Viết 3 câu có sử dụng biện pháp liệt kê, nội dung liên quan đến các văn bản trong bài học.
1.Viết 3 câu có sử dụng biện pháp liệt kê, nội dung liên quan đến các văn bản trong bài học.
2.Viết ba câu có sử dụng biện pháp chêm xen , nội dung có liên quan đến các truyện đã đọc trong bài.--làm ơn đừng lấy câu trên mạng nhá--Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Viết 3 câu có sử dụng biện pháp liệt kê, nội dung liên quan đến các văn bản trong bài học.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần lý thuyết về phép tu từ liệt kê.
- Nắm chắc nội dung các văn bản đã học.
- Thực hành viết câu có sử dụng phép liệt kê dựa trên những nội dung liên quan đến các văn bản học.
Lời giải chi tiết:
- Đọc Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, ta càng thêm tự hào vì những chiến công hiển hách của nghĩa quân Lam Sơn qua các trận đánh: trận Chi Lăng, trận Mã An, trận Tây Kinh, Đông Đô, Tốt Động…
- Trong Bảo kính cảnh giới, Nguyễn Trãi đã đem đến cho độc giả một cái nhìn mới về mùa hè, không còn là nắng gặt, phượng hồng, mà là hòe lục, thạch lựu hiên, hồng liên trì,…
- Tác phẩm Dưới bóng hoàng lan đã đem đến cho người đọc một khung cảnh yên bình qua vùng thiên nhiên vùng quê với con đường gạch rêu phủ, bức hoa tường thấp yên tĩnh, giàn thiên lí hoa thơm, cùng cây hoàng lan bóng tỏa.
- Đọc Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, ta càng thêm tự hào vì những chiến công hiển hách của nghĩa quân Lam Sơn qua các trận đánh: trận Chi Lăng, trận Mã An, trận Tây Kinh, Đông Đô, Tốt Động…
- Trong Bảo kính cảnh giới, Nguyễn Trãi đã đem đến cho độc giả một cái nhìn mới về mùa hè, không còn là nắng gặt, phượng hồng, mà là hòe lục, thạch lựu hiên, hồng liên trì,…
- Tác phẩm Dưới bóng hoàng lan đã đem đến cho người đọc một khung cảnh yên bình qua vùng thiên nhiên vùng quê với con đường gạch rêu phủ, bức hoa tường thấp yên tĩnh, giàn thiên lí hoa thơm, cùng cây hoàng lan bóng tỏa.
Câu 2 (trang 58, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Viết ba câu có sử dụng biện pháp chêm xen , nội dung có liên quan đến các truyện đã đọc trong bài.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần lý thuyết về phép tu từ chêm xen.
- Nắm chắc nội dung các văn bản đã học.
- Thực hành viết câu có sử dụng phép chêm xen dựa trên những nội dung liên quan đến các văn bản học.
Lời giải chi tiết:
- Đọc Dưới bóng hoàng lan (của nhà văn Thạch Lam), ta thấy lòng bình yên đến lạ!
- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng được xem như một bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của nước ta – giống Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.
- Thạch Lam (1910 – 1942), được mệnh danh là một con người thấu hiểu, bao dung, bình dị, sâu sắc trên từng trang viết.
- Đọc Dưới bóng hoàng lan (của nhà văn Thạch Lam), ta thấy lòng bình yên đến lạ!
- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng được xem như một bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của nước ta – giống Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.
- Thạch Lam (1910 – 1942), được mệnh danh là một con người thấu hiểu, bao dung, bình dị, sâu sắc trên từng trang viết.
Viết một đoạn văn 20 đến 25 câu nêu cảm nhận của em khi học xong văn bản ca Huế trên sông Hương có sử dụng ít nhất 3 câu có biện pháp liệt kê
tham khảo
Với “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã giúp người đọc cảm nhận được rõ hình ảnh một xứ Huế mộng mơ. Đồng thời, chúng ta cũng hiểu hơn về ca Huế - Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng và bảo tồn. Nhà văn đã cho người đọc thấy sự phong phú của các làn điệu xứ Huế. Cũng như nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Cuối cùng người đọc còn cảm nhận được hình ảnh để vẽ lên khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình và nét sinh hoạt văn hoá thanh lịch, tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc của xứ Huế. “Ca Huế trên sông Hương” quả là một bài viết hấp dẫn, gợi ra trước mắt người đọc những cảm nhận sâu sắc về làn điệu ca Huế đặc trưng của mảnh đất cố đô.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) bàn về giá trị nội dung của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi); trong đoạn văn có sử dụng biện pháp liệt kê. Nhận xét về tác dụng của biện pháp này.
Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại, nêu cao lòng tự hào và niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi của chính nghĩa, ca ngợi tài năng lãnh đạo và khí phách hào hùng của dân tộc. Văn bản có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Bài thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.
- Biện pháp liệt kê: lòng tự hào và niềm hân hoan; tài năng lãnh đạo và khí phách hào hùng; lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.
- Biện pháp liệt kê trên nhằm làm nổi bật, nhấn mạnh giá trị nội dung của Đại cáo bình Ngô.
Liệt kê các câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn thỉnh thoảng ...đến.... Vuốt râu
Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn "Thỉnh thoảng .... vuốt râu" ở văn bản "Bài học đường đời đầu tiên":
+ Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp chơi chữ và liệt kê
* nêu rõ câu văn có sử dụng 2 biện pháp ấy*
Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽchúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!
1. Tìm trong (sgk ngữ văn 7 tập 2) 1đoạn văn bản có chứa phéo liệt kê, rồi viết ra( Không sử dụng các ví dụ và các bài tập có trong bài Liệt Kê)
2. Viết 1 đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu trình bày cảm nhận của em về ngày hội sách tại trường.Trong đó có sử dụng 1 phép liệt kê. Gạch chân phép liệt kê đó.
Viết đoạn văn nghị luận (7 câu trở lên) nêu rõ ý nghĩa của việc tự học đối với học sinh. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê
Tham khảo: Trong học tập, mỗi người đều có một cách học riêng, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Thế nhưng, cách học hiệu quả nhất là tự học. Chỉ có tự học mới giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu và hiểu sâu sắc kiến thức một cách chủ động và dễ dàng nhất. Như ta đã biết, học là quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại. Thế nhưng, ngoài ý nghĩa đó, tự học còn là sự chủ động suy nghĩ, tự khám phá, nghiên cứu các kiến thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề. Kiến thức không của riêng ai nhưng muốn biến thành kiến thức của riêng mình phải đào sâu suy nghĩ. Có rất nhiều cách tự học nhưng bất cứ các cách tự học nào thì cũng bao gồm các khâu tìm tòi kiến thức, suy nghĩ, đồng thời phải biết áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Có thể tự học qua sách, báo, qua nghe giảng, qua các bài tập, qua học thuộc lòng, qua thực tế. Một cách tự học nữa cũng hiệu quả không kém đó là học qua các bài tập. Việc làm bài tập giúp ta cùng cố các kiến thức đã học, nắm bắt được bản chất của vấn đề. Hơn thế, tự học qua các bài tập còn giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập sao cho ngắn, gọn, súc tích và dễ hiểu. Vì vậy, tự học là một cách học rất quan trọng, nếu bản thân mỗi người không tự tạo cho mình được một thói quen tự học thì sẽ bị lệ thuộc vào những điều mà thầy cô đã dạy cho mình và quan trọng hơn là sẽ không nắm vững được bài. Tự học sẽ giúp chúng ta có tính chủ động học tập, là con đường dần tới sáng tạo, khơi nguồn lòng đam mê, tìm tòi những điều mới lạ.