi liên lạc,vui lắm chú à,ở đồn nmang cá thích hơn ở nhà.
-Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm.
Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp.
Ngoại hình: loắt choắt, xinh xinh, ca-lô đội lệch, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân.
Cử chỉ: Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí.
Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà).
=> Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến.
Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm?
A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời.
B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết nào? Hãy nhận xét về lời văn ghi chép sự việc của tác giả. Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói: “…kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”?
Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh:
+ Xây đình đài, thú ngao du vô độ
+ Miêu tả tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh
- Việc thu sản vật, thứ quý, việc bày vẽ trang trí trong phủ gây nhiều phiền nhiễu, tốn kém
- Tác giả kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh, khi miêu tả cảnh vườn trong phủ Chúa
+ Tiếng chim kêu, vượn hót kêu râm ran khắp bốn bề, nửa đêm ồn ào như mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành
+ Tác giả cảm thấy “đó là triệu bất thường”: mang ý phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc xa hoa trên mồ hôi của nhân dân sẽ dẫn tới suy tàn