Tổng số hạt trong nguyên tố X là 58 trong đó số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 18
Bài 1. Nguyên tử của nguyên tố hoá học X có tổng các hạt proton, electron, nơtron bằng 58, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt.
a) Xác định nguyên tố X.
b) Tính tổng số hạt mang điện có trong 2,4 mol nguyên tử X.
a) Dựa vào giả thiết của đề tổng số hạt cơ bản của 1 nguyên tử nguyên tố X là 58 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 ta sẽ có hpt:
\(\left\{{}\begin{matrix}2P+N=58\\2P-N=18\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z=E=P=19\\N=20\end{matrix}\right.\)
=> Với Z=19 thì nguyên tố X là Kali (Z(K)=19)
b) Số hạt mang điện có trong 2,4 mol nguyên tử K:
\(2,4.6.10^{23}.\dfrac{38}{58}=9,434.10^{23}\left(hạt\right)\)
Bài toán tổng số hạt 1. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 58. Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Tính số hạt proton, electron, số khối. 2. Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt là 82 , số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố R. Các em lập 2 phương trình tìm P, N; sau đó tìm A, Z rồi viết kí hiệu công thức số 3 3. Viết kí hiệu của nguyên tử X theo các trường hợp sau: a) Có 15e và 15n. b) Có tổng số hạt là 40, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.
Cho nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản là 58 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. Tìm số hạt proton, nơtron, electron có trong nguyên tử B
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=58\\p=e\\p+e-n=18\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2n=40\\2p+n=58\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=19\\n=20\end{matrix}\right.\)
Nguyên tử của nguyên tố A có số tổng các loại hạt nguyên tử là 58. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện 18 hạt .xác định e , p, n
tổng các loại hạt nguyên tử là 58 nên ta có:
2p+n=58 (1)
mà hạt mang điện nhiều hơn hạt ko mang điện là 18 =>
2p-n=18 (2)
từ (1,2) => ta có hệ pt
=> p=e=19
n=20
Bài 1: Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng các hạt proton, electron, notron bằng 58, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. Xác định tên của nguyên tố X.
Theo đề ta có: số e+số p+số n=58
Mà số e=số p nên: 2.(số e)+số n=58 (1)
Ta lại có số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điên là 18 hạt nên:
số e-số n=18 (2)
Công 2 vế (1) và (2) ta được:
3.(số e)=76
=>số e = số p =76:3 gần =25
=>X là Mn
Hình như là vậy tại quên òi
Bài 1: Nguyên tử của 1 nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Tính số hạt từng loại
Bài 2: Nguyên tử của 1 nguyên tố Y có tổng số hạt là 58. Trong đó số hạt proton ít hơn số hạt notron là 1 hạt. Tính số hạt từng loại
Bài 3: Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại.
Gọi số hạt proton = Số hạt electron = p
Gọi số hạt notron = n
Hạt mang điện là proton, electron
Hạt không mang điện là notron
Bài 1 :
Ta có :
$2p + n = 40$ và $2p - n = 12$
Suy ra p = 13 ; n = 14
Bài 2 :
Ta có :
$2p + n = 58$ và $n - p = 1$
Suy ra p = 19 ; n = 20
Bài 3 :
Ta có :
$2p + n = 48$ và $2p = 2n$
Suy ra p = n = 16
Nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 12. Nguyên tố Y có tổng số hạt nguyên tử là 52. Số hạt mang điện nhiều hơn hạt mang điện trong X là 8. xác định Ct hợp chất gồm hai nguyên tố x và y
Do nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 40
=> 2pX + nX = 40 (1)
Do nguyên tử X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt
=> 2pX - nX = 12 (2)
(1)(2) => \(\left\{{}\begin{matrix}e_X=p_X=13\\n_X=14\end{matrix}\right.\) => X là Al
Nguyên tử X có số hạt mang điện là 13 + 13 = 26 (hạt)
=> Nguyên tử Y có số hạt mang điện là 26 + 8 = 34 (hạt)
=> eY = pY = 17 (hạt)
=> Y là Cl
CTHH hợp chất 2 nguyên tố X, Y có dạng AlxCly
Có: \(Al^{III}_xCl^I_y\)
=> Theo quy tắc hóa trị, ta có: x.III = y.I
=> \(\dfrac{x}{y}=\dfrac{I}{III}=\dfrac{1}{3}\)
=> CTHH: AlCl3
ta có : số hạt mạng điện tích ở X nhiều hơn số hạt ko mạng điện tích là 12
=> p+e-n = 12
<=> 2p-n=12 (p=e)
<=> n = 2p - 12 (1)
mà tổng số hạt ở X là 40
=> 2p+n=40 (2)
thay (1)vào (2) ta đc
2p+2p-12 = 40
<=> 4p = 52
<=> p = 13
=> X là nhôm : Al
1/ Nguyên tử của một nguyên tố X có tổ g số hạt là 52 trong đó số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 16. Xác định tên nguyên tử
2/ Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt là 18 trong đó số hạt mang điện tích gấp đôi số hạt không mang điện tichu. Xác định tên nguyên tố
Nếu tổng số hạt < 60 có thể áp dụng công thức tính nhanh như sau: Số hạt proton = số điện tích hạt nhân = số electron = Z = [tổng/3] (phần nguyên tổng số hạt chia cho 3).
1/ Z = [52/3] = 17, 2Z - N = 16 suy ra N = 18, số khối A = Z + N = 35. Nguyên tố cần xác định là Clo.
2/ Z = [18/3] = 6, 2Z = 2N suy ra N = 6, số khối A = 12. Nguyên tố cần xác định là Cacbon.
Theo bài ra ta có :\(\left[{}\begin{matrix}p+e+n=52\\p=e\\\left(p+e\right)-n=16\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}2p+n=52\\p=e\\2p=16+n\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}16+n+n=52\\p=e\\2p=16+n\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}2n+16=52\\p=e\\2p=16+n\end{matrix}\right.=>\left[{}\begin{matrix}2n=36\\p=e\\2p=16+n\end{matrix}\right.=>n=18=>p=e=\dfrac{52-18}{2}=17\)Vậy X thuộc nguyên tố Clo (Cl)
Chúc bạn học tốt !!!
Ta có :\(\left[{}\begin{matrix}p+n+e=18\\p=e\\\left(p+e\right)=2n\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}2p+n=18\\p=e\\2p=2n\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}2n+n=18\\p=e\\p=n\end{matrix}\right.=>3p=18=>p=n=e=6\)Vậy Y thuộc ngto Cacbon(C)
Chúc bạn học tốt
nguyên tử nguyên tố x có tổng số hạt là 58, trong đó số hạt mang điện ở hạt nhân ít hơn hạt không mang điện là 1 hạt. xác định z, n, a và viết kí hiệu nguyên tử x
Gọi :
Số hạt proton = số hạt electron = p
Số hạt notron = n
Ta có : $2p + n= 58(1)$
Ở hạt nhân, hạt không mang điện là notron, hạt mang điện là proton
Suy ra: $n - p = 1(2)$
Từ (1)(2) suy ra p = 19 ; n = 20
A = p + n = 39
KHHH : K