Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 12 2019 lúc 3:25

Đặc sắc nghệ thuật ngắn Hai đứa trẻ:

- Hai đứa trẻ một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam, giá trị hiện thực cao với tinh thần nhân đạo sâu sắc, thể hiện tài năng viết truyện ngắn bậc thầy

    + Câu chuyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi chuyến tàu rực rỡ ngang qua

    + Ông chú trọng tập trung đi sâu vào nội tâm, cảm xúc của nhân vật

    + Thành công với thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản, qua đó nhấn mạnh, khung cảnh nghèo nàn, vắng lặng của phố huyện

    + Truyện đặc sắc ở lối kể chuyện tỉ mỉ, tâm tình, thấm đượm chất thơ, với tâm hồn đôn hậu, tinh tế, sức nhạy cảm trước những biến thái nhỏ trong lòng người và vật

b, Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Tuân

- Tài năng nghệ thuật đặc sắc Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật dựng cảnh, dựng người, tạo không khí trang trọng, việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ tính chất tạo hình

- Nhân vật của ông thường có tính cách ngang tàng, tài năng, tâm hồn trong sáng, đó là biểu tượng về cái đẹp

- Ông miêu tả cảnh vật, không khí cổ kính, thiêng liêng của cảnh cho chữ, thể hiện tài năng ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh, cảnh tượng hiện lên uy nghi, rực rỡ

c, Đặc sắc truyện Chí Phèo

- Ngôn ngữ sinh động, điêu luyện, nghệ thuật, gần lời ăn tiếng nói hằng ngày

- Giọng điệu phong phú, biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau. Cách trần thuật linh hoạt, linh hoạt chuyển vai và điểm nhìn.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Minh Duong
13 tháng 9 2023 lúc 11:33

Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc về giá trị nội dung của truyện ngắn người tử tù:

- Tác giả ca nêu lên phong cách tạo ra thế giới nhân vật riêng của tác giả truyện ngắn.

- Văn bản ca ngợi nội dung truyện ngắn đã làm nổi bật sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái tài, cái đẹp với cái tục tằn, giữa thiên lương với tội ác.

Văn bản trên cho thấy người muốn làm sáng tỏ đặc điểm về giá trị nghệ thuật

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:10

An-tôn Sê-khốp là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga, những tác phẩm truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” và truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ cũng vậy, là một câu chuyện kể về một trò đùa của tác giả với câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” như một cách để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó. Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vườn nhà nhân vật “tôi” với sân nhà nơi Na-đi-a đang đứng nhìn trời với tâm trạng u sầu như một hình ảnh ẩn dụ về bức tường ngăn cách hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như một câu nói chào tạm biệt nàng vậy. Người đọc có thể cảm nhận được khi nhân vật “tôi” đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đã có một tâm trạng đau buồn, khiến ta thấy thương cảm cho số phận hai nhân vật ấy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:45

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Đọc kĩ đoạn văn viết về chi tiết hình ảnh “hàng rào” để viết đoạn văn phân tích.

Lời giải chi tiết:

     An-tôn Sê-khốp là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga, những tác phẩm truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” và truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ cũng vậy, là một câu chuyện kể về một trò đùa của tác giả với câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” như một cách để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó. Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vườn nhà nhân vật “tôi” với sân nhà nơi Na-đi-a đang đứng nhìn trời với tâm trạng u sầu như một hình ảnh ẩn dụ về bức tường ngăn cách hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như một câu nói chào tạm biệt nàng vậy. Người đọc có thể cảm nhận được khi nhân vật “tôi” đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đã có một tâm trạng đau buồn, khiến ta thấy thương cảm cho số phận hai nhân vật ấy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:23

Bài viết tham khảo:

Hàng rào xuất hiện trong cảnh chia tay ở đoạn cuối truyện ngắn “Một truyện đùa nho nhỏ” là biểu tượng của sự rào cản, ngăn cách. Từ rào cản vật chất của hoàn cảnh trở thành rào cản trong tinh thần. Hình ảnh “hàng rào có đinh nhọn” chính là sự cản trở, ngăn cách mối quan hệ giữa hai nhân vật. Nhưng hành động “ghế nhìn qua khe hở” của nhân vật tôi và gửi lời theo gió đã cho thấy khát khao giao cảm của hai nhân vật. Nhưng dẫu sao, tình cảm của họ vẫn chưa đủ trọn vẹn, chưa đủ dũng khí để bộc lộ thành lời nói trực tiếp, chưa thế phá bỏ những rào cản ngăn cách. Một người không tự tin vào tình cảm của mình, thiếu sự đồng cảm và một người băn khoăn, trăn trở với tình cảm của đối phương. Chính vì vậy, họ đã đánh mất tình yêu của mình. Hàng rào chỉ là một biểu tượng cho thấy giữa họ đang thiếu sợi dây gắn kết đó là sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương. 

Bình luận (0)
Nguyễn văn duy
Xem chi tiết
Bảo Bảo
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
16 tháng 11 2023 lúc 21:04

Đoạn văn tham khảo:

Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong sử thi I-li-át. Đây được coi là một trong những cảnh ấn tượng nhất khi khắc họa thành công sự tương phản giữa bầu không khí chiến tranh ác liệt và cuộc sống gia đình êm ấm. Trong đoạn trích, người đọc ấn tượng sâu sắc với chi tiết Héc-to ôm con trai vào lòng để từ biệt. Một người chủ soái kiên cường, dũng mãnh khi trở về nhà, đứng trước gia đình của mình, chàng chính là một người cha yêu thương vợ con tha thiết. Chi tiết “cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mấu xống áo thướt tha” vì sợ chiếc mũ bờm ngựa ánh đồng sáng lóa của Héc-to đã khiến chàng ngay lập tức cởi bỏ chiếc mũ của mình, rồi nhẹ nhàng bồng cậu con trai thân yêu, “thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt”. Từng hành động, cử chỉ chàng trao cho đứa con bé bỏng của mình đã thể hiện nỗi lòng thương xót và yêu con đến nhường nào. Héc-to mong đứa bé có được sự dũng cảm và can trường hơn cha của nó để có thể trở thành một anh hùng vĩ đại. Hình ảnh người cha và hình tượng người anh hùng chủ soái của Héc-to dường như chẳng đối lập mà còn làm bật lên khí thế, ý chí chiến đấu và tình cảm gia đình cao cả.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 2:15

*Biện pháp đối lập được sử dụng trong truyện:

- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:

+ Viên quản ngục, người đang giữ “phép nước”, lại có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp. Cai ngục nhưng lại không làm phận sự cai ngục, làm trái mọi quy định, biệt đãi người tử tù.

+ Huấn Cao, người tử tù nhưng lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao thượng, vốn căm ghét cường quyền nhưng lại sẵn sàng mềm lòng quý trọng sở thích tao nhã của viên quản ngục.

- Đối lập trong cảnh cho chữ:

+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.

+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do, sáng tạo phóng bút viết những chữ tài hoa.

+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.

+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.

*Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Ngoài ra, việc sử dụng biện pháp đối lập còn làm tỏa sáng vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao và sự trong sáng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, thờ phụng cái đẹp và sẵn sàng hi sinh cho cái đẹp của viên quản ngục.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
19 tháng 7 2023 lúc 20:14

THAM KHẢO!

* Biện pháp đối lập được sử dụng trong truyện:

- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:

+ Viên quản ngục, người đang giữ “phép nước”, lại có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp. Cai ngục nhưng lại không làm phận sự cai ngục, làm trái mọi quy định, biệt đãi người tử tù.

+ Huấn Cao, người tử tù nhưng lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao thượng, vốn căm ghét cường quyền nhưng lại sẵn sàng mềm lòng quý trọng sở thích tao nhã của viên quản ngục.

- Đối lập trong cảnh cho chữ:

+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.

+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do, sáng tạo phóng bút viết những chữ tài hoa.

+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.

+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.

* Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Ngoài ra, việc sự dụng biện pháp đối lập còn làm tỏa sáng vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao và sự trong sáng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, thờ phụng cái đẹp và sẵn sàng hi sinh cho cái đẹp của viên quản ngục.

Bình luận (0)