Tác giả bài đọc đã nhân hoá cây chuối mẹ bằng cách nào?
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Cây chuối trong bài văn trên được tà theo trình tự nào? Em còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa?
b) Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa?
c) Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối.
a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con → cây chuối to → cây chuối mẹ.
Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
b) Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác thấy hình dáng của cây, lá, hoa..
Cũng còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.
Ví dụ: Tả độ trơn bóng của thân bằng xúc giác, tả tiếng khua tàu lá khi gió thổi bằng thính giác, tả vị chát, vị ngọt của quả bằng vị giác, tả mùi thơm của quả chín bằng khứu giác.
c) Các hình ảnh so sánh, nhân hoá:
- Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác / Các tàu lá ngả ra... như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.
- Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc / Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cày chuối mẹ mập tròn, rụt lại / Vài chiếc lá... / Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa... / Lẽ nào nó đành để mặc... để giập một hai đứa con sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa...
Đọc thầm và làm bài tập.
Cây chuối mẹ
Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.
Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.
Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.
Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?
Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.
Phạm Đình Ân
Dựa vào nội dung bài, khoanh vào câu trả lời đúng
Cây chuối con được tác giả tả như thế nào ?
A. Mới ngày nào là cây chuối con với tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm.
B. Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời.
C. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.
Tác giả tả cây chuối mẹ theo trình tự nào? Tìm ý đúng.
a) Tả từng bộ phận của cây chuối mẹ trong một thời điểm.
b) Tả sự phát triển của cây chuối mẹ theo thời gian.
c) Tả sự phát triển của những cây chuối con theo thời gian.
d) Tả cây chuối mẹ nghiêng sang một phía để buồng chuối không đề giập chuối con.
C. Tả sự phát triển của những cây chuối con theo thời gian.
Đọc khổ thơ sau: Hạt mưa tinh nghịch lắm Thi cùng với ông sấm Gõ thùng như trẻ con Ào ào trên mái tôn. a, Trong khổ thơ trên, những vật nào được nhân hoá? b, Tác giả áp dụng cách nhân hoá nào?
Những nv đc nhân hoá:
Hạt mưa
Sấm
Tác giả đã s/d cách nhân hoá:
Lấy hđ tính chất con người để chỉ hđ tính chất sự vật
Lấy những từ để gọi con người gọi sự vật.
HT
a) Trong khổ thơ trên, những vật nào được nhân hoá ?
Hạt mưa
Sấm
b) Tác giả áp dụng cách nhân hoá nào ?
Lấy hoạt động tính chất con người để chỉ hoạt động tính chất sự vật
Lấy những từ để gọi con người gọi sự vật.
Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã sử dụng cách nào để nhân hoá cây tre? Tìm ý đúng:
Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mãi chùa cổ kính... Dưới bóng tre xanh, người dân cây Việt Nam dụng nhà, dụng của, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người hàng nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
a) Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
b) Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người
c) Nói với sự vật như nói với người.
Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người để nhân hóa cây tre.
Những đặc điểm nào cho thấy cây chuối đã trở thành một cây chuối mẹ? Tìm các ý đúng:
a) Thân cây to bằng cột nhà, tàu lá như những cái quạt lớn.
b) Xung quanh cây chuối ấy mọc lên dăm cây chuỗi bé.
c) Chuối đã ra hoa, hoa ngày càng to.
d) Chuối đã làm buồng, ra nải.
Các ý đúng:
a) Thân cây to bằng cột nhà, tàu lá như những cái quạt lớn.
b) Xung quanh cây chuối ấy mọc lên dăm cây chuỗi bé.
c) Chuối đã ra hoa, hoa ngày càng to.
Chọn đáp án:
A. Thân cây to bằng cột nhà, tàu lá như những cái quạt lớn.
B. Xung quanh cây chuối ấy mọc lên dăm cây chuối bé.
C. Chuối đã ra hoa, hoa ngày càng to.
Bài tập 1 : Trong mỗi câu sau đây, những sự vật nào được nhân hoá ? Chúng được nhân hoá bằng cách nào ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá trong các câu văn.
a) Con đê quê tôi đã phơi mình ra cần cù hàng ngàn năm mà không hề mệt mỏi.
b) Cỏ may sao lưu luyến bước chân người như vậy ? Hẳn là cỏ may đứng mãi ở chân đê nên muốn theo người về nhà sưởi ấm, ăn bắp ngô non nướng thơm lừng quanh bếp hay một nồi rang hạt dẻ bùi.
c) Xưa, dân tộc Mông vốn sống du cư và khèn chính là người bạn làm vui cho cảnh đời rong ruổi.
Bài tập 2. Đọc các câu dưới đây và cho biết:
– Câu nào sử dụng biện pháp so sánh ?
– Câu nào sử dụng biện pháp nhân hoá ?
– Câu nào sử dụng cả 2 biện pháp so sánh và nhân hoá ?
a) Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy.
b) Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả.
c) Những quá nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.
Bài tập 1
Bài tập 2 Câu a : sử dụng biện pháp so sánh ; câu b : sử dụng cả hai biện pháp so sánh và nhân hoá ; câu c : sử dụng biện pháp nhân hoá.
Đọc bài thơ Đồng hồ báo thức và trả lời các câu hỏi:
a) Các nhân vật nào trong bài thơ được nhân hoá ?
b) Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách nào ?
c) Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?
a) Trong bài thơ trên các nhân vật sau đây được nhân hoá : bác kim giờ, anh kim phút, bé kim giây.
b) Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách gọi là bác, là anh, là bé.
c) Em thích nhất hình ảnh :
"Bé kim giây tinh nghịch Chạy vút lên trước hàng"
Vì hình ảnh này đã tả chiếc kim giây thật hay : nó vừa nhỏ bé, mảnh mai vừa chạy nhanh trên mặt đồng hồ tựa như một cậu bé rất nhanh nhẹn và tinh nghịch.
tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh bằng từ ngữ nước biển lam biếc, đậm đa, cây xanh mượt , cát vàng giòn, .... qua cách miêu tả đó em hình dung nước biển , cây và cat như thế nào
Một sự sống đang vươn lên mạnh mẽ :
- Ngày: trong trẻo, sáng sủa
- Bầu trời : trong sáng
- Cây cối : xanh mượt ... Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt,nướcbiển lại lam biếc,đậm đà hơn hết cả mọi khi,và cát lại vàng giòn hơn nữa.