Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
18 tháng 9 2023 lúc 23:13

Tham khảo

Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy - về tiết học đáng nhớ ấy.

Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!”

Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời. - Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ! Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên: “Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng.

Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc.

Cô gượng cười bảo: “Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ niệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 10 2023 lúc 6:19

HS chủ động hoàn thành bài tập.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 10 2023 lúc 17:11

"Trí khôn của ta đây" là câu chuyện dân gian hết sức thú vị, ca ngợi trí thông minh của con người.

Chuyện kể rằng có một con hổ thấy trâu đang bị con người bắt cấy cày. Đợi trâu được nghỉ, hổ mới lân la ra hỏi:

- Sao trông anh to khỏe thế mà lại bị con người đánh đập vậy?

Trâu trả lời rằng:

- Đấy là do con người có trí khôn đấy anh ạ.

Hổ lấy làm lạ lắm, bèn hỏi lại:

- Trí khôn là gì thế hở anh? Nó trông như thế nào nhỉ?

Trâu đáp lại:

- Trí khôn thì là trí khôn chứ còn là gì? Nếu anh muốn biết rõ hơn hãy đi hỏi con người ấy.

Con hổ bèn tiến lại gần người nông dân và hỏi:

- Trí khôn của anh đâu, có thể cho tôi xem một chút được không?

Người nông dân bèn đáp ngay:

- Trí khôn của tôi để ở nhà mất rồi. Để tôi chạy về nhà lấy ra cho anh xem. Nếu anh cần, tôi sẽ cho anh một ít. À, anh hãy để tôi trói anh lại gốc cây, không kẻo lúc tôi về, anh lại ăn mất trâu của tôi mất.

Hổ gật gù đồng ý. Người nông dân trói hổ thật chặt xong, anh liền chất rơm xung quanh đó, châm lửa và quát lớn:

- Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!

Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra cười. Hàm răng trên của nó đập vào đá bèn gãy mất không còn một cái nào. Hổ đau đớn quằn quại. Lửa cháy làm đứt dây trói, hổ liền chạy nhanh vào rừng.

Sau khi đọc câu chuyện này, em đã biết lí do trâu không còn hàm răng ở trên và vì sao lưng hổ có rất nhiều vết vằn. Em cũng rất khâm phục tài trí của anh nông dân đã khiến con hổ sợ hãi, không còn dám bén mảng tới gần loài người nữa.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 10 2023 lúc 6:06

Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay, và ngày nay tinh thần đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm đó chính là tấm gương của anh Nguyễn Văn Nam ở Nghệ An đã hy sinh thân mình để cứu bốn bạn giữa dòng nước xoáy.

Không chỉ có gia đình em mà tất cả mọi người khi xem ti vi và đọc báo đều khâm phục trước tinh thần dũng cảm của anh Nguyễn Văn Nam, một học sinh lớp 12 tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, thêm vào đó là sự xót thương trước sự ra đi của anh.

Hôm đó là ngày 30/4 cả nước được nghỉ nhân kỉ niệm ngày “Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước” trong khi anh Nam đang đi bắt chim thì nghe thấy tiếng kêu thất thanh của một bạn ở gần bờ sông, anh vội chạy ra thì thấy những cánh tay đang chới với giữa dòng nước xoáy. Không chút do dự anh đã lao xuống dòng nước để cứu người, có tất cả bốn bạn, sau khi đưa được ba bạn vào bờ anh tiếp tục quay trở lại để cứu bạn cuối cùng, khi vào gần đến bờ do đã kiệt sức anh đã dùng hết sức đẩy mạnh bạn đó vào để ba bạn trên bờ kéo lên còn bản thân anh đã bị dòng nước cuốn trôi đi mất, thấy vậy các bạn vội đi gọi người cứu nhưng không kịp, và phải mất một thời gian sau đó, gia đình và lực lượng công an mới tìm thấy thi thể của anh. Những bức ảnh được đưa lên báo hay trên ti vi ta thấy được nỗi đau, sự mất mát hằn sâu trên khuôn mặt của gia đình anh Nam, tất cả mọi người đều đau xót và cảm động. Vẫn còn đó là ước mơ và hoài bão của anh với hy vọng thi đỗ vào một trường đại học, để làm rạng danh gia đình – bố mẹ và bà của anh vừa khóc vừa kể với các nhà báo, nhưng anh đã ra đi trong sự vinh quang với một hành động cao đẹp của mình để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè và tất cả mọi người.

Anh Nguyễn Văn Nam là một tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm, anh được nhà trường và Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại nơi anh theo học tuyên dương và khen thưởng về hành động của mình. Hành động của anh như một sự thức tỉnh đối với những ai có thái độ sống thờ ơ, vô cảm đối với những người xung quanh, chỉ biết lo cho bản thân mình.

Anh Nguyễn Văn Nam xứng đáng là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm để chúng ta học tập và noi theo, nó thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một đạo lý làm người mà mỗi chúng ta cần phải có.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 10 2023 lúc 16:09

1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,... 
2. 

1. Mở bài:

Tên truyện: Người ăn xin

Nhân vật: cậu bé và người ăn xi

2. Thân bài:

Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ

Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả

Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ

Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động

3. Kết bài:

Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.

Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.

Bình luận (0)
Hân Bảo
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 4 2022 lúc 21:11

Nguyên 1 câu chuyện em thêm mắm thêm muối vô nha ( suy nghĩ của e với mb kb á)

Vua Quang Trung đại phả quân Thanh

Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.

Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cà thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.

Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mất tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:

- Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.

- Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.

- Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.

Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trong phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sông trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó. không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kì Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, cả quân lương, khí giới.

Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi Quân Thanh bán súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp giồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đểu tử trận.

Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh dồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuôi thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.

Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiên vào Thăng Long giữa muôn tiêng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.

Bình luận (3)
Hân Bảo
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
13 tháng 4 2022 lúc 19:52

THAM KHẢO 

Tuần trước, trong giờ sinh hoạt lớp, cô em đã kể cho bọn em nghe rất nhiều những câu chuyện về những vị anh hùng và những danh nhân của nước ta. Nhưng trong số đó, em thích nhất là câu chuyện về Hai Bà Trưng.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc. Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.
Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

Bình luận (0)
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
13 tháng 4 2022 lúc 19:54

undefined

Bình luận (2)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 10 2023 lúc 18:14

Trong những năm của kháng chiến chống Pháp diễn ra vô cùng gay go, ác liệt thì anh hùng Vừ A Dính là con người được sinh ra tại Lai Châu và sống trong gia đình với cơ sở cách mạng có truyền thống yêu nước. B

ố của Anh là một cán bộ Việt Minh và bị thực dân pháp giam cầm sau đó thủ tiêu ở nhà tù ở năm 1949. Mẹ của A Dính là một trong những người tạo cơ sở kháng chiến của địa phương, bà từng bị bắt và đưa về giam tại đồn Bản Chăn do bị nghi ngờ tiếp tế Việt Minh.

Đây chính là nguồn động lực thúc đẩy về tinh thần cách mạng ngay từ khi Anh còn nhỏ. Từ năm Anh 13 tuổi, mặc dù còn ít tuổi nhưng anh đã tự chủ động xung phong làm liên lạc, tiếp tế nguồn lương thực cho nhân dân và các cán bộ cách mạng bị bao vây ở địa phương. Chính sự gan dạ, mưu trí và bản lĩnh kiên cường đã giúp anh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự liên lạc được thông suốt dù rơi vào tình huống nguy hiểm như thế nào.

Cuộc sống của anh vô cùng lạc quan và yêu đời, ý chí ham học hỏi bởi lúc nào anh cũng để cuốn sách trong áo để có thể tranh thủ học. Anh được các anh trong đơn vị hỏi sao A Dính đi và luồn rừng giỏi thế, Dính hồn nhiên trả lời “Từ nhỏ em trèo núi, đi nhanh đã quen chân rồi”.

Đến năm 1949, giặc Pháp đã huy động lực lượng quân lính tại các đồn ở khu vực để vây và tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo. Hôm đó, trời mù sương, Dính đã bí mật về để gặp mẹ, mang theo cả trăm viên đạn mẹ mới trao. Không may bị rơi đúng vào ổ phục kích của giặc. Bọn giặc đánh đập tàn bạo, dã man Vừ A Dính, bắt Anh khai ra nhưng anh không hề hé miệng kiên quyết giữ bí mật. Biết không thể thoát khỏi bàn tay của kẻ thù, anh đã trả lời vờ gật đầu: “Biết biết!” , sau đó Dính được đưa khiêng hết các ngọn núi để chỉ vị trí đóng quân bộ đội. Đến chiều tối thì Dính lại chỉ về nơi xuất phát ban đầu, phát hiện bị lừa chúng đã xả băng đạn vào Vừ A Dính và treo xác lên cây đào cổ thụ. Vừ A Dính đã bị hi sinh vào chiều tối của ngày 15/6/1949, anh đã ra đi khi chưa tròn 15 tuổi.

Vừ A Dính đã hi sinh không một chút run sợ, mặc dù Anh đã không còn có thể tiếp tục thực hiện cách mạng nhưng với khí phách vô cùng kiên cường, bất khuất vẫn luôn thắp sáng cả núi rừng Tây Bắc. Con người ở nơi đây luôn tự hào kể về tấm gương của cậu bé người Mông.

Ngày nay, Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Liên đội, Chi đội, nhà trường. Ngoài ra, qua truyện “Vừ A Dính” đã được nhà văn Tô Hoài ghi lại tấm gương đó. Cùng với đó là ca khúc “ Vừ A Dính – Người thiếu niên Anh hùng” và “ Vừ A Dính bất tử” luôn được hát ngân vang tại các buổi sinh hoạt của Đội.

Ở tuổi 15, Vừ A dính đã tự nguyện hi sinh về sự tự do của dân tộc, lấy lại cuộc sống hòa bình như ngày nay. Khi đọc bài viết này chúng ta hãy tự hỏi bản thân đã làm được gì cho quê hương đất nước. Vì vậy, dù cho ở độ tuổi nhỏ hay lớn thì mỗi chúng ta cần phải có ước mơ, hoài bão cùng lý tưởng cao đẹp, từ đó cần ra sức, chăm chỉ học tập, có trách nhiệm, đóng góp một công sức nhỏ vào sự phát triển của đất nước.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 10 2023 lúc 17:43

Trong những câu chuyện em đọc được về những nhân vật là các con vật gần gũi với trẻ em, em thích nhất là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.

Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chọn con vật chạy nhanh nhất.

Ngựa Con thích thú lắm. Chú tin chắc sẽ giành vòng nguyệt quế. Chú mơ màng nghĩ đến lúc đứng trước mọi người, tay nâng chiếc cúp vô địch trong sự hân hoan, tán thưởng ...Chú sửa soạn bộ dáng không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài mượt mà được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch..

Ngựa Cha thấy thế, bảo:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng!

Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm cỏ. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

Tiếng hô “bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rùng rùng chuyển động. Vòng thứ nhất...Vòng thứ hai.. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Cai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú tập tễnh và cuối cùng dừng lại hẳn. Nhìn bạn bè lần lượt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Đồng thời qua câu chuyện trên em rút ra được được bài học: trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, luôn cần có sự chuẩn bị kĩ càng.

Bình luận (0)