Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Gia Bao Dang Nguyen
Xem chi tiết

  Các di sản văn hóa hiện nay có một số thứ đã bị xuống cấp trầm trọng,một phần cũng là do người dân quanh đó chưa có ý thức bảo tồn.Là một học sinh em đã biết về tình trạng này thông qua sách vở,em mong sao mọi người sẽ có ý thức hơn.Mọi người có thể chung tay bảo vệ các di sản văn hóa bằng cách tuyên truyền,nếu được cấp phép có thể tu bổ lại những công trình đã cũ hoặc hư hỏng.Nếu như mỗi người chúng ta ai cũng có ý thức bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản này thì các di sản sẽ không bao giờ bị hư hỏng,các cơ quan chức năng cũng nên vào cuộc mạnh mẽ hơn và sử phạt nặng tay hơn với các hành vi,vi phạm.

Anna
3 tháng 4 2022 lúc 19:03

Trong cuộc sống của chúng ta thì di sản văn hóa là một di tích cũng như lịch sử bao đời nay của ông cha ta để lại nó không những là văn hóa truyền thống mà còn là niềm tin niềm tự hào của ông cha ta đã bỏ ra biết bao nhiêu là sương máu để bảo vệ cho đất nước và nhân dân.Bảo vệ di sản là trách nhiệm chung của nhân dân cũng như nhà nước vì nó mang tính chất lịch sử bao đời nay của dân tộc ta.Bên cạnh những người biết bảo vệ cho di sản văn hóa đất nước thì cũng không ít người muốn phá hoại hoặc lấy làm của riêng,làm lợi nhuận cho bản thân họ.Để điều đó không xảy ra thì mỗi người dân cần phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn.Có như vậy thì di sản văn hóa của chúng ta sẽ không bị hư hại.Bản thân em là một người học sinh trên ghế nhà trường cần phải biết quý trọng cũng như không làm tổn hại tài sản văn hóa của quốc gia.Đồng thời phải cố gắng hơn trong học tập.Để sau này có thể giúp ích cho đất nước giàu mạnh và sánh vai với các cường quốc năm châu.

 

      
Nguyễn Mai Trang
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
12 tháng 4 2022 lúc 19:27

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại

Nguyen huy
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
16 tháng 4 2022 lúc 21:21

1.Thế nào là di sản văn hóa?

-Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.

2. Thế nào là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể?  Kể tên 4 di sản văn hóa vật thể và 4 di sản văn hóa phi vật thể.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

VD:

-Nhã nhạc cung đình Huế ...

-Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. ...

-Dân ca quan họ Bắc Ninh. ...

-Ca trù ...

Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

VD:

-Di sản văn hóa vật thể: Quần thể di tích cố đô Huế

-Di sản văn hóa vật thể: Khu đền tháp Mỹ Sơn.

-Di sản văn hóa vật thể: Phố cổ Hội An

.-Di sản văn hóa vật thể: Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

3. Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa

-.Di sản văn hoá phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu toàn dân. 1. Mọi di sản văn hoá trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị.

4.Là HS em cần phải làm gì để bảo vệ di sản văn hóa?

-Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:

+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ tham gia các lễ hội truyền thống.

chúc bạn học tốt nha.

1. Di sản văn hoá là những di sản, hiện vật mang tính chất lịch sử, mang ý nghĩa về tín ngưỡng, tâm linh của dân tộc Việt Nam. Có ý nghĩa ảnh hưởng rất lớn đối với lịch sử dân tộc, nhân loại,...

2. -Di sản văn hoá phi vật thể là những di sản không phải là hiện vật, ta không thể chạm tới chúng. Chúng thường chỉ mang ý nghĩa về tinh thần và tín ngưỡng,..

-Di sản vật thể là những di sản ta chạm tới được, ta có thể nhìn thấy chúng, chúng luôn hiện hữu trước mắt ta như một minh chứng tồn tại với lịch sử rõ ràng nhất,...

Phi vật thể:

-Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

-Ca trù

-Hát xoan

-Dân ca quan họ Bắc Ninh

Di sản vật thể:

-Phố cổ Hội An

-Vịnh Hạ Long

-Phong nha kẻ bàng

-Thành nhà Hồ

3. Quy định:

-Không cá nhân tổ chức nào có quyền mua bán, trao đổi các di sản

-Không ai được phép phá hoại các di sản

-Một vài di sản quá cũ phải được phục chế lại và treo biểm cấm chạm vào

.............

4. Em phải:

-Tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức hơn

-Không tự ý chạm vào các di sản

-Có ý thức giữ gìn

-Hiểu biết rõ quy định khi tham quan

-Thường xuyên đọc và học các quy định khi xem hiện vật

................

Tokito Nezuko
16 tháng 4 2022 lúc 21:26

-Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.

2

-Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

VD : Vịnh Ha Long , Hòn Yến , Chùa Một Cột , đền Hùng ,..

- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn

vd : Nhã nhạc cung đình Huế , dan ca quan họ Bắc Ninh , không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên , ca trù ,..

3

-- Cấm chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa

- Cấm hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản

- Cấm xây dựng lấn chiếm, đào bới đất thuộc di sản văn hóa

- Cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các di vật, cổ vật

- Cấm lợi dụng di sản để làm những việc trái pháp luật

4

- một học sinhđể bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau: 

giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương. + tham gia các lễ hội truyền thống...mong bạn vote
RuiSayBye
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Đức
Xem chi tiết
Thi Anh
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
16 tháng 4 2022 lúc 19:37

      Người Việt từ xưa đã có các nét văn hóa vẫn được giữ gìn cho đến tận ngày này như tục ăn trầu , tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên , các lễ hội,...Vậy nếu chúng ta muốn bảo vệ ,phát triển những di sản văn hóa này thì chúng ta phải làm gì? Theo em ,chúng ta nên  Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa. Tổ chức tuyên truyền về giá trị và sự cần thiết phải giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa.Không nên phá hủy các di sản văn hóa dân tộc này.Và hãy đưa những nét văn hóa dân tộc này lan truyền trên thế giới để nhiều người biết đến nét văn hóa của dân tộc ta.Nếu chúng ta giữ gìn văn hóa dân tộc thì đó cũng là chúng ta đang thể hiện lòng tôn trọng với tổ tiên chúng ta.

Meri
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
16 tháng 3 2022 lúc 8:03

Tham Khảo 

 

Ví dụ di sản văn hóa Vịnh Hạ Long:

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

Ng Ngann
16 tháng 3 2022 lúc 8:27

Ở địa phương em , theo em được biết di sản văn hoá tại địa phương em là Chử Đồng Tử và Tiền Dung  , là một di sản quốc gia nổi tiếng tại tỉnh Hưng Yên . Nơi đây , gắn liền với nhiều ý nghĩa và công ơn của Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Con người bắt đầu lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn . Cũng vì vậy , để thể hiện được lòng biết ơn , em đã góp phần giữ gìn , bảo vệ di sản văn hoá : 

- Lau dọn vệ sinh .

- Quét dọn nơi di sản văn hoá.

- Tuyên truyền cũng người dân , để bảo vệ và giữ gìn khu di sản văn hoá.

- Nghiêm túc thực hiện .

 

kodo sinichi
16 tháng 3 2022 lúc 10:56

Tham Khảo 

 

Ví dụ di sản văn hóa Vịnh Hạ Long:

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

Tâm Nguyễn
Xem chi tiết
Tâm Nguyễn
21 tháng 3 2022 lúc 9:13

giúp mình nay mình thi nè :(

Sun Trần
21 tháng 3 2022 lúc 9:59

`a.`

4 di sản văn hóa thuộc văn hóa phi vật thể ở tỉnh Gia Lai mà em biết là:

- Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

- Hơ-mon ( Sử thi ) của người Ba Na

- Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui- *Mình biết mỗi 3 cái thoi à, cái 4 bn tự tìm nke:( *

4 di sản văn vật thể ở Gia Lai mà em biết là: 

* Cài này mình cx k píc, xl pạn -.-''*

`b.` Để bảo vệ và phát huy các loại hình di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể ở Gia Lai, em sẽ:

- Tham gia, vẽ tranh,.... các sự kiện có chủ đề bảo vệ và phát huy các văn hóa vật thể và phi vật thể ở Gia Lai

- Tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể

- Quảng bá văn hóa ở địa phương em cho các địa phương khác

- Tích cực bảo vệ các văn hóa, không để người xấu làm xấu văn hóa

-..... 

a) 3 di sản văn hoá phi vật thể ở Gia Lai đó là:

-Sử thi Bahnar 

- Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui.

-Không gian văn hoá cồng chiêng

(Hình như Gia Lai mới được 3 di sản thôi bạn, trên các kênh thông tin đại chúng cũng không nói gì về các di sản khác!)

 

b)

-Em sẽ luôn trân trọng, đề cao giá trị của các di sản đó

-Giới thiệu với bạn bè, họ hàng ở những nơi khác về các di sản ở địa phương mình để họ biết và thấy được hết vẻ đẹp của chúng

-Giới thiệu với bạn bè quốc tế qua thư từ, mạng xã hội về những gì địa phương mình đã đạt được

-Dù đi đâu cũng luôn nhớ và tự hào về địa phương mình. Nơi có nhiều tín ngưỡng, văn hoá đặc sắc,..

-Bảo vệ và giữ gìn các di tích, không có các hành vi phá hoại

...........................

Cậu nhóc Vịt
Xem chi tiết
NGUYỄN QUỐC KHÁNH
14 tháng 3 2019 lúc 22:40

Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, thuộc đất Phong Châu, vốn là đất đế đô của Nhà nước Văn Lang. Trong tâm thức dân tộc, vùng đất này được coi là vùng đất Tổ, là cái nôi và cội nguồn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Trong khu vực đền Hùng có 4 ngôi đền, 1 ngôi chùa, 1 lăng và một số hạng mục kiến trúc khác, được xây dựng hài hoà với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi khí thiêng của non sông hội tụ.

Cổng đền: được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh vào năm Khải Định thứ 2 (1917), dạng vòm cuốn, cao 8,5m, gồm 2 tầng, 8 mái... Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Mặt trước của cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hình hổ phù. Đền Hạ: được xây dựng lại trên nền cũ, vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII, kiểu chữ “nhị”, gồm tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m, kiến trúc đơn sơ, kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí, mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn.

Ngay chân đền Hạ là nhà bia, với kiến trúc hình lục giác, xây dựng năm 1917, trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia hiện nay đặt một bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm đền Hùng ngày 19/9/1954:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước,

    Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Chùa Thiên Quang: được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các toà Tiền đường (5 gian), Thiêu hương (2 gian), Tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau. Các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lợp ngói mũi, có đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo lối Đại thừa. Trước sân chùa có 2 tháp sư, hình trụ, 4 tầng; trên nóc đắp hình hoa sen; lòng tháp xây rỗng; cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Chùa còn có một gác chuông, được xây dựng vào thế kỷ XVII, gồm 3 gian, 2 tầng mái, 4 vì kèo kiểu chồng rường kết hợp với bẩy kẻ. Các bẩy, kẻ hầu như để trơn, không chạm trổ. Quả chuông treo trên gác không ghi niên đại đúc chuông mà chỉ ghi: “Đại Việt quốc, Sơn Tây đạo, Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”.

Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu): nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian, quay về hướng Nam, dài 7,2m, rộng 3,7m; mái hiên cao 1,8m. Bộ vì kiểu kèo cầu quá giang gối vào tường, phía trước mở 3 cửa.

Đền Thượng: các công trình của đền được xây dựng qua ba cấp khác nhau: phía trước là bức nghi môn lớn, nhà chuông trống, tiền tế, đại bái và hậu cung. Bên phía tay trái đền có một cột đá thề, hình vuông, cao 1,3m, rộng 0,3m. Năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo di tích, làm bệ cho cột đá thề như hiện nay.

Lăng Hùng Vương: tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía Đông của đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái; tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng trong tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”; mái đắp giả ngói ống cổ; diềm 3 phía đều đắp mặt hổ phù; ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật, dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1,0m. Phía trong lăng còn có bia đá ghi: biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

Đền Giếng: tên chữ là Ngọc Tỉnh, nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, được xây dựng vào thế kỷ XVIII, quay hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ Công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái với hậu cung.

Cổng đền Giếng được xây vào thời Nguyễn, theo kiểu kiến trúc 2 tầng, 8 mái. Ở giữa tầng dưới có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ, trên đắp nghê chầu. Trên cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” (ngôi nhà nhỏ trong núi).

Đền Tổ mẫu Âu Cơ: được khởi dựng trên đỉnh Ốc sơn (thường gọi là núi Vặn) vào năm 2001, khánh thành tháng 12 năm 2004. Các hạng mục kiến trúc gồm: đền chính, tả, hữu vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan, nhà tiếp khách và hệ thống sân, vườn. Kiến trúc đền theo lối cổ, với cột, xà, hoành, rui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch. Đền chính kiểu chữ đinh, có diện tích 137m2.

Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá.

Đền thờ Lạc Long Quân: khởi công xây dựng năm 2007, tại đồi Sim, với tổng diện tích đất sử dụng là 13,79ha, khánh thành năm 2009, gồm các hạng mục: nghi môn, trụ biểu, nhà bia, đền chính (gồm tiền tế, đại bái, hậu cung), tả, hữu vu. Trong đền đặt tượng Lạc Long Quân, đúc bằng đồng, bệ tượng, lư hương được tạc bằng đá khối, họa tiết trang trí tinh xảo.

Đền Hùng là nơi hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và lễ hội đền Hùng là thể hiện hết sứuc cụ thể, sinh động và thiêng liêng truyền thống cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam; đặc biệt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vừa qua đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử đền Hùng là di tích quốc gia đặc biệt