Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 11 2023 lúc 18:18

STT

Nội dung giả thuyết

 

Phương án kiểm chứng giả thuyết

1

Mỗi năm cây sẽ tạo thêm một phần gỗ ở vòng ngoài.

Đếm số vòng gỗ và so với tuổi thực tế của cây (Tính từ khi bắt đầu gieo trồng).

2

Bấm ngọn giúp kích thích cây tạo nhiều chồi.

Trồng 2 chậu cây đậu xanh cùng độ tuổi, chậu 1 để nguyên ngọn, chậu 2 bấm ngọn; tưới nước và bón phân đầy đủ cho mỗi chậu. Quan sát sự khác nhau sau 1 – 2 tuần.

3

Tỉa cành giúp kích thích mầm mới tăng trưởng, định hình tán cây, hạn chế sâu hại.

Trồng 2 chậu cây đậu xanh cùng độ tuổi, chậu 1 để nguyên cành, chậu 2 tỉa bớt cành non, cành yếu; tưới nước và bón phân đầy đủ cho mỗi chậu. Quan sát sự khác nhau sau 2 - 3 tuần.

4

Hormone kích thích sinh trưởng có tác dụng kích thích ra rễ/ tăng chiều cao/ kích thích ra lá,...

Trồng 3 chậu cây đậu xanh cùng độ tuổi, chậu 1 chỉ tưới nước và bón phân, chậu 2 và 3 bổ sung thêm dung dịch GA 3 với nồng độ khác nhau. Quan sát và so sánh sự khác nhau của 3 chậu cây.

5

Nòng nọc đã trải qua quá trình biến thái để trở thành ếch trưởng thành.

Quan sát video về quá trình phát triển của ếch.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 11 2023 lúc 11:13

STT

Nội dung giả thuyết

 

 

Phương án kiểm chứng giả thuyết

1

Rễ cây đã hút nước.

Lấy hai cốc thủy tinh chứa lượng nước bằng nhau, một cốc có cắm cây, một cốc không có cây. Quan sát và nhận biết.

2

Nước được vận chuyển từ thân lên cánh hoa.

Chuẩn bị hai cốc thủy tinh, đổ nước đẩy hai cốc. Nhỏ thêm mực màu vào một trong hai cốc; mỗi cốc cắm một cành hoa trắng. Quan sát màu sắc cánh hoa, lát cắt ngang thân cây và nhận xét.

3

Quan sát được thành phần cấu tạo của khí khổng bằng kính hiển vi.

Dùng kim mũi mác tách biểu bì dưới của lá (lá mồng tơi, lẻ bạn,…). Đặt mẫu lên lam kính và nhỏ một giọt nước; đậy lamen lên trên lớp biểu bì. Quan sát cấu tạo của khí khổng.

4

Lá cây thoát hơi nước.

Chuẩn bị hai chậu cây có cùng độ tuổi và kích cỡ bằng nhau. Chậu 1 cắt bỏ hết lá, chỉ còn lại rễ, thân, cành; chậu 2 để nguyên. Dùng túi nylon trắng có kích thước phù hợp trùm lên hai cây ở hai chậu. Quan sát và nhận xét.

5

Cần tưới cây hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho cây.

Chuẩn bị 3 cây có cùng độ tuổi, trồng trong 3 chậu không thủng lỗ ở đáy, lượng đất trồng và chế độ bón phân giống nhau. Hằng ngà,y tưới nước cho 3 chậu theo yêu cầu: 1 chậu tưới thiếu nước, 1 chậu tưới hợp lí và 1 chậu tới thừa nước. Sau 1 tuần, quan sát và nhận xét.

6

Có thể trồng cây không cần đất theo các phương pháp thủy canh hoặc khí canh.

Chuẩn bị thùng xốp có nắp, trên nắp khoét các lỗ tròn để có thể đặt khít cốc nhựa vào lỗ. Trên thành và đáy của cốc nhựa có các lỗ thủng; cho giá thể (xơ dừa) vào trong các cốc.

Cho vào thùng dung dịch dinh dưỡng trồng thủy canh (có mực nước ngang ½ chiều cao của cốc). Gieo hạt giống vào các cốc. Đặt cốc vào nắp đậy thùng xốp sao cho mực nước ngang ½ chiều cao cốc và làm ướt giá thể thường xuyên. Theo dõi sự nảy mầm.

Đặt thùng cây ở nơi có đủ ánh sáng. Sau 1 tuần, quan sát và nhận xét sự sinh trưởng của các cây trồng.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 11 2023 lúc 11:27

STT

Nội dung giả thuyết

Phương án kiểm chứng giả thuyết

1

Quá trình hô hấp ở thực vật có tỏa nhiệt.

Đo nhiệt độ môi trường chứa hạt đang nảy mầm (có cường độ hô hấp mạnh).

2

Quá trình hô hấp cần sử dụng khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

Dùng cây nến đang cháy cho vào môi trường chứa hạt đang nảy mầm (có cường độ hô hấp mạnh) để kiểm tra hô hấp có sử dụng khí oxygen.

Dẫn khí từ môi trường chứa hạt đang nảy mầm (có cường độ hô hấp mạnh) vào cốc nước vôi trong để kiểm tra hô hấp có thải ra khí oxygen.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 11 2023 lúc 17:06

STT

Nội dung giả thuyết

 

Phương án kiểm chứng giả thuyết

1

Ánh sáng mặt trời làm cho thân cây sinh trưởng về phía có ánh sáng.

Đặt chậu cây vào thùng carton có khoét lỗ để ánh sáng xuyên qua.

2

Thân cây có hướng trọng lực âm.

Đặt hạt đậu đã nảy mầm vào ống nhựa có bông gòn ẩm và treo ống nắm ngang. Quan sát sau 3 – 4 ngày.

3

Rễ cây có tính hướng nước.

Dùng 2 chậu cây con, chậu 1 tưới đều nước xung quanh gốc cây, chậu 2 không tưới nước mà đặt một cốc nhựa chứa nước đã được đục lỗ vào một bên chậu. Quan sát kết quả sau 5 – 7 ngày.

4

Hiện tượng khép lá khi va chạm là tính ứng động của thực vật.

Chuẩn bị một chậu cây trinh nữ, dùng ngón tay chạm nhẹ vào lá cây. Quan sát phản ứng của lá ngay sau khi chạm vào và sau 5 phút.

5

Cây bầu, bí có tính hướng tiếp xúc.

Quan sát tính hướng tiếp xúc của các cây thân leo thông qua mẫu vật thật hoặc phim ảnh.

Minh Lệ
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
18 tháng 8 2023 lúc 15:03

Tham khảo:

* Mục đích:

Kiểm chứng tác dụng mạnh hay yếu của dòng diện.

* Dụng cụ:

– Pin (1), các dây nối (2) và khoá K (3).

– Biến trở (là điện trở có giá trị có thể thay đổi được) (4).

– Ampe kế (5).

– Bóng đèn sợi đốt (6).

Dựa vào bộ dụng cụ trong Hình 16.2, em hãy đề xuất phương án thí nghiệm khác

* Tiến hành thí nghiệm

Bước 1: Bố trí thí nghiệm như sơ đồ trong Hình 16.3.

Bước 2: Đóng khoá K, điều chỉnh biến trở. Ứng với mỗi giá trị của biến trở, ghi nhận giá trị cường độ dòng điện được đo bởi ampe kế và nhận xét về độ sáng của bóng đèn.

* Báo cáo kết quả thí nghiệm:

Nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và số chỉ của ampe kế khi thay đổi giá trị của biến trở.

minh thao tran
Xem chi tiết
Edogawa Conan
10 tháng 9 2021 lúc 20:31

a,\(n_{CuO}=\dfrac{16}{80}=0,2\left(mol\right)\)

PTHH: CuO + H2 ---to→ Cu + H2O

Mol:     0,2                           0,2

b,mCu = 0,2.64 = 12,8 (g)

Buddy
10 tháng 9 2021 lúc 20:33

undefined

anh nguyễn phương
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
17 tháng 11 2018 lúc 17:05

Tính chất vật lý chung của kim loại có được là do trong cấu tạo mạng tinh thể kim loại có các electron tự do chuyển động trong mạng tinh thể kim loại.

Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
4 tháng 4 2018 lúc 13:30

Thay đổi hướng của tia tới, quan sát tia khúc xạ, độ lớn góc tới, góc khúc xạ.