Những câu hỏi liên quan
𝒯𝒽ỏ 𝓂❁𝓃
Xem chi tiết
𝒯𝒽ỏ 𝓂❁𝓃
Xem chi tiết
14_Trần Trung Hiếu
Xem chi tiết
lạc lạc
12 tháng 11 2021 lúc 20:41

 

Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

Bình luận (3)
Lữ Thị Xuân Nguyệt
Xem chi tiết
Chi Nguyễn Khánh
10 tháng 10 2017 lúc 19:18

Nêu các đặc điểm cơ bản về kinh tế chính trị của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ trước thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ?

* Kinh tế:

- Anh:

+ Sau năm 1870, kinh tế Anh giảm sút và đứng hàng thứ ba sau Mĩ và Đức.

+ Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại thuộc địa.

+ Cuối thế kỉ XIX, nhiều công ty độc quyền ra đời về công nghiệp, ngân hàng và có vai trò chi phối chính trị, kinh tế của Anh.

- Pháp:

+ Sau năm 1870, kinh tế tụt xuống hàng thứ tư sau Mĩ, Đức và Anh.

+ Pháp vẫn dẫn đầu thế giới ở một số lĩnh vực: đường sắt, luyện kim, khai thác mỏ và đặc biệt là chính sách cho vay nặng lãi.

+ Các công ty độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Lê - nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa cho vay nặng lãi.

- Đức:

+ Sau chiến tranh Pháp - Thổ thì công nghiệp Đức vươn lên thứ nhất châu Â, thứ hai thế giới sau Mĩ.

+ Đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền ra đời và chi phối nền kinh tế.

- Mĩ:

+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp vươn lên thứ nhất thế giới, sản lượng gấp 2 lần Anh và bằng \(\dfrac{1}{2}\) sản lượng các nước Tây Âu gộp lại.

+ Đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ty độc quyền về thép, dầu mỏ và ô tô có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.

+ Về nông nghiệp thì cung cấp lương thực cho cả châu Âu.

* Chính trị:

- Anh:

+ Anh là nước quân chủ lập hiến, hai Đảng (Đảng bảo thủ, Đảng tự do) thay nhau cầm quyền và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Pháp:

+ Nền Cộng hòa thứ ba được thành lập từ sau năm 1870, thi hành đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa. Đầu thế kỉ XX, Pháp có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai trên thế giới sau Anh.

- Đức:

+ Đối nội:

- Là nước Cộng hòa Liên Bang.

- Thi hành các chính sách phản động, truyền bá lực lượng.

- Đề cao dân tộc Đức.

+ Đối ngoại:

- Hung hăng đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường và thuộc địa.

- Mĩ:

+ Đối nội:

- Mĩ là nước Cộng hòa Liên Bang đề cao vai trò của Tổng thống.

- Thi hành các chính sách bênh vực quyền lợi của giai cấp tư sản.

+ Đối ngoại:

- Bành trướng xuống Thái Bình Dương, can thiệp vào Trung và Nam Mĩ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 11 2018 lúc 10:25

Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Ở Mĩ có "vua dầu mỏ", "vua thép"; ở Đức có các ông chủ độc quyền về luyện kim, than đa; ở Pháp là các công ti độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng...

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
bùi ngân phương
21 tháng 10 2021 lúc 15:04

đặc điểm chung nổi bật là đều có các công ty đọc quyền chi phối vào nền kinh tế và đời sống nhân dân

Bình luận (0)
Ngô Ngọc
Xem chi tiết
Tiểu Linh Linh
29 tháng 12 2021 lúc 9:31

B

Bình luận (0)
huỳnh
Xem chi tiết
❖гเภz ☂
2 tháng 1 2022 lúc 9:55

A

Bình luận (0)
Dân Chơi Đất Bắc=))))
2 tháng 1 2022 lúc 9:55

A

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
2 tháng 1 2022 lúc 9:56

Chọn A

Bình luận (0)
phan thị ngoc ánh
Xem chi tiết
Nhók Bướq Bỉnh
7 tháng 10 2016 lúc 19:07

 Giống nhau: Đều là những cường quốc, chuyển từ chế độ tư bản => Đế quốc
- Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu => Tăng cường xâm chiếm thuộc địa

Bình luận (2)
Nhók Bướq Bỉnh
7 tháng 10 2016 lúc 19:08

Câu 2 :

Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến"

 Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

 

Bình luận (3)
Phạm Thị Thạch Thảo
4 tháng 10 2017 lúc 9:52

Câu 3:

Các công ty độc quyền Mĩ hình thành trong tình hình kinh tế phát triển với tốc độ nhanh.

Từ vị trí thứ tư nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1894, sản phẩm công nghiệp của Mĩ gấp đôi Anh và bằng ½ các nước Châu Âu gộp lại -> Xuất hiện các công ty độc quyền khổng lồ có ảnh hưởng đến kinh tế - chính trị.

Nông nghiệp Mĩ phát triển đã trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

Câu 1:

Giống nhau: Đều là những cường quốc, chuyển từ chế độ tư bản => Đế quốc
- Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu => Tăng cường xâm chiếm thuộc địa

Câu 2:

Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến"

Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

Bình luận (0)