Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
27. Bùi Trường Phát
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
11 tháng 12 2021 lúc 15:45

Bn có thể tham khảo ở trên mạng đấy 

27. Bùi Trường Phát
11 tháng 12 2021 lúc 15:48

mik đag cần gấp

Vương Hương Giang
11 tháng 12 2021 lúc 16:02

Mẫu 1

Bài thơ Hoa Bìm của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu là một áng thơ rất đẹp. Bài thơ được viết bởi thể thơ lục bát dân dã quen thuộc. Trong đó, nhà thơ sử dụng những hình ảnh hết sức mộc mạc và gần gũi. Đó là những chi tiết nhỏ bé, bình dị đến mức dễ bị bỏ qua. Nhưng chính sự tinh tế của nhà thơ, đã giúp ông tái hiện lại tất cả trong tác phẩm Hoa Bìm, từ đó tạo nên một bức tranh làng quê thân thương trong kí ức. Trong bức tranh ấy, có bờ giậu với những đóa hoa bìm tim tím, có con chuồn chuồn ớt, có cây hồng trĩu quả, có con nhện giăng tơ, có con cào cào, con dế mèn, con đom đóm. Xa xa, có cả con thuyền giấy trôi chập chờn trên dòng sông nước đục. Và mơ màng những trưa hè oi ả, ngồi lim dim trong khu vườn rộng lớn. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp bình yên của những làng quê nông thôn Việt Nam. Với lời thơ mộc mạc, không hoa mĩ, cầu kì, tác giả Đức Mậu đã thành công khắc họa vẻ đẹp trong sáng, gần gũi của quê hương trong kí ức tuổi thơ của mình.

ngọc nguyễn
Xem chi tiết
ngọc nguyễn
20 tháng 3 2023 lúc 19:03

ai giúp mình vớikhocroi

Lê Hoàng Bảo Ngọc
24 tháng 10 lúc 19:58

Gxu

Ăôtft

Hhc

Phan Trần Bảo  Châu
Xem chi tiết
Phạm Thị Hồng Hạnh
2 tháng 8 2020 lúc 16:08

Nhắc đến nước Nga, chúng ta nhớ ngay đến thủ đô Moscow với những hàng bạch dương “sương trắng nắng tràn”. Nhắc đến Nhật Bản, ta lại nghĩ tới thành phố Tokyo tràn ngập hoa anh đào. Còn với dải đất hình chữ S, có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và mảnh đất Việt.

“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
(“Tre Việt Nam”- Nguyễn Duy)

Chẳng biết tre có từ bao giờ mà trong những câu thơ, Nguyễn Duy cũng không thể biết được. Chỉ biết: từ thuở xa xưa, cùng với làng bản, xóm thôn, cùng với cuộc sống con người Việt, tre đã xuất hiện rồi. Ở trên khắp những vùng quê Việt Nam, không khó để có thể bắt gặp và quan sát những dãy tre làng.

Tre là loại thân rỗng, chia thành nhiều đốt, cùng họ với nứa, trúc, mai, vầu, … Tre mang dáng thẳng, vươn cao từ 10-18 m. Ngọn tre cong vút, lá tre mỏng và sắc, gân lá song song như lá lúa, màu xanh đậm. Tre thường sống ở nơi đất đai khô cằn, kém màu mỡ với chiếc rễ tre- loại rễ chùm, cứng, ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng tối đa đi nuôi cây. Chính vì vậy, trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Duy còn viết:

“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
(“Tre Việt Nam”)

Dưới gốc tre còn có những lớp măng non nhọn hoắt, được bao bởi những lớp bẹ dày, cứng ở ngoài. Tre mới mọc, mọc thành từng khóm, từng lũy xếp sát với nhau. Có phải vì “thương nhau” mà “tre chẳng ở riêng” như Nguyễn Du nói không?

Tre trên khắp đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu phân theo ba loại chính.

Loại đầu tiên là những tre xanh được trồng nhiều ở các làng quê, dáng thẳng, vươn cao cho bóng mát. Tre đằng ngà là loại tre có thân màu vàng óng. Truyền thuyết kể lại rằng: ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa làm cháy những bụi tre để lại màu ngả vàng như thế. Còn tre gai là loại tre nhỏ, thân thấp, có nhiều gai rất thuận tiện dùng để làm hàng rào, hàng dậu.

Cây tre từ lâu đã trở nên gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, tre dùng để làm nhà cửa, làm giường, làm bàn ghế. Ngay cả những chiếc rổ rá cũng được làm rất rỉ mỉ và tinh tế bằng tre. Ngày nay, tre còn dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như những chiếc giỏ, chiếc nàn hay những bộ bàn ghế đầy tinh xảo.

Trong lao động, tre dùng làm chiếc cối xay thóc để làm ra những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần. Đúng như nhà văn Thép Mới đã viết: “Cối xay tre nặng nề quay, Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” Tre làm thành cán cày, cán cuốc của cha, là đòn gánh theo mẹ vào mỗi buổi đi chợ. Trong chiến đấu, gậy che, chông tre chính là vũ khí đặc biệt để chống quân thù; “Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Tre đi vào không gian sinh hoạt, cùng con người chiến đấu và chiến thắng oanh liệt mà còn đi vào lịch sử với những câu chuyện li kì của bà và của mẹ. Trong truyền thuyết, khi gậy sắt bị gãy, Thành Gióng đã nhỏ tre để quét sạch lũ giặc Ân độc ác ra khỏi bờ cõi. Rồi năm 938, cũng chính nhưng cây tre ấy, đều được dùng làm cọc đánh xuống lòng sông Bạch Đằng khiến cho quân Nam Hán tan tác.

Sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, tre lại trở về với cuộc sống đời thường, cùng vui buồn sinh hoạt với mọi người. Những điếu cày tre từ bao giờ chính là niềm vui của những cụ già, là niềm vui của đám trẻ với những que truyền bằng tre. Và tất nhiên không thể thiếu được những chiếc sáo diều vi vu trên bầu trời những đêm hè của lũ trẻ nghịch ngợm trong làng, những chiếc nôi tre đưa em thơ vào giấc ngủ êm đềm.

Không chỉ có những công dụng và lợi ích trong cuộc sống sinh hoạt, tre còn mang rất nhiều ý nghĩa riêng. Từ lâu, tre đã gắn bó với con người đời đời kiếp kiếp: từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi trở về với đất mẹ trên những chiếc chõng tre; tre vẫn luôn bên người. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tre đã cùng con người lao động dựng xây, chiến đấu và sản xuất. Vì thế tre chính là biểu tượng cho người Việt Nam cần cù chịu khó, kiên cường, bất khuất.

Những búp măng non còn là biểu tượng cho thiếu niên nhi đồng đầy sức sống vươn lên. Rồi tự bao gờ, tre đã bước vào những câu thơ, lời hát của những nghệ sĩ để rồi trở thành những câu ca bất hủ. Tre đi vào những bức họa đồng quê, chỉ lặng lẽ đứng một góc nhưng lại cho ta cảm giác yên bình, tĩnh tâm và hạnh phúc. Vì vậy, dù có nơi đâu, lúc nào đi chăng nữa, chỉ cần nơi đâu có những rặng tre, những búp măng xanh thì đều có tâm hồn và vẻ đẹp, nhân cách Việt.

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc giường tre, chõng tre đã dần bị thay thế bởi những thiết bị hiện đại, những lũy tre nơi làng quê cũng thưa thớt dần. Nhưng sẽ có một điều mãi mãi không thay đổi: vẻ đẹp và những giá trị tâm hồn cao quý của con người, mảnh đất này.

Khách vãng lai đã xóa
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Nhan đề “Tràng giang” với vần “ang” ở hai tiếng gợi ra không gian bất tận, mênh mông cả về chiều dài và chiều rộng của con sông. Vần “ang” kéo dài vô tận như nỗi niềm sầu muộn, suy tư của Huy Cận khi đứng trước sự mênh mông, vô định của dòng sông.

⇒ Nhan đề “Tràng giang” không chỉ góp phần hé mở nội dung bài thơ mà tràng giang còn chứa đựng được bao tâm sự, nỗi niềm thầm kín của Huy Cận về cuộc đời thế sự.

Hoàng Hà Vy
Xem chi tiết
Trần Thị Mai Trang
Xem chi tiết
hue ngoc pham
Xem chi tiết
Đinh Quang Triển
Xem chi tiết
vũ trường anh
Xem chi tiết
vũ trường anh
13 tháng 10 2021 lúc 19:58

- Bài tập phần Luyện tập : Mục C.2 ( SHD / Trang 49,50)

- Bài tập Vận dụng :    

 

Bài 1:   Đặt câu có dùng 3 trợ từ: “ chính, đích, ngay, ” và nêu t/ dụng của việc dùng 3 trợ từ đó.                                        

Bài 2 :  Viết lại 1 -> 2 câu văn có sử dụng trợ từ trong văn bản " Tôi đi học"  (Thanh Tịnh)

vũ trường anh
13 tháng 10 2021 lúc 20:00

giúp em vs ạ