Những câu hỏi liên quan
Kid Kaito
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
14 tháng 11 2021 lúc 12:10

1, Thánh Gióng

2,Bà Triệu

3, Lê Lợi

4,Cao Thắng

Vũ Ngọc Anh
14 tháng 11 2021 lúc 12:10

1. Thánh Gióng

2. Bà Triệu 

3. Lê Lợi

4. Cao Thắng

Ray
14 tháng 11 2021 lúc 12:45

1.Ngựa ai phun lửa đầy đồng ? 

2.Voi ai nhỏ lệ ở dòng Hoá giang ? 

3.Kiếm ai trả lại rùa vàng ? 

4.Súng ai rền ở Vũ Quang thuở nào ?

Trả lời :

1. Thánh Gióng.

2. Bà Triệu.

3. Lê Lợi.

4. Cao Thắng.

# Nguyễn Thị Khánh Ly #
Xem chi tiết

1. khác ở chữ la và chữ lết

2. quả đấm

3. bầu trời

4.thánh gióng

5 dưới đất

1;ở chỗ chữ la và lếp;2;quả đấm3;có bầu;4;thánh gióng nhớ k nha trả lời sai cũng k nha bn

thằng kia còn câu 5

Võ Quốc Huy
Xem chi tiết
Đinh Văn Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
4 tháng 10 2017 lúc 17:23

​Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.

Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.

Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.

Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.

Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.

Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.

Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.

Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.

Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.

Đinh Văn Dũng
4 tháng 10 2017 lúc 17:25

Bạn lấy trên mạng,không thể nào gõ nhanh như vậy được,1 Sai

Ngo Tung Lam
4 tháng 10 2017 lúc 17:26

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Nêu ý nghĩa chung của bốn câu thơ:

- Nhắc đến truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc cứu nước.

2. Thân bài:

* Kể lại nội dung truyền thuyết:

- Sự ra đời kì lạ và những yếu tố khác thường của cậu bé làng Gióng.

- Giặc Ân xâm lược nước ta.

- Gióng gặp sứ giả của vua, xin được đánh giặc cứu nước.

- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa xông thẳng vào quân thù. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre tiếp tục đánh giặc.

- Giặc tan, Gióng bay về trời.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em về hình tượng Thánh Gióng:

- Là hình tượng đẹp tuyệt vời, tượng trưng cho lòng yêu nước và sức mạnh chống ngoại xâm của nhân dân ta.

- Trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, thế hệ trẻ Việt Nam xứng đáng là con cháu Thánh Gióng, làm vẻ vang cho lịch sử nước nhà.

II. BÀI LÀM

Bốn câu thơ trên nhắc đến sự tích kì lạ về cậu bé làng Gióng hoá thành tráng sĩ, nhổ tre đánh tan giặc Ân, bảo vệ bờ cõi nước ta. Giặc tan, tráng sĩ cưỡi ngựa bay về trời. Nhà vua ghi nhớ công ơn, truyền lập miếu thờ và phong tặng danh hiệu cao quý: Phù Đổng Thiên Vương.

Truyền thuyết Thánh Gióng kể rằng, vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng thuộc vùng Tiên Du, Bắc Ninh có hai vợ chồng ông lão hiền lành phúc đức, chăm chỉ làm ăn. Khổ một nỗi là họ đã già mà chưa có một mụn con nối dõi.

Hai ông bà ngày đêm ao ước. Một hôm, bà ra đồng, thấy vết chân to kì lạ bèn ướm thử. Không ngờ bà thụ thai và sau mười hai tháng, sinh ra một cậu con trai mặt mũi khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm, ra sức nâng niu chăm bẵm. Nhưng đến khi đã lên ba tuổi mà cậu bé vẫn đặt đâu nằm đấy, chẳng biết đi, chẳng biết nói, chẳng biết cười.

Bấy giờ giặc Ân ở phương Bắc cậy đông cậy mạnh, ồ ạt kéo sang xâm chiếm nước ta. Tình thế rất nguy. Nhà vua lo lắng bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng dưng cất tiếng nói rành rọt từng câu: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!”. Sứ giả vào, cậu bé bảo: “ông về tâu với vua cấp cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

Nghe xong, sứ giả vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, vội về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ rèn ngày đêm làm gấp những thứ cậu bé dặn.

Sau khi gặp sứ giả, hàng loạt chuyện thần kì đã xảy ra với cậu bé làng Gióng. Cậu lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng chẳng no, quần áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Cả làng góp gạo nấu cơm nuôi cậu bé vì ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.

Giặc đã tràn đến chân núi gần làng. Thế nước rất nguy, người người lo lắng. Vừa lúc ấy, sứ giả đem mọi thứ tới. Cậu bé chợt vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Cậu mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa sắt. Ngựa hí vang, miệng phun ra lửa, chở tráng sĩ lao thẳng về phía quân thù. Với cây gậy sắt trong tay, tráng sĩ đón đầu giặc, giết chúng chết như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, tráng sĩ nhổ cả bụi tre ven đường quật tơi bời vào giặc. Đuổi đánh tàn quân đến tận chân núi Sóc, tráng sĩ phi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

Trong suốt mấy ngàn năm liên tiếp bị nạn ngoại xâm, dân tộc Việt Nam muốn có được một sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù. Vì vậy, hình ảnh thần kì về cậu bé làng Gióng chính là mơ ước của nhân dân ta.

Hình tượng Thánh Gióng chính là hiện thân của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí dũng cảm kiên cường đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc  kháng chiến chống Mĩ, thế hệ trẻ hăng hái xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước và đã lập nên bao chiến công lừng lẫy, mở đường đến chiến thắng vẻ vang 30 tháng 4 năm 1975, quét sạch quân thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họ chính là những chàng trai Phù Đổng của thời đại mới, làm rạng danh cho lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha.

ka mui dạ thố
Xem chi tiết
phạm thị kim yến
5 tháng 10 2018 lúc 5:33

Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang, phi như bay xông thẳng đến nơi có giặc Ân. Gióng cầm roi sắt vung lên vút vút, roi sắt vung đến đầu quân giặc chồng xếp đến đấy. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân thù. Thật là một trận đánh hào hùng.Thế trận đang bừng bừng, bỗng roi sắt của Gióng bị gẫy, phía trước quân giặc vẫn cứ ào ạt xông lên. Gióng bèn nhổ những bụi tre làm vũ khí thay roi sắt tấn công vào bọn giặc. Những đứa sống sót hốt hoảng bỏ chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.

Tập-chơi-flo
5 tháng 10 2018 lúc 12:10

Khi nghe tin sứ giả báo đất nước lâm nguy, cần người tài giỏi ra giúp nước, Thánh Gióng đã vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thánh một tráng sĩ oai phong lẫm liệt,mình cao hơn trượng. Tráng sĩ mặc áo giáp , cầm roi rồi vỗ mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng. Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa thét ra lửa, Gióng thúc ngựa phi nhanh đi đánh giặc. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đàng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Khi gươm bị gãy, Gióng vẫn rất nhanh trí và không hề bối rối nhổ một bụi tre bên đường xông tới quật tới tấp vào đám quân giặc. Gióng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, giặc chết như rạ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Chỉ sau một trận đánh, Gióng đã chiến thắng toàn bộ giặc Ân, giết chết tướng giặc, trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp, nón rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Thu Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Phạm Bảo Linh
25 tháng 11 2021 lúc 9:51

Tham khảo
=> Hình ảnh một con người oai phong, lẫm liệt, tràn đầy sức mạnh.

=> Đúng với sự ra đời kì lạ đã dự báo trước về cuộc đời của một con người phi thường, chàng Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

minh nguyet
25 tháng 11 2021 lúc 9:51

Cho thấy sức mạnh vô địch của tráng sĩ

do thi doan trang
Xem chi tiết
Le Vu Hoang Mai
24 tháng 10 2018 lúc 20:10

Một lần, trong giờ học văn, chúng tôi được nghe về truyền thuyết Thánh Gióng, vị anh hùng trẻ tuổi có công đánh giặc Ân xâm lược. Hình ảnh người anh hùng nhổ tre đánh giặc hiện lên với bao sắc màu thần kỳ, hấp dẫn đến mức tôi ao ước được gặp ông ở đâu đó.

 


Và rồi, một đêm, tôi thấy mình lạc vào một thế giới kỳ diệu với biết bao hoa tươi, cỏ lạ. Khi đang lang thang ngắm nghía cảnh vật, thả hồn trong khung cảnh đẹp đẽ thơ mộng đó, tôi chợt nghe thấy tiếng trống rộn rã ở phía trước. Chạy lại gần, tôi nhận ra đây là đền thờ Thánh Gióng và mọi người ở đó đang tổ chức lễ hội tôn vinh ông. Rồi, ở phía xa, tôi thấy bóng người cao lớn cưỡi ngựa sắt, tay cầm gậy tre đang phóng như bay trên thảm cỏ. Tôi cố chạy thật nhanh về phía ông. Thấy tôi, Thánh Gióng xuống ngựa, cất tiếng chào:

- Xin chào cậu bé! Ta là Thánh Gióng từ rất xa đến đây, ta rất vui vì được gặp cậu. Cậu bé muốn ta giúp gì vậy?
Tôi vui mừng trả lời:
- Xin chào ông ạ! Thưa ông, cháu và các bạn của cháu luôn ao ước chỉ cần vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như ông, nhưng không biết làm thế nào để có được điều đó. Ông có bí quyết gì không, xin cho chúng cháu được biết!
Thánh Gióng mỉm cười, ân cần nói:
- Ồ, ta biết! Trẻ em có trí tưởng tượng rất phong phú và luôn mơ ước trở thành anh hùng. Ngày xưa, ta cũng như vậy đó. Nhờ lòng yêu nước và mơ ước đánh tan giặc Ân xâm lược mà ta đã được ban tặng một phép màu. Từ một cậu bé lên ba chưa biết nói, biết cười ta đã trở thành một người khổng lồ có sức mạnh phi thường, đã đánh tan giặc ngoại xâm, đem lại hòa bình cho dân tộc.

Còn cậu, giờ cậu đang sống trong một thế giới hòa bình, văn minh, hiện đại. Thế giới này cần những con người có sức khỏe và trí tuệ siêu việt hơn là người có sức mạnh khổng lồ như ta. Vì vậy, cậu và những người bạn của cậu hãy tập thể dục hằng ngày để có sức khỏe tốt và chăm chỉ học hành để trang bị cho mình đủ kiến thức hữu ích nhé! 

Ta tin rằng, với sự cần cù, chăm chỉ, kiên nhẫn, cậu sẽ trở thành công dân tốt, mai này góp phần xây dựng đất nước đẹp giàu.
Thánh Gióng vừa dứt lời, tôi bỗng choàng tỉnh. Hóa ra là một giấc mơ!
Đêm đó tôi vui lắm, tự 
nghĩ ngày mai đi học sẽ kể lại giấc mơ kỳ lạ này cho các bạn của mình. Và tôi tự hứa cố gắng học hành chăm chỉ đúng như lời khuyên quý giá của Thánh Gióng.

Nguyễn Thị Đan Thi
24 tháng 10 2018 lúc 19:55

đề bài là gì vậy bạn

Phạm Duy Quốc Khánh
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
17 tháng 11 2021 lúc 21:35

TK:

Phun trào phreatic (hay phun trào hơi nước) là dạng phun trào do sự giãn nở của hơi nước. Khi mặt đất hay mặt nước lạnh tiếp xúc với đá nóng hay magma nó trở nên nóng nhanh và nổ, phá vỡ lớp đá xung quanh và đẩy ra một hỗn hợp hơi nước, nước, tro, bom và khối núi lửa

Đào Tùng Dương
17 tháng 11 2021 lúc 21:35

Ở độ sâu khoảng vài nghìn mét trong lòng Trái Đất, lưu thông một chất có cấu tạo thành phần rất phức tạp và chứa nhiệt độ cao.

Nếu nhìn vào ta sẽ dễ cảm giác như lò thép nóng chảy, người ta gọi chất đó là dung nham.

Dung nham có khả năng hoạt động cực cao, chỉ vỏ Trái Đất dày hàng ngàn mét mới có thể gói được chất này.

Tuy nhiên, sự dày mỏng trên bề mặt Trái Đất rất khác nhau, dung nham vốn bị "gò ép" trong lòng đất lâu ngày, vì thế khi gặp nơi nào của vỏ Trái Đất không đủ "chắc" là nó liền phun ra, nơi đó chính là núi lửa.

lạc lạc
17 tháng 11 2021 lúc 21:36

tham khảo

 

ời giải thích thực sự đơn giản: Bên trong núi lửa có đá lỏng với nhiệt độ rất cao - từ 700 đến 1500 độ C-, đang tìm kiếm một lối thoát. Nhưng tất nhiên, nó nổ như thế nào và tại sao? Đó là, tại sao một ngọn núi lửa "thức giấc"?

Hóa ra rằng khí và đá nóng chảy tích tụ bên trong nó, khiến magma, cách bề mặt vài km, tăng lên do áp suất. Khi làm như vậy, nó làm tan chảy các tảng đá trên đường đi của nó, do đó tạo thêm áp lực. Cuối cùng, khi nó "không thể chịu đựng được nữa", đó là khi nó bùng nổ theo cách dữ dội hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào đặc điểm của núi lửa, đẩy tro bụi vào bầu khí quyển, đồng thời để lại dấu vết cụ thể của nó ở các thị trấn hoặc thành phố xung quanh nó. .

 

Không khí nóng bốc lên từ núi lửa khi gặp không khí lạnh sẽ sinh ra chúng.Hoặc có thể do tất cả các vật chất xuất hiện từ núi lửa đều có điện tích có khả năng tạo ra tia.
Ẩn Mặc Hàn
Xem chi tiết
Vampire
15 tháng 10 2017 lúc 19:52

Khi nghe tin sứ giả báo đất nước lâm nguy, cần người tài giỏi ra giúp nước, Thánh Gióng đã vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt,mình cao hơn trượng. Tráng sĩ mặc áo giáp , cầm roi rồi vỗ mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng. Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa thét ra lửa, Gióng thúc ngựa phi nhanh đi đánh giặc. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đàng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Khi gươm bị gãy, Gióng vẫn rất nhanh trí và không hề bối rối nhổ một bụi tre bên đường xông tới quật tới tấp vào đám quân giặc. Gióng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, giặc chết như rạ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Chỉ sau một trận đánh, Gióng đã chiến thắng toàn bộ giặc Ân, giết chết tướng giặc, trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp, nón rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.